Quy trình và phương pháp tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại công

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kông” ppt (Trang 55 - 68)

công ty chứng khoán Mê Kông.

Phương pháp chung mà công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông áp dụng để tiến hành định giá doanh nghiệp cũng giống như các đơn vị cùng ngành khác đó chính là phương pháp giá trị tài sản ròng.

Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản hiện có tại doanh nghiệp Trước đây

Quy trình chung mà các tổ chức áp dụng để xác định giá trị doanh nghiệp là dựa trên nghị định 64 và thông tư 76 (Thông tư tài chính) thông tư 79 ( Thông tư hoạt động ) hướng dẫn thực hiện nghịđịnh 64

Hiện nay là nghị định 187 và thông tư 126 hướng dẫn thực hiện

Quy trình định giá doanh nghiệp mà công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông xây dựng dựa trên NĐ 187, và thông tư 126 hướng dẫn kèm theo

Nguyên tắc định giá

Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá mà người mua và người bán chấp nhận được.

Chỉ xác định giá trịđối với các tài sản đang dùng.

Định giá doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là để cổ phần hoá chứ không phải đểđánh giá tài sản đơn thuần.

Dùng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Công tác chuẩn bị cho việc xác định giá trị doanh nghiệp

Bước 1: Lập bộ hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp (cần có các tài liệu sau)

Công văn của doanh nghiệp cổ phần hoá đề nghị tổ chức thẩm tra và xác định giá trị doanh nghiệp.

Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp phụ lục 04 thông tư 126/2004/TT-BTC.

Báo cáo tài chính tính đến thời điểm kết thúc quý trước ngày doanh nghiệp có quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền.

Báo cáo quyết toán thuế có có xác nhận của cơ quan thuếđịa phương Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại công văn số 5155- BCN( từ biểu số 1-12b)

Bản hồ sơ chi tiết của những vấn đề vướng mắc đề nghị được xử lý khi xác định giá trị doanh nghiệp

Các tài liệu khác nếu có

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị các tài liệu để xuất trình khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm:

Biên bản kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt bản xác nhận số dư của từng ngân hàng.

Biên bản đánh giá của hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp đối với vật tư, hàng hoá không cần dùng, ứ đọng chờ thanh lý mà không tính vào giá trị doanh nghiệp.

Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ .

Các tài liệu liên quan đến nợ phải thu không có khả năng thu hồi , không tính vào giá trị doan nghiệp

Bước 2: Các chuyên viên thẩm định của Mê Kông tiến hành kiểm tra xem văn bản đã đúng và đầy đủ quy định không, kiểm tra tính cân đối giữa

các phụ lục những vấn đề vướng mắc ghi chép lại để làm việc với doanh nghiệp giúp bổ sung thêm tài liệu.

Bước 3: Nếu doanh nghiệp chưa có hồ sơ thì công ty Mê Kông cùng với doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên việc kiểm kê phân loại và đánh giá chất lượng của các tài sản.

Báo cáo tài chính: Doanh nghiệp lập ngay các báo cáo tài chính các quý trước ngày doanh nghiệp có quyết định cổ phần hoá bao gồm:

Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh Rà soát lại sự cân đối trong bảng cân đối kế toán

đối chiếu lại các số liệu giữa bảng cân đối kế toán với: các bảng kê chi tiết (Với từng tài khoản), các bảng giải trình số liệu do phía doanh nghiệp cung cấp đồng thời tiến hành xử lý các số liệu chênh lệch nếu có.

Báo cáo quyết toán thuế : Nếu doanh nghiệp chưa có báo cáo quyết toán thuế thì tại thời điểm đánh giá vẫn tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp nhưng phải ghi vào biên bản xác định giá trị doanh nghiệp: “khi có quyết toán thuế thì số liệu trong biên bản này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với quyết toán thuế”.

Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, phân loại tài sản đến thời điểm định giá: việc phân loại tài sản do doanh nghiệp tự thực hiện, nếu doanh nghiệp chưa phân loại chính xác thì các cán bộ của Mê Kông phải tiến hành tư vấn doanh nghiệp phân loại theo bốn nhóm sau:

Tài sản đang dùng

Tài sản không cần dùng Tài sản chờ thanh lý

Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi (nếu có)

Cán bộ định giá của Mê Kông sẽ cùng cán bộ của doanh nghiệp lập hồ sơ gồm các biểu theo quy định và ký biên bản với doanh nghiệp.

Khi tiến hành lập biên bản thì các vấn đề mà các cán bộ định giá của Mê Kông cần lưu ý là doanh nghiệp phải có các biểu mẫu theo quy định, các chuyên viên định giá sẽ phải rà soát lại các vấn đề tài chính đã xử lý theo thông tư 126 gồm có: xử lý tài sản, xử lý nợ phải thu khó đòi, xử lý các khoản nợ phải trả, các khoản nợ dự phòng và lãi chưa phân phối, tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài (số bằng tiền của quỹ khen thưởng phúc lợi, xử lý các số liệu chênh lệch)

Tổ chức thực hiện Bước 1: Nhân sự

Theo tính chất của từng doanh nghiệp (quy mô, tình hình tài chính…) mà công ty bố trí số lượng nhóm và số người tham gia vào mỗi nhóm. Người lãnh đạo công ty là người trực tiếp chỉ đạo các nhóm. Mỗi nhóm thường có một chuyên gia có chuyên môn của doanh nghiệp về tài sản định giá đi kèm.

Nhìn chung có thể xác định nhân sự theo sơđồ sau:

Bước 2: Tiến hành định giá doanh nghiệp. Xử lý các vấn đề tài chính.

Tìm hiểu các vấn đề tồn tại về tài chính của doanh nghiệp như: âm quỹ, lỗ, nợ khó đòi… Lãnh đạo công ty Phòng tư vấn phân tích Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc, phuơng tiện vận Nhóm 2: Máy móc thiết bị và tài sản cố định khác Nhóm3: Tài sản lưu động và công nợ.

Xem xét và tư vấn các biện pháp giải quyết những vướng mắc mà doanh nghiệp đưa ra: theo hướng dẫn của các thông tư và các văn bản có liên quan về cổ phần hoá. Đồng thời tham khảo ý kiến của chi cục tài chính doanh nghiệp.

Việc tiến hành kiểm kê tài sản sẽ tiến hành đồng thời với việc xác định giá trị tài sản.

Chỉ xác định giá trị tài sản đối với các tài sản đang dùng. Hơn nữa để tiết kiệm thời gian nên chỉ cần kiểm kê đối với các loại tài sản có giá trị lớn, tài sản chính trong dây chuyền sản xuất và tài sản có tính chất quyết định đối với doanh nghiệp.

Tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn.

Đất đai: tập hợp hồ sơ đất đai của doanh nghiệp bao gồm: hợp đồng thuê đất, sơ đồ mặt bằng, diện tích sử dụng, không sử dụng…Nếu như doanh nghiệp không có đầy đủ những giấy tờ xác minh quyền sử dụng đất, sơđồ mặt bằng, diện tích sử dụng…thì công ty chứng khoán Mê Kông yêu cầu doanh nghiệp tiến hành đánh giá thực trạng, vẽ phác hoạ mô hình và diện tích sử dụng, phải có xác nhận của cơ quan chủ quản là đúng hay sai, bên cạnh đó công ty chứng khoán Mê Kông cần có được đầy đủ giấy tờ, tài liệu xác minh về nguồn gốc đất đai của doanh nghiệp sau đó trình và xin ý kiến của sở tài nguyên môi trường.

Đối tượng đất được tính lợi thế vị trí địa lý:

Thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng.

Không vi phạm quy hoạch của thành phố Không có tranh chấp

Sử dụng hiệu quả.

