NHỮNG THÀNH CÔNG BAN ĐẦU VÀ HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận "Tính tất yếu khách quan và con đường hình thành công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam " docx (Trang 44)

2.2.1. Những thành công ban đầu.

Nhìn chung, nhiều Tổng công ty đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xương sống của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho 600 ngàn lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội.

Nhiều tổng công ty đã huy động nguồn lực nội bộ trong toàn tổng công ty kết hợp với huy động các nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước.

Điều hòa vốn khấu hao cơ bản hoặc vốn tự tích lũy của những nơi thừa theo phương thức tín dụng nội bộ đểđầu tư phát triển thêm năng lực mới.

Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã chủ động vay vốn, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng viễn thông đạt trình độ quốc tế và nâng số máy điện thoại trang bị cho đầu người dân trong cả nước gấp hơn 10 lần năm 1991.

Tổng công ty dầu khí năm 1999 khai thác và xuất khảu 15,5 triệu tấn dầu thô, tăng 28% so với năm 1998 mang lại giá trị xuất khẩu 1,9 tỷ USD. Năm 2000 khai thác được 16,2 triệu tấn dầu thô, tăng 6% so với năm 1999.

Năm 1999 trong hoàn cảnh khó khăn chung nhưng các tổng công ty vẫn duy trì được mức sản xuất, doanh thu tăng 11%, lợi nhuận tăng 23%, nộp ngân sách tăng 22% so với mức thực hiện năm 1998.

Nâng cao khả năng dự thầu theo thông lệ quốc tế đối với các dự án do nước ngoài đầu tư hoặc cho vay ODA, giảm dần tỷ lệ thầu phụ nhờ có tổng vốn lớn và khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại lớn, nhất là trong các tổng công ty xây dựng cầu đường, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng.

Nhiều tổng công ty đã cố gắng tổ chức đáp ứng những dịch vụ chung về cung cấp công nghệ và thị trường, đào tạo, nghiên cứu thực nghiệm công nghệmớ, xuất nhập khẩu,... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên phát huy được sở trường và hạn chế những chi phí hoặc những rủi ro nếu tự lo theo kiểu khép kín trước đây.

Kết quả thực tế trên đây đã chứng minh chủ trương thành lập Tổng công ty là đúng đắn và cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả không nhỏ nhưng các Tổng công ty nhà nước còn nhiều mặt yếu kém, hạn chế.

Trước hết là hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm dần

Nếu năm 1996 các Tổng công ty 91 đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh là 15,1% thì năm 1997 rút xuống còn 13,2% năm 199 tăng lên 14,4% nhưng sau đó lại giảm xuống còn 12,3% vào năm 2000; tỷ suất lợi nhuận tên doanh thu tương tự là 12,8% xuống 10,5%, 9,4% và 8,1 %.

Thứ hai, thiếu vốn là một thực tế và rất nghiêm trọng

Tình trạng thiếu vốn của các Tổng công ty nhà nước có một nguyên nhân quan trọng là Nhà nước ít có biện pháp hỗ trợ ban đầu (trứơc tiên là hỗ trợ tài chính). Khi thành lập, số vốn giao cho Tổng công ty mới chỉ là vốn của các doanh nghiệp thành viên cộng lại, bản thân tổng công ty không được cấp vốn để hoạt động. Nhiều tổng công ty có số vốn do các doanh nghiệp thành viên cộng lại vẫn không đủ số vốn cần thiết tối thiểu. Ngoài ra nhièu tổng công ty có tình hình tài chính không lành mạnh, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Nợ nhiều thì phải trả lãi vay nhiều. Trong nhiều trường hợp lãi làm ra không đủ để trả lãi vay.

Thứ ba, Quá trình tổ chức lại chưa thực sự tạo ra sự gắn kết về tài chính, công nghệ, thị trường. Do đó, hoạt động của Tổng công ty có phần rời rạc, chưa phát huy được hiệu quả sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty.

Thứ tư, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Nhiều tổng sông ty nhà nước đã tạo mối quan hệ tốt giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám

đốc. Tổng giám đốc thực hiện nghiêm tuc các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị không can thiệp sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám dốc. Tuy vậy, chức năng quản l ý? của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành của Tổng giám đốc chưa được quy định rõ ràng. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho cả Hội đồng quản trị và cả Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cùng do một cấp đề nghị, cùng do mọt cấp quyết định bổ nhiệm, cùng k ý? nhận vốn do nhà nước giao nên không xác định rành mạnh được quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này. Kết quả là cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi chủ tịch hội đồng quản trị can thiệp vào việc điều hành tổng công ty làm lu mờ vai trò điều hành của tổng giám đốc. Ngược lại, có nơi Tổng giám đốc lại xem nhẹ Chủ tịch hội đồng quản trị.

