Trong khoa học hoá học nói chung và bộ môn hoá học ở trờng phổ thông nói riêng tình huống có vấn đề xuất hiện rất nhiều. Những nội dung này nằm rải rác ở các bài, các chơng khác nhau trong chơng trình hoá học phổ thông.
Việc tìm ra thuyết cấu tạo chất đợc bắt đầu từ sự xuất hiện liên tiếp các tình huống nghịch lý - bế tắc. Sau khi nghiên cứu thuyết cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn và định luật tuần hoàn, hàng loạt tình huống "tại sao" xuất hiện trong các bài giảng: tại sao nguyên tố này có tính ôxi hoá mà nguyên tố kia không không có ? Tại sao clo không tồn tại tự do trong tự nhiên ? Tại sao HCl tan mạnh trong H2O ?... Sau khi nghiên cứu thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ, các tình huống có vấn đề xuất hiện: "Tại sao chất A có thể tham gia phản ứng cộng H2 ...? Tại sao chất này có tính axit mạnh hơn chất kia ...? => nội dung kiến thức tăng thì tình huống có vấn đề tăng.
Nh vậy, tính phát triển, tính phân hoá và tính vấn đề trong nhận thức bộ môn hoá học luôn luôn gắn liền với nhau, sinh thành ra nhau. Sự phát triển của khoa học hoá học sẽ dẫn tới sự phân hoá và càng phát triển, càng phân hoá thì tính vấn đề trong từng nội dung nhận thức càng phong phú rõ nét. Khi các vấn đề nhận thức đợc giải quyết trọn vẹn thì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển sâu sắc về bản chất và đồng thời tính phân hoá rõ nét.
2.2/- Xây dựng hệ thống các bài tập phân hoá trong giảng dạy hoá học.
2.2.1/- Nguyên tắc xây dựng.