TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” pdf (Trang 25 - 30)

VÀO VIỆT NAM

Có thể nói Việt nam sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đưa nền kinh tế tiến lên và không ngừng phát triển, bắt kịp với các nước láng giềng trong khu vực và sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Bên cạnh những chuyển biến đáng kể của thời kỳ đổi mới đất nước phải nói đến việc thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài từ đó các nền công nghiệp, dịch vụ

bắt đầu phát triển, hội nhập khu vực, đất nước thoát khỏi sự cấm vận kinh tế,

được cộng đồng Quốc tế nối lại nguồn vốn ODA … đưa đất nước tiến vào thời kỳ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một trong những thành công lớn của sự nghiệp đổi mới là sự không ngừng hoàn thiện tư duy kinh tế. Những chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chính sách mở cửa, chủ động hội nhập Quốc tế có hiệu quả đã và đang tạo ra các động lực kinh tế. Đi đôi với việc củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh, Nhà nước đề cao, khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với phương châm “Việt nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế

giới vì hoà bình, bình đẳng và cùng phát triển” đã tạo nên không khí an bình và trong lành cho môi trường đầu tư ở Việt nam.

1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua ngoài thời gian qua

1.1. Thuận lợi:

Một nước có môi trường đầu tư tốt thực chất là nơi có nhiều yếu tố đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện được mục đích của mình. Đối với chúng ta hiện nay

đang có nhiều lợi thế trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trên mọi lĩnh vực, đồng thời với sự nỗ lực của Chính Phủ, các Bộ, Ngành liên quan đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt nam. Điều này thể hiện qua những khó khăn và thuận lợi sau:

Việt nam có lợi thế về một tình hình chính trị ổn định, môi trường đầu tư

tốt, hơn thế nữa Việt nam có một vị trí thuận lợi tại Đông Nam Á và tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên.

1.1.2. Thị trường lao động

•...Vi

ệt Nam là nước có lực lượng lao động rất dồi dào về số lượng, đa dạng cũng như giá nhân công thấp, có trình độ học vấn trung bình tương đối cao, có nhiều khả năng tiếp thu các kiến thức tiên tiến. Trong điều kiện trình độ có nền sản xuất (kể cả các cơ sở sản xuất trong nước cũng như các cơ sở có vốn FDI) như

hiện nay thì về mặt cơ bản người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu và có mặt bằng tiền lương tương đối thấp. Cộng thêm đó, Việt Nam ít có đình công, bãi công tự do, đồng thời là một thị trường tiêu thụ 75 triệu dân và là nước nằm trong khu vực phát triển nóng. Chính điều này đang trở thành một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà FDI.

1.1.3. Tham gia vào các quá trình hội nhập

Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt nam tiếp tục phát triển, việc triển khai Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo thêm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư

nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất để hướng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Xu hướng toàn cầu hoá tiếp tục mở rộng, cuộc cách mạng công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với việc đẩy nhanh vòng đàm phán gia nhập WTO sẽ tạo ra những cơ hội mới để Việt nam tham gia có hiệu quả vào phân công lao

động Quốc tế và tận dụng sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - đầu tư của các nước công nghiệp phát triển.

Hơn nữa việc tham gia vào quá trình hội nhập đầu tư Quốc tế, gia nhập AFTA, ký các hiệp định khung và bảo hộ đầu tư với với các nước nhằm tăng cường khả năng mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Tham gia các diễn đàn doanh

nghiệp và tổ chức nhiều đoàn vận động đầu tư tại các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật …

1.2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, Việt nam vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn:

1.2.1. Tác động bên ngoài

- Sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực gia tăng mạnh mẽ, nhất là sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước ASEAN, trong khi tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển nói chung, vào khu vực ASEAN giảm mạnh. Cạnh tranh của Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc gia nhập vào WTO vào tháng 11-2001

- Những nền kinh tế có mức đầu tư nước ngoài lớn vào Việt nam như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc những năm qua gặp nhiều khó khăn nên sẽ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư nước ngoài của Mỹ và EU chưa

đáng kể tuy Hiệp định thương mại Việt Mỹđã có hiệu lực

- Sự phát triển chững lại của các nền kinh tế lớn, sự yếu kém của thị trường tài chính quốc tế và sự đi xuống của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu đã và đang tác động mạnh đến đầu tư thương mại quốc tế, do đó việc triển khai hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn.