Thứ năm, một số cơ chế chính sách đối với tổng công ty nhà nước đến nay không còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế hạch toán, cần được bổ sung sửa đổi kịp thời. Doanh nghiệp thành viên hach toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động ssáng tạo còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình như những doanh nghiệp nhà nước độc lập ngoài tổng công ty, thiếu sự gắn kết toàn tổng công ty.

Thứ sáu, các tổng công ty 90 và tổng công ty 91 hầu như không tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp thành viên ngoại trừ một số bộ phận của công ty thành viên và một số rất ít doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hóa và giải thể (trong các tổng công ty 901 số doanh nghiệp cổ phân fhóa chỉ chiếm 3,1%, số doanh nghiệp giải thể và phá sản chiém 0,3%).

Thứ bảy, quan hệ giữa tổng công ty với các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và

thực hiện một số quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tổng công ty chưa được thực hiện đầy dủ theo nội dung đã được phân cấp, nổi cộm nhất là trong việc duyệt dự án đầu tư và quản lý cán bộ.

Thứ tám, tổ chức Đảng, đoàn thể trong Tổng công ty nhà nước chưa đựoc hướng dẫn thống nhất.

Thứ chín, nhiều tổng công ty thiếu cán bộ có năng lực về kinh doanh phù hợp để bố trí đúng vị trí, đặc biệt là vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Chính vì những nhuợc điểm nói trên nên các tổng công ty hiện có tuy đạt được một số tiến bộ khác nhau nhưng so với tiêu thức của một tổng công ty mạnh hay một tập đoàn kinh tế mạnh còn một khoảng cách khá xa.

2.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU 2.3.1. Phương hướng 2.3.1. Phương hướng

Việc thành lập, phát triển, quản l ý? tập đoàn kinh doanh phải gắn liền và phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Tập đoàn kinh doanh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế thị trường. Nó có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đối với nước ta, vấn đề thành lập và phát triển tập đoàn kinh doanh là giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, bền vững, có hiệu quả. Như vậy tập đoàn kinh doanh sẽ phải là đầu tàu và là lực lượng nòng cốt của quá trình đó. Vì vậy sự thành lập, phát triển quản lý tập đoàn kinh doanh phải xuất phát và gắn với yêu cầu, nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới cơ chế quản lý. Đến lượt nó, tập đoàn kinh doanh lại phải phục vụ có hiệu quả cho yêu cầu, nhiệm vụ dó.

Thành lập, phát triển tập đoàn kinh doanh theo hướng đa dạng hóa về sở hữu, về ngành nghề, về lĩnh vực kinh doanh.

Hoàn cảnh, điều kiện ra đời, phát triển tập đoàn kinh doanh ở nước ta so với nhiều nước có sự khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở chỗ: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa; các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn bé, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và áp đảo, tiền thân của các tập đoàn kinh doanh sẽ hình thành trong tương lai là những tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nhà nước phải có khả năng giữ vai trò chủ đạo trong tập đoàn kinh doanh đa sở hữu và mỗi tập đoàn kinh doanh cần

phải có ngành, lĩnh vực kinh doanh chiếm vị trí chủ đạo. Điều này cần được thể hiện trong việc thiết kế mô hình tập đoàn kinh doanh và trong việc xác định phương hướng, bước đi, điều kiện thành lập tập đoàn kinh doanh ở nước ta.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thành lập, phát triển và quản l ý? tập đoàn kinh doanh.

Nội dung của việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình thành lập và quản l ý? tập đoàn kinh doanh được thể hiện ở những vấn đề chủ yếu sau đây:

Doanh nghiệp có quyền tự nguyện tham gia tập đoàn kinh doanh và có quyền lựa chọn tập đoàn kinh doanh mà mình tham gia. Nhưng việc thừa nhận và quyền quyết định thành lập tập đoàn kinh doanh phải thuộc về Nhà nước.

Xác định cơ cấu tổ chức quản l ýý? của tập đoàn kinh doanh và phân cấp quản lý giữa tập đoàn kinh doanh với các tổ chức, các công ty thành viên của tập đoàn kinh doanh.

Thực hiện nguyên tắc tự nguyện trong thành lập tập đoàn kinh doanh. Điều này được thể hiện ở trình tự tiến hành thành lập và ở quyền lựa chọn tập đoàn mà công ty sẽ tham gia.

Việc thành lập và quản l ýý? tập đoàn kinh doanh phải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với không thành lập.

Hiệu quả kinh tế quốc dân phải được coi là mục tiêu, tiêu chuẩn để thành lập, phát triển , quản l ýý? tập đoàn kinh doanh. Điều đó phải được thể hiện ở mặt định tính như góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, có hiệu quả và ở kết quả định lượng như tăng sản lượng, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng, tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được nếu có quyết định đúng khi thành lập và vận hành, quản l ýý? tốt tập đoàn kinh doanh cũng như phải có môi trường kinh

doanh thuận lợi (bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường trong nội bộ tập đoàn kinh doanh).

