Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam" doc (Trang 26)

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty

1.Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Đơn vị: % Thời kỳ Năm Nhóm hàng 8890 9196 9799 1999 2000 2005 2010 A. Tổng KNXK 46.038.358 53.358.458 63.705.593 40.058.647 40 100 200 Tỷ trọng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1 Rau quả tươi 17,4% 9,2% 3,43 2,6 0 15 40

Kim ngạch XK - - - - 4 15 40 2 Rau quả hộp Thời kỳ Năm Nhóm hàng 8890 9196 9799 1999 2000 2005 2010 Tỷ trọng 25,6% 38,24% 33,86 28 32,5 40 40 Kim ngạch XK - - - - 14 40 80 3 Rau quả hộp Tỷ trọng 16,1% 15,9% 14,8 10,6 15 20 20 Kim ngạch XK - - - - 6 20 40 4 Loại khác 10,8% 32,9% 47,8 58,8 42,5 25 20 B .Tổng khối lượng xuất khẩu (tấn) 1 Rau quả tươi - - - - 13.000 50.000 130.000 2 Rau quả hộp - - - - 18.000 57.000 120.000 3 Rau quả hộp - - - - 10.000 33.000 68.000 4 Loại khác - - - - 16.000 20.000 32.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam)

Qua bảng ta có thể thấy việc phát triển của ngành rau quả chưa đáp ứng

được yêu cầu xuất khẩu và chưa tương xứng với nhiệm vụ của một Tổng công ty chuyên ngành trong nước.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt hàng rau quả chiếm tỷ lệ tương đối cao đặc biệt trong thời kỳ 1988−1990 là 80,2% tỷ trọng xuất khẩu của Tổng công ty nhưng lại giảm rất mạnh trong thời kỳ sau cụ thể là : 1991−1996 chiếm 67,1% giảm so với thời kỳ trước là 13,1% thời kỳ 1997−1998 chiếm 52,25% và dến năm 1999 giảm còn 41,2% giảm so với thời kỳ 1988−1990 là 39%. Nhưng lại có xu hướng tăng trở lại 58,5% trong năm 2000 và 75% năm 2005 và đến năm 2010 chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.

Trong đó mặt hảng rau quả hộp chiếm tỷ trọng cao nhất trong mặt hàng rau quả nhưng cũng không ổn định, đặc biệt là trong năm 1999 tỷ trọng của rau quả hộp giảm xuống còn 28%so với 32,4% năm 2000 và 38.24% thời kỳ

1991−1996 và 33.86% thời kỳ 97−98. Mặt hàng rau quả sấy muối giảm nhẹ

qua các thời kỳ. Năm 1999 chiếm 10,6% là năm thấp nhất từ trước tới nay. Rau quả tươi giảm nhanh chóng trong tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty. Nếu như thời kỳ 1988−1990 chiếm tỷ trọng 21,1% thì đến năm 19999 tỷ lệ này là 0% tức là không còn khả năng xuất khẩu nữa. Nguyên nhân chính của việc giảm tỷ lệ xuất khẩu hàng rau quả trong thời gian qua đặc biệt là năm 1999 của Tổng công ty rau quả Việt nam là sự không ổn định tại các thị trường chính của mặt hàng này là: Nga, Nhật, Mỹ, Trung quốc. Với những thị trường ở xa có nhu cầu lớn thì Tổng công ty lại không có khả năng đáp

ứng do vấn đề công nghệ bảo quản lạc hậu cũ kỹ không đáp ứng được yêu cầu bảo quản trong thời gian vận chuyển lâu dài. Thứ đến là do công tác tạo nguồn hàng của Tổng công ty trong những năm qua gặp không ít khó khăn. Với nguồn hàng nội bộ của Tổng công ty thì gặp phải thất thu lớn do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, đặc biệt là do hiện tượng Elnino làm cho nhiệt độ trung bình tăng cao, làm cho năng suất, chất lượng của các loại cây ăn quả giảm sút lớn như nhãn, vải, cam, quýt, dừa do đó không đáp ứng

đủ nguyên liệu để chế biến rau quả hộp xuất khẩu. Đối với nguồn hàng bên ngoài thì giá cả lại tăng cao làm giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao khiến cho công tác xuất khẩu gặp khó khăn do cạnh tranh kém. Ví dụ giá vải đóng hộp của Thái Lan nhập về thấp hơn vải hộp sản xuất trong nước để xuất do đó không thể cạnh tranh nổi.

Để có thể làm rõ ràng hơn về mặt hàng xuất khẩu rau quả trong thời gian qua ta có thể xem xét trong vài năm trở lại đây. Trong thời kỳ này các nhóm hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty rau quả Việt nam là rau quả

tươi, rau quả hộp, rau quả sấy muối, gia vị nông sản thực phẩm chế biến và các hàng hoá khác.

