5.16 – Qui trình kỹ thuật thao tác thả lưới kéo

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình kĩ thuật khai thác docx (Trang 101 - 103)

L ưới rê A-H A A A √ A-H

H 5.16 – Qui trình kỹ thuật thao tác thả lưới kéo

+ Dắt lưới

Thời gian dắt lưới cũng là thời gian làm ra sản lượng khai thác. Trong một chu kỳ

của mẽ lưới đánh bắt thì giai đoạn này là thời gian trực tiếp làm ra sản phẩm. Trong giai đoạn dắt lưới, cần chú ý đến hai yếu tố cần thiết và quan trọng là: tốc độ dắt lưới và thời gian dắt lưới.

Tốc độ dắt lưới thì chưa hẳn là phụ thuộc vào tốc độ di chyển của cá. Đối với mỗi loại tàu nhất định nào đó và tuỳ từng loại cá mà sẽ có tốc độ dắt lưới tối ưu. Việc xác

định tốc độ dắt lưới tối ưu thì phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khai thác, trên cơ

sở xác định được tốc độ cần thiết sao cho đảm bảo vừa đủ đánh bắt cá, bởi vì tốc độ

lớn hơn hoặc nhỏ hơn tốc độ tối ưu này thì sản lượng khai thác sẽ giảm. Thí dụ, - nếu gọi Pp là sức kéo của tàu = hằng số (const.)

- nếu gọi R là lực cản của lưới, R = K.S.V2.

Trong điều kiện làm việc bình thường thì: R = K.S.V2 = Pp= const. Nếu vận tốc dắt lưới tăng lên n lần, thì lực cản R tăng lên n2 lần, khi đó hiệu suất khai thác sẽ giảm, bởi tốc độ di chuyển của tàu giảm.

Thời gian dắt lưới thông thường từ (0,5 –3,0) giờ. Thời gian dắt lưới ngắn hay dài là tùy thuộc vào ngư trường rộng hay hẹp, mật độ cá nhiều hay ít. Nếu thời gian dắt lưới quá ít cá sẽ không vào nhiều, rất tốn công lao động và nhiên liệu cho phải tời thu thả lưới bở việc thu thả lưới quá nhiều lần, nhưng nếu thời gian dắt lưới quá dài có thể

gây quá tải cho việc kéo lưới, mặt khác cá cũng bị hư hại nhiều. Do vậy, nếu chỉ là khai thác thăm dò ngư trường thì thời gian dắt lưới thăm dò có thể từ 0,4-1,0 giờ. Còn khi khai thác ổn định thì thời gian dắt cho một mẽ lưới có thể là 3 giờ.

Trong quá trình dắt lưới cần bám sát ngư trường hoặc đàn cá, bởđàn cá có thể chỉ

xuất hiện trong một vùng nhỏ hoặc nằm ở luồng lạch hẹp. Do vậy, cần thay đổi phương dắt lưới, chạy tới rồi quay đầu lại theo hướng song song với hướng trước đó, cứ thế mà chạy đi, rồi quay lại nhiều lần. Trong thời gian này cũng cần theo dõi, để ý

đến diễn biến tình hình các tàu bè đi lại hoặc các phương tiện, nghề khai thác khác xung quanh khu vực tàu ta đang hoạt động nhằm tránh gây sự cố va đụng tàu thuyền khác hoặc lưới kéo của ta có thể chạy cắt ngang ngư cụ khác như là lưới rê, nghề

câu,... + Thu lưới

Ta có qui trình kỹ thuật thao tác thu lưới Kéo như sau (Hình 5.17):

Sau khi đủ thời gian mong muốn cho một mẽ lưới thì ta tiến hành thu lưới. Khi thu lưới, trước hết, ta cần giảm tốc độ tàu. Có thể cắt ly hợp số của máy tàu, chỉ cho tàu đi tới bằng trớn. Tiếp đó, cho máy tời hoạt động để thu cáp kéo, trong thời gian này cần cẩn thận xem xét coi hai ván có được cuốn lên đều không, bởi có thể có một ván bị

xúc bùn, dễ gây nguy hiểm lật tàu. Đến khi nào hai ván đã lên hết trên mặt nước, ta tiến hành đưa ván lưới vào đúng giá treo của nó. Cần lưu ý là đối với lưới kéo thả mạn thì trong quá trình thu lưới cũng phải chạy vòng tròn ngược lại với quá trình thả lưới và theo nguyên tắc là mạn làm việc của tàu phải nằm cuối gió, nếu có sóng gió to. + Lấy cá

Sau khi thu lưới đến phần đụt thì cẩu đụt lên tàu, nếu sản lượng cao thì phải dùng

đến dây phân chia sản lượng để cẩu từng phần, xổ cá ra, rồi tiếp tục thu phần còn lại. Sau khi xổ tháo cá xong thì xem xét nếu thấy lưới bị rách một vài chổ nhỏ cần phải vá lại ngay, rồi thắt miệng đụt lại và tiếp tục chuẩn bị thả mẽ tiếp theo.

5.2.5 Sự bố trí, trang thiết bị lưới kéo đuôi và kỹ thuật khai thác lưới kéo

đuôi.

5.2.5.1 Sơđồ bố trí lưới kéo đuôi

Ta có sơđồ bố trí các trang thiết bị lưới kéo đuôi trên boong tàu như sau (H 5.18):

nước gió e d c b a

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình kĩ thuật khai thác docx (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)