đối với tài sản cố định đang dùng tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng đối chiếu xem lại giá trị sổ sách, khấu hao, việc trích lập khấu hao của doanh nghiệp có đúng với quy định hiện hành…

đối với nhà cửa vật kiến trúc đưa vào sử dụng trong 3 năm gần đây trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì giữ nguyên giá trị sổ sách.

đối với nhà cửa vật kiến trúc đưa vào sử dụng trong thời gian cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp quá 3 năm thì tiến hành xác định lại theo quy định.

Nguyên giá xác định lại = Đơn giá /1m2 xây dựng x Diện tích xây dựng. Giá trị còn lại = Nguyên giá xác định lại x Tỷ lệ % còn lại.

Tỷ lệ % còn lại xác định bằng cả 2 phương pháp kinh tế kỹ thuật và phương pháp thống kê kinh nghiệm căn cứ theo công văn số 1076/CV BXD liên ngành xây dựng nhà đất. Đối với việc xác định tỷ lệ % bằng phương pháp kinh tế kỹ thuật: kết cấu các bộ phận chính của nhà xây dựng được xác định theo quyết định 238/QĐ- BXD.

Trong 2 phương pháp xác định tỷ lệ % còn lại thì phương pháp thống kê kinh nghiệm hay được sử dụng vì tính đơn giản của nó. Tuy nhiên độ chính xác không cao. Thông thường người ta thường tính cả hai phương pháp sau đó so sánh kết quả. Nếu kết quả chênh lệch quá lớn thì sẽ được lấy theo phương pháp thống kê kinh nghiệm.

Đơn giá /1m2 xây dựng: căn cứ theo quyết định của từng địa phương Hồ sơ đi kèm: yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ kiến trúc, bản vẽ ban đầu. Nếu không có chuyên viên định giá của công ty chứng khoán sẽ cùng người đại diện của doanh nghiệp vẽ lại mặt bằng và yêu cầu doanh nghiệp ký đóng dấu.

Sau đó phải có bản đánh giá đối với từng nhà cửa vật kiến trúc khác nhau: với các nội dung sau: Các thông tin liên quan (năm sử dụng , diện tích sử dụng, nguyên giá, giá trị còn lại ...), Mô tả hiện trạng (mấy tầng, sàn, móng…), xác định tỷ lệ % còn lại.

Cuối cùng lập bảng tổng hợp nhà cửa, vật kiến trúc sau đó gửi bảng tổng hợp nhà cửa vật kiến trúc có kèm theo sơ đồ mặt bằng có kích thước và tỷ lệ rõ ràng lên sở xây dựng, sở chủ quản, chi cục TCDN… để xin ý kiến.

Đối với máy móc thiết bị phương tiện vận tải và TSCĐ khác.

Đối với tất cả các loại máy móc thiết bị phương tiện vận tải và TSCĐ khác trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp đều phải tiến hành xác định lại giá trị và đối với mỗi loại đều phải có một phiếu đánh giá riêng sau đó lập bảng tổng hợp đối với từng loại tài sản cốđịnh.

Nguyên giá xác định lại:

Nguyên giá = Giá thị trường + Chi phí vận chuyển lắp đặt(nếu có) Nguyên giá bằng giá tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường. Đối với những tài sản đặc biệt mà không có tài sản tương đương hay cùng loại trên thị trường thì lấy theo giá sổ sách.

Giá trị còn lại

Giá trị còn lại = Nguyên giá xác định lại x Tỷ lệ % còn lại.

Tỷ lệ % còn lại xác định theo hiện trạng thực tế của tài sản, thời gian sử dụng, thời gian khấu hao theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, đối với những tài sản đã hết khấu hao nhưng doanh nghiệp vẫn có nhu cầu sử dụng thì tỷ lệ % còn lại được đánh giá ít nhất là 20%.

Sau đó lập bảng tổng hợp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, TSCĐ khác.

Nhóm TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý và TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi.

Xác định trên cơ sở kiểm kê phân loại của doanh nghiệp và kiểm tra thực tế nếu xét thấy có lý do đưa ra tài sản không cần dùng chờ thanh lý phù hợp với quy định thì công ty chứng khoán Mê Kông chấp nhận.

