II. THỊ TRƯỜNG CHÈ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ.
4. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc xuất khẩu chè.
4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đấ t.
Nhờ trồng chè chúng ta đã đưa nhanh vòng quay sử dụng đất, nhất là
đất trung du , miền núi, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ít người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi .
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích nghi rộng ở
Việt Nam, từ Hà Giang đến Lâm Đồng. Nhưng diện tích và sản lượng chè tập trung chủ yếu sau đây :
- Vùng chè Tây Bắc, miền núi phía bắc gồm hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Diện tích vùng chè này hiện nay đạt 5200 ha với sản lượng khoảng 35 00 tấn chè khô.
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn :Gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Tây Yên Bãi, Nghĩa Lộ với diện tích khoảng 17.000 ha, sản lượng trên 11.000 tấn chè khô .
- Vùng chè Trung du- Bắc bộ bao gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn , Thái Nguyên, Hà Tây, Hoà Bình, Tây Yên Bãi .Tính đến năm 2000 vùng chè này có diện tích trên 23.000 ha, với sản lượng trên 15.000 tấn chè khô. Đây là vùng dẫn đầu cả nước về cả diện tích và sản lượng .
- Vùng chè Tây Nguyên : Gồm các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Komtum,
Đắc lắc. Đến năm 2000 vùng này có diện tích 17.000 ha với sản lượng 10.600 chè khô .
- Vùng chè duyên hải miền trung :Vùng này chuyên làm chè xanh tiêu thụ trong nước, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ với 1.700 ha và sản lượng 900 tấn.
Ở nhiều vùng kể trên đã từng có thời nhiều vùng bị bỏ hoang. Sau này
được giải phóng, bộ đội và công nhân nông trường quốc doanh đã phát triển trồng chè bên cạnh những đồi chè đã từ lâu đời ở vùng này. Nếu không có sự
phát triển của cây chè thì đất đai sẽ bị lãng phí, hệ số sử dụng đất rất thấp .