2.3.2. Các biện pháp chủ yếu

Với các phương hướng trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của việc thành lập và quản l ý? tập đoàn kinh doanh, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

-Cân nhắc đầy đủ sự cần thiết, điều kiện và hiệu quả kinh tế khi quyết định thành lập tập đoàn kinh doanh:

Ngành được lựa chọn để thành lập tập đoàn kinh doanh phải bảo đảm được các điều kiện sau:

Sản xuất kinh doanh của các đối tượng liên quan phải đạt được trình độ tích tụ, tập trung đến mức độ nhất định và để phát triển kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ tích tụ, tập trung cao hơn. Nói cách khác, nếu để từng đối tượng độc lập sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh và không có khả năng phát triển kinh doanh. Từ đó có thể suy ra rằng không nhất thiết phải đưa tất cả các đối tượng liên quan vào Tổng công ty nếu tính độc lập của nó được bảo tồn ở mức độ cao và vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Vì vậy trong hệ thống kinh tế quốc dân, bên cạnh những tổ chức kinh tế lớn vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các loại doanh nghiệp này bổ sung, hỗ trợ nhau chứ không triệt tiêu nhau.

Các đối tượng đưa vào tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh phải có mối quan hệ với nhau. Chính mối quan hệ này sẽ tạo mối liên kết giữa các đối tượng ấy trong một thể thống nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, việc thành lập các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh phải nhằm vào những ngành (lĩnh vực) trọng yếu của nền kinh

tế quốc dân, có nhu cầu và khả năng phát triển mạnh. Điều đó sẽ góp phần đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

Bảo đảm điều kiện cho ngành được lựa chọn thực sự đóng vai trò trọng yếu, then chốt (hay mũi nhọn) trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế quốc dân.

Tạo ra những đầu tầu và động lực cho phát triển bản thân ngành (Tổng công ty và các đơn vị không thuộc tổng công ty) và kéo theo sự phát triển các ngành khác trọng hệ thống nền kinh tế quốc dân góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.

Tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, tranh thủ các cơ hội kinh doanh ở trong và ngoài nước.

-Tiếp tục thúc đẩy việc thí điểm thành lập tổng công ty theo mô hình công ty mẹ-công ty con

Con đường và bước đi

Các doanh nghiệp, công ty độc lập liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn kinh doanh có tiềm lực kinh tế, tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, tiềm lực mạnh (kỹ thuật, công nghệ, vốn) sử dụng tiềm lực đó của mình đểđầu tư mở rộng quy mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động, hoặc đầu tư thâm nhập vào các doanh nghiệp khác dần biến nó thành sở hữu của mình.

Một doanh nghiệp quy mô lớn, mạnh mua lại hay sáp nhập, thôn tính các doanh nghiệp khác yếu hơn mình và biến chúng thành các công ty con, các chi nhánh của mình.

Các bước tiến hành

Xác định số tập đoàn kinh doanh trong ngành cần thành lập và đưa ra phương án hình thành từng tập đoàn kinh doanh.

Lựa chọn, công bố công ty đủ điều kiện trở thành “công ty mẹ”. Muốn trở thành “công ty mẹ” phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định mới có khả năg thu hút, tập hợp xung quanh nó và được công ty khác chấp nhận một cách tự nguyện. những yếu cầu đó là: Thứ nhất: đủ lớn về quy mô sản xuất kinh doanh: doanh thu, vốn, máy móc thiết bị và lao động. Thứ hai: có kinh nghiệm quản lý làm ăn theo phong cách sản xuất lớn. Có chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp với chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế biến đổi của thế giới. Thứ ba: có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ tư: có hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây.

Hình thành các công ty thành viên. Các công ty thànhviên có thể là những công ty thuộc sở hữu nhà nước, cũng có thể tư nhân hoặc các doanh nghiệp liên doanh. Tập đoàn được thành lập hoạt động theo nguyên tắc công ty cổ phần. Các công ty thành viên có thể thuộc bất kỳ chế độ sở hữu nào, chỉ cần công ty mẹ có khối lượng cổ phần lớn nhất, có thể tác động quyết định đến chiến lược của tập đoàn.

-Cần có biện pháp chống độc quyền trong thành lập và quản l ý? tậpý đoàn kinh doanh.

Biện pháp hữu hiệu nhất có thể áp dụng là nên thành lập không chỉ một tập đoàn kinh doanh duy nhất trong cùng một ngành, một lĩnh vực, mà có thể thành

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận "Tính tất yếu khách quan và con đường hình thành công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam " docx (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)