Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động ''học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở đảng bộ huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 66)

B. NỘI DUNG

2.3.2.Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, chiều rộng lẫn chiều sâu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói :Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó là tuyên truyền thất bại.

Theo Bác nói thì tuyên truyền là cung cấp thông tin, để “dân biết”. Phân tích, làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng được thông tin, qua tin đó để “dân hiểu”, từ đó để “dân tin theo”. Liên hệ với` thực tiễn, có các hình thức để khắc hoạ trong ý thức của người dân, để “dân nhớ”. Hướng dẫn cách thực hiện vì lợi lích của người dân, để “dân làm”.

Khi thực hiện công tác tuyên truyền về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tính Đảng, tính giai cấp: Tuyên truyền vô sản phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tính đảng tính giai cấp, đòi hỏi khi trình bày, giải thích mọi hiện tượng và sự việc xảy ra trong thực tiễn đều phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân; trên lợi ích của giai cấp và dân tộc để xem xét, đánh giá phân tích. Luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ; giáo dục nhận thức đúng đắn, tinh thần cách mạng, nhiệt tình cách mạng trong quần chúng. Mỗi cán bộ tuyên truyền phải thực sự trung thành với đường lối, chính sách của Đảng, có ý thức tổ chức kỹ luật trong nói và viết, không được lòng những quan điểm cá nhân, trái với đường lối quan điểm của Đảng khi tuyên truyền. Kiên quyết đấu tranh các luận điệu thù địch, thói hư, tật xấu, các tệ nạn trong xã hội... bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ.

thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó thuyết phục, cảm hoá đối tượng. Luôn luôn gắn với thực tiễn, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong từng thời kỳ cách mạng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn để giải đáp những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Phương pháp, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với tình hình và với từng đối tượng.

- Tính chân thật: Phải trình bày một cách khách quan những kết quả thực tiễn, cả thành tựu và thiếu sót, thắng lợi và sai lầm; phân tích, phản ảnh sự vật và hiện tượng đúng bản chất của nó. Bác Hồ thường căn dặn người cán bộ cách mạng là không được nói dối dân, phải cho dân biết sự thật. Trong lúc tình hình gặp khó khăn, càng cần nói rõ những khó khăn đó, chỉ rõ nguyên nhân và cách khắc phục. Phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của quần chúng trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách, từ đó kiến nghị những biện pháp bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh đường lối, chính sách. Tính chân thật không mâu thuẫn với việc lựa chọn, xử lý nội dung tuyên truyền một cách phù hợp nhất với từng loại đối tượng, không nhất thiết nói hết những nội dung có thể gây hiểu nhầm, hoang mang trong quần chúng.

- Tính chiến đấu:Tuyên truyền, do bản chất của nó, trước hết là tuyên truyền chính trị. Tính chiến đấu chính là bản chất của tuyên truyền chính trị. Trong tuyên truyền phải có sự nhạy bén chính trị và bản lĩnh chính trị. Phân biệt đúng sai, phải trái, xác định cái tốt cần biểu dương, cái xấu cần phải kịp thời phê phán. Có tinh thần cách mạng tiến công, chống mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chống mọi quan điểm, khuynh hướng sai, trái với quan điểm, đường lối của Đảng.

- Tính phổ thông đại chúng: Nội dung tuyên truyền phải gắn chặt với cuộc sống thực tiễn phong phú của quần chúng, gần gũi với cách nghĩ, cách nói và khuôn mẫu tư duy của quần chúng. Đặc biệt, tuyên truyền phải giúp quần chúng giải đáp những vần đề nóng hổi mà cuộc sống đặt ra, liên quan

đến nhận thức và lợi ích của đa số quần chúng. Hình thức tuyên tuyền phải phù hợp với trình độ, tâm lý của từng loại đối tượng, biết sử dụng những loại hình tuyên truyền mà quần chúng quan tâm, ưa thích, thực hiện tốt thông tin hai chiều. Tuyên tuyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, như lời Bác Hồ đã dạy.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, Đảng bộ huyện Tháp Mười cần thực hiện tốt những giải pháp:

Một là, quán triệt quan điểm của toàn Đảng làm công tác tư tưởng, toàn Đảng làm công tác tuyên truyền.

Đảng ta xác định công tác tư tưởng là của toàn Đảng. Tuyên truyền là một trong ba hình thái của công tác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật cũa nhà nước. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên từ huyện đến các xã, thị trấn phải là chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền, tự giác tiến hành công tác tuyên truyền, trước hết là tuyên truyền cho quần chúng bằng sự gương mẫu của chính mình, để mọi người noi theo.

Để các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động từ học tập chuyển sang tự giác làm theo tấm gương đạo đức của Bác thì phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự tham gia trực tiếp của các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong công tác tuyên truyền là nhân tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền trên địa bàn.

Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ hoạt động tuyên truyền Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các nhiệm nhiệm vụ trọng tâm khác của địa phương.

như tuyên truyền mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung, kết quả của Cuộc vận động thì phải gắn với nhiệm vụ kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng ở địa phương...Đại hội Đảng lần thứ IX xác định trong giai đoạn hiện nay “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Vì vậy, nội dung công tác tuyên truyền vừa phải toàn diện cân đối, vừa phải coi trọng nội dung tuyên truyền Cuộc vận động, tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền xây dựng Đảng...và những nhiệm vụ trọng tâm khát của huyên và cơ sở.

