Dự báo về xu thế vận động và phát triển của thị trường hàng nông sản thế giới đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội” ppt (Trang 67 - 70)

1 TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG

3.1.1.Dự báo về xu thế vận động và phát triển của thị trường hàng nông sản thế giới đến năm 2010.

hàng nông sản thế giới đến năm 2010.

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), trong những năm tới sản lượng nông nghiệp thế giới sẽ tăng kịp với mức độ tăng của cầu, làm giảm sức ép tăng giá của một số mặt hàng nông sản. Mua bán nông sản của thế giới sẽ sáng sủa hơn khi kinh tế của các nước Đông á, các nước phát triển phục hồi và có tăng trưởng như cũ. Dự báo về nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản sẽ tăng mạnh ở một số thị trường như Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Mỹ La tinh, Bắc Phi và Trung Đông.

Thu nhập trên đầu người tăng với mức độ cao ở các nước đang phát triển dẫn đến nhu cầu nông sản tăng, kéo theo mức tăng trưởng chung vế cầu các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới. Trong khi đó, ở các nước phát triển có mức tiêu dùng cao và đã phần nào bão hoà, cùng với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ khiến tốc độ tăng của cầu hàng nông sản vào những thị trường này không có sự thay đổi đáng kể. Dự báo nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ đạt khoảng 162 tỷ USD, chiếm 49% tổng nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu vào năm 2005, năm 2010 sẽ vào khoảng 190,5 tỷ USD chiếm 51% lượng NK nông sản thế giới. Cầu NK tăng mạnh ở các nước đang phát triển, dự báo năm 2005 sẽ là 9,6 tỷ USD và năm 2010 sẽ là 12,4 tỷ USD.

Giá hàng nông sản sẽ có nhưng biến động trong thời gian tới. Dự báo giá một số mặt hàng lương thực sẽ tăng mạnh do dự trữ giảm, giá ngũ cốc sẽ tăng từ 2,7 % đên 6,0 % so với thập kỷ trước, giá các mặt hàng thực phẩm khác cũng có thể tăng nhưng tăng nhẹ hơn.

Tuy không đạt mức độ tăng trưởng như thời kỳ 1991–1997, nhưng thương mại thế giới những năm đầu của thế kỷ 21 vẫn sẽ sáng sủa hơn thời kỳ 1998- 2000. Kinh tế thế giới sẽ có sự phục hồi nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm, điều này sẽ có ảnh hưởng đến thương mại thế giới và xuất khẩu nông sản sẽ khó có thể sôi động như thời kỳ trước năm 1998.

* Triển vọng thị trường đối với một số mặt hàng nông sản chính: (Chỉ những mặt hàng liên quan đến những mặt hàng kinh doanh của công ty Thực phẩm Hà Nội)

- Thị trường thịt thế giới:

Trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, sản xuất tiêu thụ và thương mại thịt toàn cầu có nhịp độ gia tăng khá cao, dặc biệt đối với thịt gia cầm. Trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế Châu Á và suy thoái kinh tế ở Nga – nước nhập khẩu thịt lợn lớn trên thế giới- đã ảnh hưởng đến thị trường thị thế giới. Tuy nhiên triển vọng thị trường thịt thế giới, đặc biệt đối với thịt gia cầm và thịt lợn trong giai đoạn dự báo sẽ sáng sủa hơn nhờ khả năng phục hồi kinh tế và chính sách mở cửa thị trường của các nước.

