Phần đóng góp của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” pdf (Trang 38 - 40)

II- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

3. Phần đóng góp của các doanh nghiệp

Sự hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều, nhân lực còn mỏng, đầu tư trang thiết bị còn hạn chế, thương hiệu chưa có bản sắc riêng là 4 lý do cản trở tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt nam vẫn cố gắng nâng cao sức cạnh tranh thông qua quá trình cổ phần hoá, đầu tư trang thiết bị máy

móc, dây chuyền công nghệ; đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo lao động nhằm đáp ứng được các nhu cầu trong nước cũng như cung cấp cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt nam, hạn chế nhập khẩu tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo được niềm tin của các nhà đầu tư khi

đến Việt nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngày càng phát triển góp phần thu ngân sách của Nhà nước. Các hoạt động tiếp xúc, giao lưu để tiến gần hơn tới các cơ hội đầu tư đang được tiến hành mạnh mẽ. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay các tập đoàn đa quốc gia có gần 300 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt nam với tổng vốn pháp định đăng ký của bên nước ngoài là hơn 5 tỷ USD, chiếm khoảng 80% tổng vốn pháp định của tất cả các dự án đầu tư. Trong số gần 100 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam có 81 tập đoàn đứng trong danh sách Global 500 của Tạp chí Fortune. Không thể phủ nhận đây là nguồn đầu tư quan trọng mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút.

Bên cạnh đó, sự đóng góp không nhỏ của một bộ phận doanh nhân là những Việt Kiều yêu nước. Cho đến nay đã có 610 dự án của Việt Kiều đầu tư tại Việt nam theo Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký khoảng 500 triệu USD và 850 tỷ đồng.

Như vậy có thể nói việc đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội trong quá trình thực hiện chính sách thu hút đầu tư đã dần đưa đất nước ngày một phồn vinh, tiến vào thời kỳ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.

Vị thế của một quốc gia, uy tín của một đất nước trước hết và cơ bản được

đo bằng những đóng góp vào phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Các chỉ số

cho thấy giá trị xuất khẩu của Việt nam so với năm 1992 đã lớn hơn 6,47 lần, hay tính chi li hơn là đã tăng 547,4%. Trong 13 năm, từ 1991 đến 2002, kinh tế

nam đã có những bước tiến thần kỳ, nhưng quả thực đây là sự tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)