- Đặc biệt trong thời gian vừa qua nền kinh tế Thế giới phải chịu ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) và chiến tranh tại Iraq, điều này phần nào sẽ gây khủng hoảng cho các nền kinh tế Châu Á kể từ khi bị cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ trong các năm 1997-1998. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2. Yếu tố trong nước

- Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là độ mở trong lĩnh vực thương mại dịch vụ còn hạn hẹp, liên quan đến các cam kết quốc tế.

- Các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài còn chưa đa dạng. Chi phí đầu vào (điện, nước, viễn thông, vận chuyển, dịch vụ cảng, thuế thu nhập cá nhân …) còn cao hơn các nước trong khu vực là giảm sức cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước.

2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay

Từ một nước nghèo nàn lạc hậu bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, Việt nam với quá trình phát triển và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:

Do các dự án đầu tư còn chậm vì số dự án chưa bắt đầu xây dựng cơ

bản còn chiếm tỷ lệ lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân do thủ tục cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm, chi phí đền bù cao, có dự án mất 2-3 năm mới hoàn thành thủ tục. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998 cùng với sự

kiện 11/9/2001, nên việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bị

chững lại, các dự án xin dừng hoặc giãn tiến độ triển khai tăng lên.

Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký chỉ đạt mức trung bình là 52%, trong khu vực, vì bình quân một dự án cần từ 4 đến 5 năm mới thực hiện đủ vốn đăng ký, đối với những dự án có quy mô lớn thì thời gian này còn kéo dài hơn, mà phần nhiều các dự án được cấp giấy phép từ năm 1995 trở lại đây. Mặt khác, chính sách về kinh doanh bất động sản của Việt Nam chưa rõ ràng cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng trong khu vực đã làm cho các chủ đầu tư không triển khai nhanh các dự án đã được cấp giấy phép.

Phần góp vốn pháp định của Việt Nam còn thấp, mới đạt 1.726 triệu USD, chiếm 14% vốn thực hiện và 23,7% vốn pháp định thực tế. Trong đó,

đối tác Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (chiếm khoảng 90%), còn lại là góp vốn bằng tài sản ngoài đất đai, thiết bị (chiếm 8%) và góp bằng tiền mặt cùng các phương tiện thanh toán khác (khoảng

2%).

Nguồn vốn vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 5.055 triệu USD, chiếm 41% vốn thực hiện, trong đó phần lớn là vay từ các công ty mẹ (4.510 triệu USD), còn lại là vay từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính quốc tế (515 triệu USD).

Số dự án đầu tư bị thu hồi giấy phép trước thời hạn tính đến tháng 8/2001 là 703 dự án (chiếm 4,5% tổng số dự án) với số vốn đăng ký là 9 tỷ

USD (chiếm 5% vốn đăng ký). Trên 75% số dự án này được cấp giấy phép trong thời kỳ đầu thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1988-1992) và phần lớn có quy mô nhỏ, 80% số này có vốn đăng ký dưới 10 triệu USD. Những nước và vùng lãnh thổ có dự án bị rút giấy phép nhiều nhất là Hồng Kông (27% số

dự án và 12% vốn đăng ký), Pháp và Australia (15% số dự án và 30% vốn

đăng ký)...

Nguyên nhân của việc các dự án bị rút giấy phép đầu tư là do đối tác nước ngoài không thực hiện đúng cam kết góp vốn, do biến động của thị

trường giá cả làm đảo lộn tính toán của các nhà đầu tư, do bên đối tác nước ngoài phá sản ở các nơi khác làm họ không có khả năng thực hiện dự án ở

Việt Nam, do biến động về thị trường và khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực nên các chủ đầu tư không dàn xếp được nguồn vốn cho dự án. Mặt khác, sự thiếu ổn định trong chính sách, những mâu thuẫn giữa đối tác nước ngoài với bên Việt Nam trong liên doanh cũng góp phần làm dự án không triển khai được.

Yếu tố cạnh tranh trong khu vực cũng rất gay gắt. Các nước trong khu vực đều hiểu được tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy việc cạnh tranh giữa các nước trong khu vực càng diễn ra quyết liệt hơn.

Từ những thực tế nêu trên, việc đưa ra các chính sách phù hợp, tạo thêm nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài là cả một quá trình nỗ lực của

Chính phủ, các Ban ngành cũng như các doanh nghiệp trong nước và doanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” pdf (Trang 25 - 30)