Tình hình TMĐT tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Xây dựng trung tâm xúc tiến Thương Mại Điện Tử pdf (Trang 25 - 32)

Để cạnh tranh trong một môi trường hướng đến toàn cầu hoá, các doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới thực sự đang đứng giữa sự sống - hoặc - cái chết, và các nước EU cũng như các nước khác như Mỹ và Nhật Bản cũng đang giao tranh dữ

dội trong việc dẫn đầu trong thương mại điện tử. Chính phủ của các nước phát triển

đang đưa ra các dự án mới nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thu hút nhân lực lành nghề từ các nước khác trên thế giới

Trong hoàn cảnh này, các công ty Hàn Quốc cũng đang tăng tốc để thực hiện việc đơn giản hoá hoạt động thương mại, bên cạnh đó Chính phủ Hàn Quốc cũng nỗ

qua các chương trình như “Chương trình hành động cơ bản về Thương mại điện tử

năm 1999” và “Chính sách toàn diện cho sự phát triển Thương mại điện tử” năm 2000 và “Sáng kiến kinh doanh điện tử tại Hàn Quốc” vào năm 2001.

Tại Hàn Quốc, dự kiến tốc độ phát triển thị trường thương mại điện tử sau năm 2003 sẽ đạt trên 150 ngàn tỷ WON và đạt 4,2 ngàn tỷ Won (chiếm 0,87% của GDP) thêm vào đó giá trị sẽ được gia tăng hàng năm. Với những kết quả trên Hàn Quốc đã coi là một nước tiên tiến trong kỷ nguyên số.

Trong phần này sẽ đưa ra những con số cơ bản về khả năng tăng trưởng của Thương mại điện tử tại Hàn Quốc bằng việc xem xét lại hiện trạng của thị trường thương mại điện tử của Hàn Quốc. Trước hết, báo cáo sẽđánh giá khảo sát cơ sở hạ

tầng TMĐT theo thực trạng của các vùng thương mại điện tử, các ngành nghề triển khai TMĐT và cuối cùng là chìa khoá để phát triển thương mại điện tử tại Hàn Quốc.

Thương mại điện tử đã phát triển lượng người dùng Internet đồng thời cũng tăng tốc phát triển ngành công nghệ thông tin. Với các giao dịch B2B chủ yếu vào năm 2000, các dự án TMĐT đã phát triển ngày một nhanh cả về số lượng cũng như

chất lượng giao dịch. Internet cũng đã trở nên được quan tâm nhiều hơn, lượng máy tính tiêu thụ hàng năm ngày một tăng song song với sự phát triển này các nhà công nghệ cũng đưa ra các giải pháp về băng thông Internet. Với sự hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ Hàn Quốc, ngành công nghệ thông tin nói chung cũng như hệ

thống mạng viễn thông nói riêng đã được vực dậy và phát triển nhanh chóng. Sự

phát triển của băng thông rất quan trọng nó giúp người dùng truy cập Internet nhanh và đơn giản hơn, đồng thời nó cũng đưa đến cho người dùng chất lượng cao về cả

dịch vụ và nội dung, trên cơ sở đó nó đã góp phần đưa Hàn Quốc trở thành siêu cường quốc về thông tin. Trên cơ sở “new economy” (quản lý mới) dựa trên nền tảng Internet và hệ thống cơ sở hạ tầng, năng lực công nghiệp TMĐT tại Hàn Quốc đã và

đang được đánh giá cao và được coi là hướng kinh doanh mới.

Trong khi loại giao dịch B2C đang được chú ý phát triển, thì tình trạng phát triển loại hình kinh doanh B2B và B2G được đánh giá là yếu. Chính phủ Hàn Quốc và đặc biệt là các nhà kinh doanh cũng đang đưa ra các định hướng cơ bản và các chính sách hỗ trợ đế TMĐT ngày càng phát triển. Tổng số các giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc đạt 47.93 tỷ USD vào năm 2000 và 99.15 tỷ USD vào năm 2001, số lượng các giao dịch tăng 250% trong vòng 1 năm. B2B là loại giao dịch trong TMĐT, đồng thời loại hình B2C cũng đang từng bước phát triển. Cả hai loại giao dịch bán lẻ

thông thường và bán lẻđặc biệt đều hoạt động mạnh. Trong đó các loại giao dịch bán lẻđặc biệt đạt (84,8% vào tháng 2 năm 2002). Tổng cộng có 1.529 công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến và không trực tuyến khi chỉ có 747 công ty thực hiện cung cấp trực tuyến.