Bảng 10: Tỷ trọng hàng xuất khẩu thời kỳ 19992002. Đơn vị USD. 1999 2000 2001 2002 Mặt hàng KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) 1. Rau quả hộp 7.204.619 36,53 7.259.575,23 31,67 5.879789 28,0 7.272 32,5 2. Rau quả sấy muối 2.949.772 14,96 3.360.811,34 14,66 2.30.002 10,6 6 15,0 3. Rau quả tươi 679.600 3,45 782.467,77 3,41 545.798 2,6 4 10 4. Rau quảđông lạnh 30.216,35 0,15 16.986 0,08 - - - - 5. Nông sản chế biến 4.451.320 22,57 5.539.997,8 24,17 6.876.362 23,65 617 42,5 6. Gia vị 3.661.048 18,56 3.948.176 17,22 4.865.123 23,1 - - 7. Hàng hoá khác 746.128 3,78 2.016.123 8,79 661.538 3,14 - - Tổng 19.722.745 100 22.924.201 100 21.058.642 100 40.000.000 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam)

Từ bảng số liệu ta nhận thấy rằng:

+ Mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Tổng công ty là rau quả hộp giá trị xuất khẩu luôn đứng dầu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm 1999, 2000, 2001, 2002 với giá trị xuất khẩu trong cả kỳ là 34.373.565 USD chiếm hơn 32% tổng giá trị

xuất khẩu trong cả kỳ. Tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu này không ổn định có xu hướng giảm dần từ năm 1999−2001 và tăng đột biến vào năm 2002 với kim ngạch xuất khẩu đạt 14 triệu USD chiếm 32,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Nguyên nhân giảm từ năm 1999−2001 là do mặt hàng này

của Tổng công ty bị ép giá rất mạnh trên thị trường thế giới do khả năng cạnh tranh kém, giá thành cao so với sản phẩm cùng loại của thế giới và khu vực nhất là của Thái Lan. Ta có thể thấy năm 1999 mặt hàng này chiếm tỷ trọng 36,53% đến năm 2000 giảm xuống 31,67% và năm 2001 chỉ còn 28%. Tuy nhiên năm 2002 do có sự đầu tư đổi mới và công nghệ chế biến đa dạng hoá chủng loại nên Tổng công ty đã thu được thành quả cao trong mặt hàng này.

+ Mặt hàng rau quả sấy muối: là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu

đứng thứ 4 sau mặt hàng rau quả hộp, hàng nông sản và thực phẩm chế biến, gia vị nhưng đứng thứ hai trong nhóm hàng rau quả sau rau quả hộp với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1999−2001 là 8.540.585 USD chiếm 13,36%, năm 2002 đạt 6 triệu USD chiếm 15%. Trong thời kỳ 1999−2001 mặc dù là mặt hàng truyền thống của Tổng công ty nhưng đang giảm dần: 1999 chiếm tỷ lệ

14,96%; 19998 là 14,66% và năm 2001 còn 10,6% nhưng đến năm 2002 thì lại tăng trở lại và chiếm 15% giá trị kim ngạch xuất khẩu.

+ Mặt hàng rau quả tươi là mặt hàng truyền thống của Tổng công ty nhưng kim ngạch xuất khẩu không ổn định trong những năm gần đây. Mặt hàng rau quả tươi là mặt hàng đứng thứ 5 trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty và đứng thứ 3 trong những mặt hàng rau quả sau rau quả hộp và rau quả sấy muối với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1999−2001 là 2.007.865 USD chiếm tỷ trọng 3,15%. Năm 2002 đạt kim ngạch xuất khẩu 4 triệu USD chiếm tỷ trọng 10% đây là một bước tăng đột biến của giai đoạn này. Hiện nay thị trường xuất khẩu rau quả tươi là Nga không ổn định, công tác bảo quản sau thu hoạch còn kém tuy đã có đầu tư cải tiến cơ sở vật chất để đảm bảo công tác xuất khẩu tươi đang được cải thiện nhưng vẫn còn lạc hậu.

+ Rau quả đông lạnh: là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch thấp nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1999−2001 là 47.196,35USD chiếm tỷ trọng 0,07%. Điều này có thể

giải thích là do khả năng cạnh tranh của mặt hàng này kém trên thị trường Quốc tế bởi công nghệ làm đông lạnh rau qủa của nước ta còn rất lạc hậu so

với công nghệ bảo quản của các nước phát triển cho nên mặt hàng rau quả đông lạnh không còn khả năng xuất khẩu trong năm 2001. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho Tổng công ty.

