B. NỘI DUNG
2.3.5. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính
hội từ huyện đến các xã, thị trấn và nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng Cuộc vận động.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể là một bộ phận thuộc thuộc hệ thống chính trị của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình cách mạng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể luôn có vai trò, vị trí quan trọng.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tuy có đối tượng vận động riêng, có chức năng, nhiệm vụ riêng; có nội dung phương pháp và hình thức vận động riêng nhưng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ đều được xác định giống nhau, đó là: Là bộ phận trọng yếu của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam; Là cơ sở chính trị, chổ dựa của chính quyền nhân dân; Là cầu nói giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Đại diện và chăm lo lợi ích của quần chúng (bao gồm cả lợi ích vật chất và tinh thần); giám sát và tham gia quản lý hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội trong việc bảo đảm, quyền lợi chính đáng của quần chúng theo pháp luật quy định; Là trường học giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên, hội viên phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể luôn phát huy tốt việc lấy ý kiến quần chúng nhân dân góp ý cho tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, đưa hoạt động này thành nền nếp, hiệu quả. Kết hợp sự góp ý với giám sát của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Xây dựng cơ chế giám sát của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội ở cơ sở với cán bộ, đảng viên, công chức.
Để phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến các xã, thị trấn tham gia giám sát việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng Cuộc vận động, Đảng bộ huyện Tháp Mười phải thực hiện:
Thứ nhất, tổ chức hội nghị lấy ý kiến quần chúng đóng góp đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện Cuộc vận động.
- Huyện uỷ chỉ đạo các cấp uỷ cơ sở tổ chức lấy ý kiến trực tiếp đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ hướng dẫn các cấp uỷ cơ sở xây dựng qui trình lấy ý kiến trực tiếp quần chúng nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; mỗi năm lấy ý kiến ít nhất một lần, yêu cầu:
+ Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức qua học tập các chuyên đề của Cuộc vận động phải viết bản thu hoạch, đánh giá nhận thức
những việc làm được, chưa được để đăng ký làm theo.
+ Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức kiểm điểm, đánh giá sâu sắc việc thực hiện làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với việc kiểm điểm cá nhân và đánh giá cán bộ cuối năm.
- Phương pháp, hình thức tổ chức lấy ý kiến:
Đối với quần chúng cơ quan tổ chức công đoàn họp lấy ý kiến, ghi biên bản tổng hợp báo cáo cho cấp uỷ.
Đối với quần chúng nhân dân chỉ đạo cho Mặt trận tổ quốc cấp cơ sở tổ chức họp dân theo cụm, khu vực địa bàn dân cư của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đang ở, sinh sống.
Thứ hai, tổ chức lấy ý kiến nơi cư trú và quần chúng nhân dân bằng phiếu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Xin ý kiến mặt trận tổ quốc nơi cư trú, bằng phiếu:
- Xây dựng Công văn đề nghị của cấp uỷ cơ sở xin ý kiến Mặt trận tổ quốc đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở nơi cư trú.
- Các chi bộ, đảng bộ xây dựng mẫu lấy ý kiến Mặt trận tổ quốc đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở nơi cư trú đối với từng đồng chí
Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân, bằng phiếu.
- Xây dựng Công văn chỉ đạo cấp cơ sở tổ chức lấy ý kiến quấn chúng nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quy định đối tượng đưa ra lấy ý kiến, thời gia hoàn thành.
- Xây dựng mẫu lấy ý kiến phù hợp với từng đối tượng.
Các cấp uỷ đảng từ huyện đến cơ sở thường xuyên tiến hành tổ chức điều tra xã hội học Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Khi tiến hành điều tra dư luận xã hội về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phải thực hiện tốt các chức năng sau:
Chức năng đánh giá: Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. Dư luận xã hội có vai trò quyết định trong việc hình thành thang giá trị xã hội. Trên thực tế, người ta thường chạy theo các gíá trị mà dư luận xã hội đề cao.
Chức năng điều tiết các mối quan hệ xa hội: Dư luận xã hội rất nhạy cảm với các hành vi xâm phạm lợi ít chung, lợi ít của toàn xã hội, nhất là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các nhóm hành vi này, làm cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”; dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ vũ, các cá nhân nhóm xã hội thực hiện các hành vi này. Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội.
Chức năng giáo dục của dư luận xã hội: Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê, khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội nhất là các giá trị đạo đức, tâm lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ, ý thức về sự phải- trái, đúng-sai, thiện- ác, đẹp-xấu.
Chức năng giám sát: Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của Nhà nước và các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách. Trong các xã hội dân chủ, công luận (kể cả báo chí) thường được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp). Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư luận xã hội vì báo chí, dư luận xã hội luôn “nhòm ngó” vào các công việc
mờ ám của họ, sẳn sàng lên án, tố cáo họ.
Chức năng phỏng vấn, phản biện: Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư luận xã hội có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được. Dư luận xã hội cũng là người phản biện có uy tín đối với các quyết định của cơ quan Đảng, Chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội.
Để phát huy vai trò của nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì phải tiến hành điều tra dư luận xã hội thường xuyên, theo phương pháp sau:
- Nắm bắt dư luận xã hội thông qua hệ thống mạng lưới công tác viên. - Thành lập mạng lưới cộng tác viên từ huỵên đế các xã, thị trấn.
- Thường xuyên họp giao ban mạng lưới báo cáo viên, mỗi tháng 1 lần và họp đột xuất.
- Thông qua mạng lưới báo cáo viên báo cáo nhanh theo diển biến sự việc có liên quan xảy ra.
- Nắm bắt dư luận thông qua phân tích tài liệu: Thông qua báo cáo tháng, chuyên đề, sơ kết và tổng kết, bức thư, đơn khiếu nại, tố cáo...liên quan đến cuộc vận động.
- Phương pháp điều tra dư luận xã hội về cuộc vận động, theo bảng tiến hành theo các bước như:
+ Xác định chủ đề, mục đích nghiên cứu; + Xây dựng phiếu câu hỏi;
+ Chọn mẫu thăm dò;
+ Triển khai cuộc điều tra theo thực địa; + Xử lý các cứ liệu thu được;
+ Viết báo cáo.
Qua tổng hợp kết quả điều tra các cấp uỷ đảng đánh giá những việc làm được và chưa được mà dư luận quan tâm để bổ sung vào nhiệm vụ thực
hiện Cuộc vận động có hiệu quả hơn.
Kết luận chương 2
Để tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu và trở thành nội dung quan trọng trong hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, huyện uỷ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cần quán triệt và thực hiện tốt hệ thống các giải pháp: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các của cấp uỷ, Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, quan tâm, quán triệt sâu sắc hơn về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, chiều rộng lẫn chiều sâu; Kết hợp chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả nội dung cuộc vận động với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương và đơn vị, với các cuộc vận động, các phong trào khác; Kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức của Bác; Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến các xã, thị trấn và nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng Cuộc vận động.
Những giải pháp trên đây có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Đảng bộ huyện Tháp Mười trong thời gian tới.