Dự báo xuất khẩu thịt thế giới sẽ tăng bình quân 3,5% trong giai đoạn 2000–2005, đạt 19,4 triệu tấn năm 2005 và 3,35%/năm trong giai đoạn 2006– 2010, đạt 22,9 triệu tấn năm 2010. Tỷ trọng sản lượng thịt dành cho XK sẽ tăng 7,2% năm 2005 và 7,4% năm 2010. Trong đó XK thịt lợn có nhịp độ tăng khá hơn so với thịt cừu và thịt bò, nhưng chỉ đạt tốc độ bình quân tăng 1,9%/năm trong giai đoạn 2000–2005, đạt 3,45 triệu tấn năm 2010. Dự báo trong giai đoạn 2000–2005, XK thịt gia cầm thế giới sẽ tăng bình quân 6,7%/năm và đạt 9,34 triệu tấn năm 2005, tương tự trong giai đoạn 2006– 2010 là 6,5%/năm và đạt mức XK 12,93 triệu tấn năm 2010.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập ở khu vực các nước đang phát triển sẽ tăng tiêu thụ các sản lượng thịt và nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng cao, đặc biệt là NK thịt vào các nước Singapore, Hàn Quốc, Nga... sẽ tăng mạnh. Dự báo NK thịt năm 2005 đạt 19,26 triệu tấn và năm 2010 là 22,73 triệu tấn, tương tự NK thịt lợn là 3,39 triệu tần và 3,72 triệu tấn, NK gia cầm là 9,39 triệu tấn và 12,9 triệu tấn.

- Thị trường hạt tiêu: Dự báo năm 2005 sản lượng hạt tiêu trên thế giới là 233,7 ngàn tấn với nhịp độ tăng bình quân là 1. 4%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005, đến năm 2010 sẽ đạt 248 ngàn tấn với nhịp độ tăng bình quân 1,2%/năm giai đoạn 2006 – 2010.

Nhìn chung, giá cả hạt tiêu trên thị trường thế giới thường dao động mạnh do tác động của yếu tố mùa vụ lên sản lượng. Xu hướng giảm giá trên thị trường trong những năm gần đây sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới, nhưng sau đó sẽ phục hồi chút ít do sự thiếu hụt trong dự trữ. Dự báo bán hạt tiêu đen sẽ ở mức 4.800USD/tấn vào năm 2005 tăng khoảng dưới 1% so với mức giá năm 2000, giá hạt tiêu trắng vẫn duy trì ở mức cao hơn so với hạt tiêu đen khoảng 30%.

- Thị trường cà phê:

Dự báo nhu cầu tiêu dùng cà phê trong giai đoạn dự báo sẽ có nhịp độ tăng chậm hơn so với mức tăng sản lượng, đạt mức tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010. Do đó, xu hướng giá cà phê trên thị trường thế giới khó có thể phục hồi được ở mức giá cao vào giữa những năm 90. Năm 1995, trên thị trường thế giới, giá cà phê Arbrica là 3. 240 USD/tấn và năm 1999 mức giá xuống thấp là 2. 420 USD/tấn. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức giá cà phê Arbrica năm 2005 sẽ là 2. 540 USD/tấn. Châu Âu vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng tiêu dùng lớn nhất, bằng 52% mức tiêu dùng thế giới, các nước Bắc Mỹ chiếm 24%, Nhật Bản chiếm 9%.

* Triển vọng thị trường đối với mặt hàng thuỷ sản:

So với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trong thập kỷ qua, thuỷ sản có xu hướng tăng giá ổn định và có mức tăng cao hơn. Trong giai đoạn 1990 – 1999, giá thuỷ sản trên thị trường thế giới tăng bình quân năm 5,4%/năm. Dự báo, xu hướng giá hàng thuỷ sản sẽ tiếp tục tăng do áp lực trong quan hệ cung- cầu trong giai đoạn dự báo. Trong giai đoạn 2001- 2005, giá thuỷ sản sẽ tăng với nhịp độ bình quân 3,6%/năm và trong giai đoạn 2006 – 2010 là 3,7%/năm.

Xu hướng giá thuỷ sản tại các thị trường tiêu thụ chính: tại Nhật, nhịp độ tăng giá thuỷ sản có thể sẽ cao hơn so với mức chung, đạt bình quân

3,8%/năm trong giai đoạn dự báo, tại các nước Tây Âu là 3,7%/năm, tại khu vực Bắc Mỹ chỉ là 3,5%/năm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội” ppt (Trang 67 - 70)