+ Mặt hàng gia vị bao gồm các loại: quế, hoa hồi, hạt tiêu, riềng bột, ớt bột với kim ngạch xuất khẩu 12.474.353 USD chiếm 19,58 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thời kỳ 1999−2001. Ngược lại với các mặt hàng trên, mặc dù sản lượng xuất khẩu có giảm, cụ thể sản lượng xuất khẩu năm 1999 là 1.535.525 tấn và sản lượng xuất khẩu năm 2001 là 14999.971 tấn nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng cụ thể năm 1999 là 3.361.048 USD, năm 2001 là 4.465.129,73 USD tăng 32,89%. Và năm 2002 thì tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu về giá trị. Điều đó chứng tỏ giá cả xuất khẩu hàng gia vị

trên thị trường Quốc tế có xu hướng tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để

Tổng công ty tăng cường xuất khẩu trong những năm sau.

+ Nông sản và thực phẩm chế biến là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá cao sau mặt hàng rau quả hộp của Tổng công ty với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1999−2001 là 16.867.661,7 USD chiếm 26.48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Riêng năm 2002 mặt hàng nông sản chế biến và gia vị đạt 17 triệu USD với khối lượng 16 nghìn tấn.

+ Hàng hoá khác: trong thời kỳ 1999−2001 đạt 3.423.789,8 USD chiếm 5,37% kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy hai mặt hàng trên không phải là lĩnh vực chuyên ngành của Tổng công ty nhưng để kim ngạch xuất khẩu như vậy cũng thể hiện sự năng động trong kinh doanh của Tổng công ty, sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng sao cho phù hợp với thị trường thế giới.

Nói tóm lại, tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1999−2001 đạt 106.705.593 USD chia theo cơ cấu nhóm hàng như sau:

Hàng rau quả xuất khẩu: 43.443.566 USD chiếm tỷ trọng 68.19%

Hàng nông sản thực phẩm chế biến đạt 16.867.661 USD chiếm 26.48%.

Hàng hoá khác 3.423.789,8 USD chiếm 5,33%. Những chỉ tiêu trên của năm 2002 như sau:

Hàng rau quả xuất khẩu 24 triệu USD chiếm 57,5%.

Hàng nông sản thực phẩm chế biến đạt 17 triệu USD chiếm 42,5%.

Hàng hoá khác

Sơđồ 1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thời kỳ 19992001.

Sau đây ta có thể tham khảo thêm bảng số liệu dưới đây để thấy được xu thế phát triển cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty năm 2002. Bảng 11 : Cơ cấu sản phẩm rau quả chế biến năm 2002. Tổng khối lượng TT Loại sản phẩm Tấn Tỷ lệ Xuất khẩu (tấn) Nội tiêu (tấn) Tổng số 250.000(100%) 100% 140.000(56%) 11.000(44%) 1 Đồ hộp rau quả 85.000 34% 60.000 25.000 − Quảđóng hộp 58.000 - 45.000 13.000 − Rau đóng hộp 27.000 - 15.000 12.000 68,19% 5,33% 26,48% Hμng n«ng s¶n TP chÕ biÕn Hμng ho¸ kh¸c

2 Nước giải khát 110.000 44% 30.000 80.000 3 Sản phẩm cô đặc 25.000 10% 25.000 - Tổng khối lượng TT Loại sản phẩm Tấn Tỷ lệ Xuất khẩu (tấn) Nội tiêu (tấn) − Cà chua cô đặc 5.000 - 5.000 - − Nước quả cô đặc 19.000 - 19.000 - − Pune quả 1.000 - 1.000 - 4 Sản phẩm dông lạnh 5.000 2% 5.000 - 5 Rau quả sấy chiên 10.000 4% 7.000 3.000 6 Rau quả muối 10.000 4% 8.000 2.000 7 Sản phẩm khác 5.000 2% 5.000 -

(Nguồn: Báo cáo tỷ trọng sản xuất công nghiệp của Tổng công ty 2002)

Để đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho xuất khẩu và phục vụ nội tiêu, Tổng công ty đã đưa ra kế hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quảđến năm 2010 với các chỉ tiêu như trên. Để đạt được mục tiêu nói trên Tổng công ty ngoài việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy xí nghiệp hiện

đại tại các đơn vị trực thuộc, Tổng công ty sẽ rất chú trọng đến hoạt động liên doanh, liên kết với các tỉnh thành có tiềm năng rau quả để xây dựng các nhà máy mới. Đồng thời xây dựng một số nhà máy bao bì để chủ động cung cấp bao bì cho ngành, thoát khỏi tình trạng nhập khẩu và lệ thuộc vào bao bì nhập ngoại.

Bảng 12 : Phát triển các nhà máy chế biến rau quả tới năm 2002.

