II. THỊ TRƯỜNG CHÈ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ.
4. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc xuất khẩu chè.
4.3. Góp phần tạo cân bằng sinh thái.
Môi trường sinh thái của nước ta đang bị phá hoại nặng nề thể hiện ở
những hiện tượng thiên tai dồn dập như lụt, lũ , đất sói lở, hạn hán .
Nguyên nhân của những hiện tượng đó là do: Sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân bón hoá học và các hoá chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có ích .
Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là phải phủ xanh núi trống, đồi trọc, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trả lại độ phì nhiêu cho đất . Trước thực trạng của môi trường Việt Nam như vậy, việc trồng chè đã góp phần giữ gìn môi trường với diện tích trên 70 vạn ha chè cùng với hàng vạn vườn cây, ao cá của những người lao động ở các vùng chè khác nhau trên cả nước đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển rừng, giữ gìn môi trường .
Với phương châm trồng chè kết hợp với nông –lâm nên chống được sói mòn đất, giữ được ẩm cho chè và giữ được cân bằng sinh thái. Trước khi trồng chè, trồng cây phân xanh, cây bóng mát họ đậu sẽ cho đạm và cho mùn, giúp cho cây chè phát triển tốt. Trên nương chè đào những dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn, giữ nước. Khi mùn đất lấp đầy hào này, sẽ đào hào khác, làm như thế vừa giữ được độ ẩm cho chè, vừa tạo được cân bằng sinh thái, và dùng để thả cá thêm thực phẩm cải thiện đời sống. Việc phòng trừ sâu bệnh được tiến hành theo phương pháp tổng hợp iPM, tạo điều kiện sinh thái mát ẩm, kết hợp với công tác đốn, hái, canh tác để giảm bớt sâu có hại. Qua
đó hạn chế được việc sử dụng thuốc hoá học vừa lãng phí lại gây ô nhiễm môi trường .
Về phân bón, các cơ sở trồng chè đã tận dụng tối đa nguồn cỏ rác tại chỗ, phân chuồng, bùn , rác thải …chế biến thành phân bón cho chè. Ở những nơi có điều kiện đã kết hợp sử dụng phân hữu cơ chất lượng cao và kinh tế
tương hợp với nhau. Hay nói cách khác là chúng ta vừa làm kinh tế tốt, vừa làm sinh thái tốt ( nhất là cũng làm lành mạnh môi trường ).