Đối với nhóm TSCĐ này cũng được kiểm kê, phân loại, xác định giá trị theo từng hạng mục nhỏ như đối với TSCĐđang dùng.

Lập bảng tổng hợp TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý và TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi.

Đối với chi phí XDCB dở dang thì tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan nếu thấy phù hợp thì lấy nguyên theo giá trị trên sổ sách kế toán. Sau đó lập bảng tổng hợp chi phí XDCB dở dang.

Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn mà công ty được kế thừa thì được tính theo sổ kế toán. Riêng với khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác thì xác định lại giá trị cổ phần và giá trị vốn góp theo giá trị vốn chủ sở hữu thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cổ phần hoá góp vốn hoặc mua cổ phần tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá để lập bảng tổng hợp các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Vật tư hàng hoá tồn kho.

Đối chiếu số liệu trên bảng kiểm kê với bảng kê xác định lại và với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Về số lượng: chọn một số vật tư hàng hoá tiêu biểu đối chiếu bảng kiểm kê, thẻ kho và sổ kế toán chi tiết.

Về đơn giá: đối với vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hoá theo giá mua vào tại thời điểm gần nhất. Nếu không có giá mới thì tính theo giá sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Đối với thành phẩm tồn kho lấy theo đơn giá bán của doanh nghiệp( sau khi trừ đi thuế GTGT).

Lập bảng kiểm kê, đánh giá lại vật tư hàng hoá tồn kho.

Đối với tài sản là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(bán thành phẩm) Tiến hành kiểm kê thực tế kết hợp với đối chiếu sổ sách. Trong đó lưu ý đơn giá của thành phẩm bao giờ cũng phải cao hơn đơn giá của bán thành phẩm.

Lập bảng kê chi phí sản xuất dở dang. Nhóm vật tư hàng hoá chờ thanh lý.

Phải tiến hành đi kiểm tra kho để xem thực trạng có phù hợp với biên bản kiểm kê và phân loại không. theo giá trị sổ sách.

Nhóm các khoản nợ phải thu.

Đối chiếu công nợ giữa xác nhận nợ, sổ sách kế toán, bảng kê, bảng CĐKT. Tiến hành bù trừ công nợ phải thu và phải trả của cùng một đối tượng. Những trường hợp không có căn cứ chứng minh, yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình và bổ sung chứng từ.

Lập bảng kê công nợ phải thu. Nợ phải thu khó đòi.

Yêu cầu doanh nghiệp chứng minh nợ phải thu khó đòi. Nghiên cứu kỹ những tài liệu chứng minh nếu thấy không có đủ căn cứ thì phải đưa lên nợ phải thu.

Lập bảng kê nợ phải thu. Trong quá trình xác định xin ý kiến của chi cục tài chính doanh nghiệp.

Nợi phải trả.

Đối chiếu công nợ giữa biên bản xác nhận nợ, sổ sách kế toán, bảng CĐKT . Đối với các khoản nộp ngân sách kiểm tra quyết toán thuế.

Lập bảng kê công nợ phải trả. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Tiền mặt: Đối chiếu với biên bản kiểm quỹ, BCĐKT.

Tiền gửi ngân hàng: Đối chiếu với giấy báo số dư của ngân hàng và BCĐKT.

Lập biên bản xác định số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và nguồn kinh phí sự nghiệp

Xác định giá trị lợi thế kinh doanh nếu có.

Để hiểu rõ hơn quy trình này ta sẽ xem xét một ví dụ về xác định giá trị doanh nghiệp mà công ty chứng khoán Mê Kông đã thực hiện trong thời gian qua.

Mục đích xác định giá trị doanh nghiệp: để phục vụ cho quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

Thời điểm xác định: 31/12/2004.

Căn cứ chính để xác định giá trị doanh nghiệp là nghị định sô 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Căn cứ vào thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002 của bộ tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kông” ppt (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)