Gần 20% tổng số người dùng Internet tại Hàn Quốc được coi là khách hàng thương mại điện tử tiềm năng dạng B2C. Theo một khảo sát về nhu cầu của khách hàng trên Internet của 1000 người dân sống tại Thủ đô Seoul được thực hiện bới

KISDI (Korea Information Society Development Institute) trong tháng 12/2000, khoảng 18,2% số dân đã thường xuyên mua sắm trên Internet. và trong một báo cáo khảo sát khác thì 18,9% số dân đã mua sắm trên Internet ít nhất một lần.

Tính đến tháng 2/2002, khối lượng giao dịch bằng hình thức bán lẻ trên Internet là 2.276 lần trị giá 278 triệu USD tăng 142 triệu USD so với 136 triệu vào tháng 2/2001. Con số tăng trưởng đầy ấn tượng về lợi tức nhưng thực ra các công ty kinh doanh trên Internet chưa hề có lãi trên các con số này, lý do vì chi phí thẻ, chi phí hoạt động và các chi phí khác còn quá cao. Theo những khảo sát của KISDI, chỉ

3,8% cửa hàng trên Internet là hoà vốn trong năm 2000. Trong khi đó, sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài ngày càng gay gắt. Những trang Web nổi tiếng trên Internet như Yahoo và Lycos đã ngày càng phố biến rộng rãi tại Hàn Quốc. Trang Web Amazon.com là một ví dụ cụ thể. Amazon.com đã lập chiến lược liên kết với Công ty SAMSUNG để thiết lập hệ thống bán sách trên Internet. Thị trường thương mại điện tử ngày càng được khuyến khích phát triển và cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trong nước và các công ty quốc tế.

Một yếu tố khác rất quan trọng điều khiển sự tăng trưởng thương mại điện tử

tại Hàn Quốc là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử của những doanh nghiệp lớn. Các công ty lớn tại Hàn Quốc theo đuổi hoạt động thương mại điện tử mà không hề phân biệt giữa B2C và B2B đã thực sự kích thích thị trường. Trong thời điểm này Công ty SAMSUNG đã trở thành một doanh nghiệp lớn có khối lượng hàng hoá giao dịch trên Internet cao nhất. Công ty này cũng đã nhanh chóng hình thành một bộ

phận chuyên kinh doanh điện tử. Dựa trên các quan hệ sẵn có của nó với Amazon, SAMSUNG đã tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình bằng cách liên doanh với trực tuyến với hãng AOL (Mỹ). Ngay lập tức SAMSUNG đã trở thành công ty hàng đầu về kinh doanh thương mại điện tử tại Hàn Quốc.

Theo đánh giá khảo sát các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Hàn Quốc vào quý 3 năm 2002, khối lượng các giao dịch dưới dạng B2B đạt tới 22,74 tỷ USD, tăng 22,4% (4,16 tỷ USD) so với quý trước (18,58 tỷ USD).