Về phương pháp, cần đẩy mạnh dân chủ hoá trong hoạt động tuyên truyền, phù hợp với các đối tượng, tăng cường đối thoại.

Về hình thức, cần kết hợp tuyên truyền công khai với tuyên truyền nội bộ, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hoá, văn nghệ... với tuyên truyền miệng qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng và các cơ quan nhà nước. Đặc biệt là thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Tăng cường các phương tiện hiện đại cho hoạt động tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội dân chủ hoá, đời sống dân trí ngày càng cao và trong điều kiện bùng nổ thông tin.

Đổi mới cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thống tin đại chúng, văn hoá, văn nghệ, tuyên truyền miệng, báo cáo viên, tuyên truyền viên xã, thị trấn.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền và đổi mới phong cách công tác.

Đội ngũ cán bộ tuyên truyền là lực lượng hạt nhân làm công tác tuyên truyền của Đảng, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Do đó, phải xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách huyện có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực tổ chức, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, thực sự trở thành cán bộ chính trị của Đảng.

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong các cơ quan thông tin đại chúng; văn hoá văn nghệ; đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên của các cấp uỷ đảng, các đoàn thể chính trị xã hội, các ngành kinh tế, xã hội...từ huện đến các xã, thị trấn.

Xây dựng phong cách công tác của cán bộ tuyên truyền, bảo đảm tiêu chuẩn: nhạy bén về chính trị, gần gũi quần chúng, có ý thức tổ chức kỹ kuật nghiêm, có năng lực diển đạt và khả năng thuyết phục quần chúng, sáng tạo khoa học trong công việc.

Bốn là, hoạt động tuyên truyền hướng về cơ sở, sát thực tiễn.

Cơ sở có vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong quá trình đổi mới hiện nay. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng như mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước được thực hiện ở cơ sở. Tuyệt đại đa số nhân dân ta sống ở cơ sở. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai học tập và diển ra từ ở cơ sở. Hướng về cơ sở, phục vụ cơ sở nhằm cũng cố cơ sở vững mạnh là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền.

Hướng về cơ sở trước hết là nội dung tuyên truyền phải đáp ứng yêu cầu cơ sở, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đại đa số các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Từ đó, nội dung và kết quả của cuộc vận động đề ra sát với tình hình cơ sở, nội dung biên soạn các chuyên đề: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”,“Về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”Sửa đổi lối làm việc”,“Về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, thực hiện "Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh", về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”... phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thâm nhập vào người nghe theo tuyên truyền theo hướng mua dầm thấm lâu, tránh trường hợp làm

theo phong trào. Trên cơ sở quán triệt quan điểm chung, cần tăng cường lực lượng, phương tiện, tài liệu tuyên truyền...cho cơ sở, bảo đảm cho hoạt động tuyên truyền tại chổ có hiệu quả thiết thực, tạo ra sự nhất trí cao, sự đồng thuận xã hội cao ở cơ sở.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước từ Huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền.

Tuyên truyền là hoạt động có chủ đích của một giai cấp, một chính Đảng, Vì vậy, không thể có tuyên truyền phi giai cấp, nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng. Mọi công cụ tuyên truyền, đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng có tác động nhanh chống đến tư tưởng hàng triệu người, phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của cấp uỷ đảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý nhà nước là thể chế hoá quan điểm và sự lãnh đạo của đảng trong công tác tuyên truyền. Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các cơ quan thông tin đại chúng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, tăng thêm biên chế và đào tạo cán bộ, cải tiến chế độ, chính sách đối với cán bộ tuyên truyền miệng, báo cáo viên tuyên truyền viên của huyện, các xã, thị trấn...trong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền.

Sáu là, kết hợp xây và chống, kết hợp tuyên truyền cái mới, cái tiến bộ, điển hình tiên tiến với phê phán lạc hậu, bảo thủ, đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản diện.

Tuyên truyền là hoạt động có mục đích, định hướng nên trước hết phải tuyên truyền những cái tốt, cái tiến bộ, những điển hình tiên tiến, tạo ra phong trào và thúc đẩy phong trào. Mặc khác trong bối cảnh đấu tranh tư tưởng quyết liệt, đấu tranh giữa cái mới và cái củ để đạt được mục tiêu, tuyên truyền phải phê phán kiên quyết những quan điểm sai trái, phản diện, lạc hậu bằng những hình thức và phương pháp phù hợp, nhằm phát huy giá trị đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành văn hoá mới trong đời sống xã hội.

Trong sự kết hợp giữa xây và chống, trước hết quan tâm đến xây, tạo những hình mẫu lý tưởng, hình thành các chuẩn mực và thang bậc giá trị đúng đắn, có tác dụng chi phối hành vi của các cá nhân trong xã hội; đồng thời quan tâm thường xuyên đến việc phê phán các tư tưởng, quan điểm phản diện, phát huy tính tính cực của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bảy là, đổi mới công tác lập kế hoạch tuyên truyền.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” phải gắn nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị theo Nghị quyết Đại hội, hàng năm, hàng quí, hàng tháng với mục tiêu, chương trình kế hoạch, lực lượng thực hiện, phương tiện phải đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả.

Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền Cuộc vận động phù hợp với tình hình thực tiễn của đại phương, đơn vị. Coi trọng kiểm tra đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền. Có phương án các hoạt động tuyên truyền đột xuất, do thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động ''học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở đảng bộ huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 66)