Triển vọng xuất khẩu của thị trường xuất khẩu của thế giới đến năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam" doc (Trang 49 - 54)

I. Triển vọng phát triển xuất khẩu của Tổng công ty

1.Triển vọng xuất khẩu của thị trường xuất khẩu của thế giới đến năm

CỦA THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2010.

1.1. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TRONG THỜI GIAN QUA.

Hiện nay, trên thế giới diện tích trồng cây ăn quả khoảng 12 triệu ha, năng suất 30 - 35 tấn/ha, sản lượng đạt 430 triệu tấn, bình quân đầu người 69kg quả/năm (Pháp 191 kg, Nhật 160 kg). Diện tích trồng rau khoảng 25 triệu ha, năng suất 35 - 40 tấn/năm, sản lượng đạt 590 triệu tấn, bình quân đầu người 85kg rau/năm (riêng Châu Á đạt 90 kg). Về hoa và cây cảnh, năm 1998 sản lượng thế giới đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó 3 nước đứng hàng đầu (chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng toàn thế giới) là Nhật (3,736 tỷ USD), Hà Lan (3,558 tỷ USD) và Mỹ (3,270 tỷ USD). Trồng hoa, cây cảnh có giá trị

rất cao như Israen, với diện tích trồng hoa là 6.200 ha, hàng năm đã thu được 1,8 tỷ USD xuất khẩu.

Về năng suất, chất lượng: Do ứng dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật nên nhiều nước đã tạo ra được những giống cây trồng có chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh và có năng suất cao, ví dụ như

cam quýt có thể tới 80 tấn/ha, dứa 120 tấn/ha, cà chua 500 tấn/ha, đậu covert 40 tấn/ha.

Từ năm 1991 sau khi Liên xô sụp đổ, Tổng công ty đã mất đi một thị

trường lớn chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế

theo hướng tăng cường kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nói chung và của mặt hàng rau quả nói riêng.

Chỉ xét riêng tình hình một vài năm trở lại đây hoạt động xuất nhập khẩu rau quả có những điểm đáng chú ý sau:

Kim ngạch xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả liên quan mật thiết với số lượng

đơn vị sản phẩm xuất đi, theo chiều hướng những năm gần đây thị trường và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng do số lượng sản phẩm sản xuát ra ngày càng nhiều. Một số nước thường xuyên đẩy mạnh xuất khẩu và coi đây là thế

mạnh như: Trung quốc, Thái Lan, Hy lạp... Chất lượng mặt hàng rau quả:

Nhìn chung chất lượng mặt hàng rau quả ngày một tăng. Điều này có thể được giải thích do có sự đầu tư vào công nghệ chế biến làm cho giá trị sản phẩm ngành công nghệ ngày càng cao, chất lượng ngày càng được đảm bảo với đúng bản chất tự nhiên của sản phẩm, công nghệ bảo quản giúp tuổi thọ, thời hạn tiêu dùng của sản phẩm ngành công nghiệp dài hơn. Ngoài ra việc

đầu tư nghiên cứu ngay từ khâu đầu đó là chọn, xử lý lai tạo các giống cây làm cho năng suất, chất lượng của nguyên liệu cũng được đảm bảo đáng kể.

Tình hình giá cả:

Với mặt hàng rau quả giá cả phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm thị

hiếu và cung cầu trên thị trường. Trong những năm gần đây giá cả mặt hàng rau quả có xu hướng tăng chút ít do có sự chuyển đổi về cơ câú mặt hàng từ

chỗ tươi chiếm xu thế nay tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến đang được nâng cao cùng với việc nâng cao giá trị cuả sản phẩm thì giá cả cũng tăng theo.

Các nước xuất nhập khẩu chính.

Tuỳ theo điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia mà họ có ưu thế về sản xuất từng loại mặt hàng có những nước do điều kiện tự nhiên thuận lợi họ sản xuất được nhiều rau quả và trở thành nước xuất khẩu, ngược lại có những

nước do điều kiện tự nhiên không ưu đãi hoặc vì lý do khác mà không thể sản xuất đủ rau quảđểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng và trở thành người nhập khẩu.

Thị trường nhập khẩu chính.

Các nước SNG là thị trường có nhu cầu lớn về số lượng, yêu cầu về

thành phẩm lại không quá khắt khe như các nước Tây Âu. Đây vẫn là thị

trường truyền thống về mặt hàng rau quả. Chúng ta tham gia vào thị trường này chủ yếu là để thực hiện trả nợ theo nghịđịnh thư giữa hai chính phủ. Các nước EU là thị trường có thị hiếu cao, đời sống kinh tế phát triển đòi hỏi mặt hàng rau quả phải đảm bảo về chất lượng, phong phú về chủng loại.

Các thị trường khác ( Trung Đông, Nam Mỹ, Tây Á, Bắc Phi, Đông Nam Á..) Các thị trường này so với các thị trường trên có kim ngạch không nhỏ, yêu cầu lại không quá khắt khe nhưng phải đảm bảo các yếu tố mang bản sắc của họ.

Các Nước xuất khẩu chính.

Trung Quốc là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới với sản phẩm chủ lực là: Quýt, đào, dứa, lê, và thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU,

Đức,.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Nước ở khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ La Tinh . .. .

1.2. KHẢ NĂNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚI.

Cung − Cầu.