TT Nhà máy Công suất Ghi chú

1 Tổng số 30.000

1 NCN Đồng giao 20.000 Mở rộng và Xây dựng mới 2 NCN Lục ngạn 20.000 Xây dựng mới

3 NCN Kiên Giang 20.000 Xây dựng mới

4 Dona New Tower 20.000 Mở rộng và Xây dựng mới 5 Quảng Ngãi 20.000 Xây dựng mới trên cơ sởđã có 6 Cần Thơ 20.000 Xây dựng mới

TT Nhà máy Công

suất Ghi chú

7 Quảng Bình 15.000 Xây dựng mới 8 Vĩnh Phú 10.000 Nâng cấp, mở rộng

9 Hưng yên 10.000 Nâng cấp và DC cà chua cô đặc 10 Tân Bình (TP.HCM) 10.000 Nâng cấp, mở rộng

11 Duy Hải (TP.HCM) 10.000 Chuyển địa điểm, NC mở rộng 12 Sơm La 10.000 Xây dựng mới

13 Nha Trang 10.000 Xây dựng mới 14 Đồng Tháp 10.000 Xây dựng mới 15 Cửu Long 10.000 Xây dựng mới 16 Lào Cai 7.000 Xây dựng mới

17 Lạng Sơn 5.000 Xây dựng mới 18 Nam Hà 5.000 ĐT DT mới (LD với TQ) 19 Hà Nội 5.000 Nâng cấp 20 XĐ C.T3 (Đà Nẵng) 1.000 Mở rộng 21 XĐ C.T3 (Đà Nẵng) 1.000 Xây dựng mới 22 XĐ CNT (Châu Thành) 1.000 Mở rộng

Để đạt được công suất các nhà máy như trên, nhu cầu và tiến độ đầu tư

xây dựng là : Bảng 13: Dự kiến tổng đầu tư XDCB 22 nhà máy chế biến rau quả. Vốn đầu tư Công suất đạt Giai đoạn đầu tư Triệu đồng Tỷ lệ Tấn/năm Tỷ lệ Tổng số 1.364.500 100% 250.000 A. giai đoạn 1999−2001 429.000 31.4% 88.000 35% 1999 52.000 - - - 2000 119.500 - - - 2001 257.500 - - - B. Giai đoạn 2002−2005 625.500 45.9% 191.000 76%

C. Giai đoạn 2006−2010 310.000 22.7% 250.000 100% Về công nghiệp phụ trợ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nâng cấp và mở rộng nhà máy bao bì Hưng yên, xí nghiệp bao bì thành phố HCM, xây dựng mới một số nhà máy bao bì ở phía Bắc với công suất 100 triệu hộp/năm.

− Tại mỗi cảng sẽ xây dựng một cầu cảng cho tàu vào ăn hàng được thuận tiện tiêu chuẩn đảm bảo cho tàu 10.000 tấn có thể vào được. Trang bị

các phương tiện nâng chuyển hàng hoá như xe nâng, cần cẩu, xe chuyển. Về sản xuất:

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu về số lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu tươi cho xuất khẩu và nội tiêu phải tiến hành các vùng sản xuất.

− Để đảm bảo xuất khẩu tươi, sản phẩm phải tăng thêm 50−70% theo

đó quy mô sản xuất các loại rau quả cho xuất khẩu tươi là:

Bảng 14 : Quy mô sản xuất các loại rau quả cho xuất khẩu tươi.

Diện tích canh tác (ha) Sản lượng (tấn) Giai đoạn sản

xuất T.số rau Quả Hoa T.số Rau Quả

A. Năm 2002 2.175 355 630 160 20.000 10.000 10.000 B. Năm 2005 3.315 665 2300 300 80.000 20.000 60.000 C. Năm 2010 6.680 900 5180 500 200.000 30.000 170.000

Theo dự tính để cung cấp cho các nhà máy chế biến cần 550.000 tấn. Ngoài các loại: khoai tây, cà rốt, xoài, chôn chôm, dứa, nhãn, mơ ta, mận, táo ta có thể thu mua được còn hơn 10 loại rau quả khác Tổng công ty cần phải chủ động tạo nguồn nguyên liệu ở các vùng canh tác chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích yêu cầu phải là chuyên canh, 1/3 diện tích canh tác còn lại ở trong dân.

Diện tích canh tác (ha) Sản lượng (tấn) Giai đoạn T.số Rau Quả T.số Rau Quả A. Năm 2002 19.720 3.140 16.580 164.000 30.000 134.000 B. Năm 2005 29.570 5.900 23.670 350.000 50.000 300.000 C. Năm 2010 30.320 8.620 21.700 450.000 70.000 380.000 2. HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. 2.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.

Trong những năm qua tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trịđiều này đã tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam" doc (Trang 26)