Tổn thất xảy ra với hàng hóa ngoài do thiên nhiên còn do sự cẩu thả trong quá trình chuyên chở, xếp dỡ, hoặc do hành động trộm cắp cố ý…Nếu những tổn thất đó có thể được giảm thiểu thì không những người bảo hiểm giảm được tỉ lệ bồi thường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm phí cho khách hàng mà còn bảo vệ được hàng hóa cho xã hội nói chung. Do đó, đề phòng và hạn chế tổn thất không chỉ là nghĩa vụ của các DNBH mà còn là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm. Mặc dù, một trong số các rủi ro trên là bất khả kháng, nhưng điều quan trọng được ghi nhận là một số rủi ro có thể tránh được hoặc giảm thiểu bằng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất hiệu quả, chủ động của những người liên quan đến quá trình vận chuyển (nhà bảo hiểm, người xuất khẩu, người nhập khẩu, người vận chuyển).
Đề phòng tổn thất là chỉ các biện pháp được sử dụng để hạ thấp tần suất tổn thất hay nói các khác là ngăn ngừa tổn thất xảy ra. Hạn chế tổn thất là các biện pháp sử dụng nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của tổn thất khi rủi ro xảy ra. Hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất bao gồm 3 khâu:
Một là, phải điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm để xác định rủi ro của đối tượng bảo hiểm và liên quan đến chính bản thân khách hàng. Hai là, phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lí rủi ro. Sau khi đã có được những thông tin cơ bản ở bước trên, nhân viên công ty dựa trên việc phân tích đặc điểm rủi ro đối tượng bảo hiểm và những tổn thất trong quá khứ của khách hàng để tư vấn cho họ những biện pháp cụ thể để quản lí rủi ro. Ba là, thực hiện chương trình quản lí rủi ro. Đây là công việc chủ yếu thuộc về phía người tham gia bảo hiểm, nhiệm vụ của họ
là thực hiện đúng những gì đã cam kết với nhà bảo hiểm, còn nhà bảo hiểm cử người kiểm tra xem chương trình có phù hợp với thực tế hay không và cung cấp thêm những dịch vụ tư vấn phù hợp.
Hàng năm, PJICO luôn trích ra một tỷ lệ % nhất định so với doanh thu phí kế hoạch của nghiệp vụ để lập quĩ đề phòng và hạn chế tổn thất cho bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển (thường là 2% doanh thu phí kế hoạch). Quỹ này sẽ được chi cho các việc như: thuê công an, hải quan giám sát tại cảng, cử người giám định tàu và hàng hàng hóa trước khi xếp hàng…hoặc chi mua các phương tiện cứu hộ, thuê đội cứu hộ trên biển để cứu tàu và hàng hóa gặp tổn thất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất có thể…Tuy nhiên, do kiến thức nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa, kiến thức ngoại thương của các khai thác viên, đại lí còn hạn chế nên công tác đánh giá rủi ro cho đối tượng bảo hiểm và tư vấn quản lí rủi ro cho hàng hóa chưa được tốt. Lực lượng giám định viên còn mỏng và yếu về chuyên môn nên việc giám sát hàng hóa trước khi xếp lên tàu thực hiện chưa tốt. Việc tư vấn và giám định còn yếu thể hiện ở các mặt sau: về công tác chuẩn bị tàu, về cách chèn lót phù hợp, về chất xếp hàng đúng kĩ thuật, tư vấn về biện pháp thực hiện trong hành trình, giám định khi dỡ hàng. Vì vậy, nếu làm tốt hơn khâu này có thể làm giảm hư hỏng và thiếu hụt hàng hóa mà nguyên nhân là do con người hoặt giảm thiệt hại với những rủi ro của tự nhiên.
Bảng 2.8: Tình hình chi đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ.
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1.Tổng chi phí Tỷ đ 44,35 55,32 86,14 34,14 37,62 2.Chi đề phòng và hạn chế tổn thất Tỷ đ 1,249 1,437 1,580 1,411 1,545 3.Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất % 2,8 2,6 1,83 4,01 4,1
(Nguồn: Phòng giám định và bồi thường- PJICO)
dẫn đến tỉ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất là khác nhau giữa các năm. Năm 2005, tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất là thấp nhất vì doanh thu phí tăng với tốc độ khoảng 10% trong khi tốc độ tăng của chi phí 55,7% nhanh gấp 5 lần. Tử số tăng chậm nhưng mẫu số tăng nhanh thì rõ ràng kết quả sẽ phải nhỏ đi. Năm 2006, 2007 do doanh thu phí lớn nhưng chi phí nghiệp vụ giảm xuống còn rất nhỏ nên tỉ lệ chi này đã tăng lên tới hơn 4% trong tổng chi phí.