Cùng với sự đa dạng về sản xuất, xuất khẩu rau quả thì thị trường rau quả Thế giới ngày càng được mở rộng do xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế Thế giới tạo nên. Đời sống kinh tế Thế giới nói chung ngày càng được cải thiện và nhu cầu của loài người ngày càng cao làm xuất hiện, gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô của nhà cung ứng. Ta có thể phân tích qua tình hình cung cầu của mặt hàng rau quả lớn nhất Thế giới trong năm qua như

Trung Quốc là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất Thế giới. Trong năm 2000/2002 xuất khẩu quýt đóng hộp của nước này tăng 13,5% so với năm 1998/1999. Nhật Bản là nước nhập khẩu chính với mức tăng 44,2%.

Xuất khẩu sang Mỹ thị trường lớn thứ hai đối với quýt đóng hộp tăng 9%. Trong khi đó tăng trưởng của mặt hàng này sang EU chậm lại, trong đó xuất khẩu sang Anh tăng 70,2%.

Trong năm 2000/2002 xuất khẩu dứa đóng hộp đã tăng gấp đôi sang

Đức, Mỹ tăng 3lần, Anh tăng 46%, Hà Lan 75%, Hồng Kông 46%, các Vương Quốc Ả Rập thống nhất 47%. Bảng 18: Số liệu về xuất khẩu hoa quả đóng hộp của Trung Quốc (ĐVT: Nghìn Tấn) Mặt hàng Năm 1997/1998 Năm 1998/1999 Năm 2000/2002 Quýt (48/11ounce) 5.349,6 6.629,8 7.524,2 Đào (29/21/23/) 1.859,3 1.656,1 1.661,6 Dứa (24/25) 766,5 1.441,1 3.883,9 Lê (24/21/25) 207,9 327,1 167,2 ( Theo nguồn: Tạp chí TM 9/2002)

Thị trường hoa quả đóng hộp của Thế giới: Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ, trong những năm 2000/2002, sản xuất đào đóng hộp tại EU sẽ

tăng 18% so với năm trước đạt 608,400 tấn. Tại Hy Lạp nước sản xuất đào

đóng hộp lớn nhất thế giới đạt 360.000 tấn tăng 25%, Mỹ ước đạt 362.000 tấn.

Tuy nhiên, xuất khẩu đào đóng hộp thế giới năm 2000/2002 giảm 3%

đạt 498.800 tấn do EU thiếu nguồn chế biến và giá thành phẩm cao.

Sản xuất hoa quả tổng hợp đóng hộp ( đào, mơ, lê) tại EU năm 2000/2002 giảm 3% còn 96.600 tấn, xuất khẩu giảm còn 88.500 tấn. Sản xuất tại Nam bán cầu trong năm 1998/1999 đã tăng 8% đạt 75.500 tấn tuy nhiên xuất khẩu giảm 14% còn 53.500 tấn.

Sản xuất lê đóng hộp Thế giới năm 1998/1999 đạt 193.400 tấn theo dự

báo sản xuất mặt hàng năm 2002/2003 tại Bắc Bán Cầu giảm 15% còn khoảng 107.400 tấn. Năm 2000/2002 xuất khẩu lê đóng hộp của ITALIA giảm 7% còn 40.000 tấn, xuất khẩu của Tây Ban Nha và Pháp tăng ứng 9% và 66%. Sản xuất mơ đóng hộp thế giới năm 1998/1999 giảm 6% đạt 67.200 tấn. Dự báo trong năm 2002/2003 sản xuất mơ tại Hy Lạp sẽ tăng 90% (15.600 tấn) xuất khẩu mơ tại Bắc Bán Cầu sã tăng 28% ( đạt 24.000 tấn). Bảng 19: Xuất khẩu mơ và lê đóng hộp của Thế giới Đơn vị: 1000 tấn Khu vực Mặt hàng 97/98 99/2000 2001/2002 Đào 383,8 382,3 457,1 Mơ 18,3 18,8 24,0 Lê 57,6 57,0 57,0 Bắc bán cầu Đồ hộp tổng hợp 84,4 89,5 88,0 Đào 124,2 116,5 Mơ 30,8 38,8 Lê 58.0 48,0 Nam bán cầu Đồ hộp tổng hợp 62,2 53,5

(Nguồn: Tạp chí Ngoại thương tháng 9/2002)

Qua một số điểm phân tích trên ta thấy thị trường rau quả ngày càng

được mở rộng, cơ cấu xuất khẩu rau quả ngày càng có những thay đổi lớn về

chủng loại, cơ cấu sản phẩm từ chỗ mặt hàng rau quả tươi chiếm ưu thế sang rau quả ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Tỷ trọng xuất khẩu rau quả chế biến ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu của Thế giới nói chung và của các quốc gia nói riêng. Do sản xuất

rau quả là sản phẩm mang tính thời vụ, đặc điểm dễ biến chất của rau quả cho nên để giữ được độ tươi ngon, tinh chất của rau quả, đảm bảo cho việc xuất khẩu quanh năm thì làm tốt công tác bảo quản, rau quả chế biến như rau quả đông lạnh, rau quả hộp, rau quả sấy muối... là một phương pháp bảo quản tốt nhất mặc dù chỉ trong thời gian ngắn và rau quả chế biến trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mỗi quốc gia nói riêng và của Thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam" doc (Trang 49 - 54)