Các giao dịch từ chủđộng từ phía người mua chiếm 76,5% (17,4 tỷ USD) của tổng số giao dịch dạng B2B ở quý 3 năm 2001. Con số này đã tăng 19,5% (2,83 tỷ

USD) so với quý trước. Các giao dịch dựa trên cơ sở đối tác truyền thống là 14 tỷ

chiếm 80,6%. Các giao dịch thương mại trên cơ sởđối tác truyền thống chủ yếu trao

đổi các mặt hàng nhưđiện tử, máy móc, dầu khí…, dựa trên nền tảng mối quan hệđã có sẵn từ trước nên các giao dịch này hoàn toàn đứng trên yếu tố tin tưởng và tiết kiệm. Tổng cộng các giao dịch mở là 3,38 tỷ USD chiếm 19,4% tổng số các giao dịch, chủ yếu là do người mua chủđộng. Con số này cho thấy các giao dịch mở thực sự dựa vào sự cạnh tranh giữa những nhà cung cấp với các dịch vụ MRO (bảo trì, sửa chữa, hoạt động) và các tiêu chuẩn khác. Các giao dịch do người bán chủ động

đạt 4,55 tỷ USD chiếm 36,9% tăng 1,22 tỷ USD so với quý trước. Đặc biệt hơn, các giao dịch dựa trên nền tảng đối tác truyền thống đạt tới 4,2 tỷ USD và các giao dịch

mởđạt tới 350 triệu USD. Các giao dịch thông qua môi giới đang dần dần thâm nhập vào thị trường nó đạt tới 790 triệu USD, chiếm 3,4% các giao dịch thương mại dạng B2B. Loại giao dịch này tăng 14,3% (110 triệu USD) so với quý trước.

Khối lượng giao dịch dạng B2G trong quý 3 năm 2001 thực hiện từ 56 đơn vị

của chính phủ (trong đó 37 đại lý của Chính phủ tại trung ương và 19 tổ chức Chính phủ tại địa phương) đạt 1,11 tỷ USD. Hầu hết là các hoạt động giao dịch giữa các tổ

chức Chính phủ trung ương. Vật liệu và thiết bị máy móc là hai loại giao dịch chủ

yếu của các hợp đồng thương mại điện tử B2G.

Không giống như các giao dịch TMĐT dạng B2B và B2C, B2G mới bắt đầu vào quý 1/2001 với tỷ lệ 10%, nó thực sự phát triển vào quý 2 với chỉ số 89% (theo báo cáo Korea National Statistical Office, ngày 20/12/2001). Loại giao dịch này tăng trưởng một cách bất ngờ và rất khả thi nó mang lại cơ hội để phát triển môi trường e- government và nhiều chương trình khác của Chính phủ trong môi trường thương mại

điện tử.

Tuy nhiên, quay trở lại với việc thực hiện giao dịch dạng B2G trên thực tế nó

được thực hiện bằng lời nói nhiều hơn bằng các hành động thực tế. Vấn đề khó khăn lớn nhất không phải là việc phát triển hệ thống mà là hoạt động của các hệ thống thông tin, vấn đề quản lý và chương trình tính toán. Nói một cách khác, Chính phủ

Hàn Quốc đang muốn có thêm thời gian để thực sự thích nghi với các giao dịch kinh doanh với các nhà cung cấp. Thực tế, Chính phủđã ưu tiên các hợp đồng với các nhà cung cấp được chọn dựa vào các mối quan hệ sẵn có nhiều hơn là các hợp đồng dựa trên giá cả, đây thực sự là một vấn đề lớn trong giao dịch B2G.

• Thương mại điện tử chính sách và những trở ngại của Hàn Quốc - Chính sách về bảo mật cá nhân

Theo một báo cáo (KRNIC 2001) khảo sát đối với 125 công ty, có 107 công ty (chiếm 86%) có chính sách bảo mật riêng. Trong đó, 106 công ty (chiếm 98%) đã đưa ra những chính sách của họ trên Websites, họ đảm bảo về việc giữ bí mật các thông tin cá nhân. Nhưng khi hỏi liệu họ có thực sự thực hiện các những chính sách của họ về việc bảo mật thông tin cá nhân, thì chỉ 33 công ty (35%) trả lời khẳng định là có. Nói một cách khác người dùng có thể

khó có thể có được quyền lợi trách nhiệm của các công ty đối với các thông tin cá nhân mà các công ty có được từ những người tham gia TMĐT.

Hơn nữa, 100 công ty, hoặc 80% câu trả lời của các công ty nói rằng họ có nhân viên để quản lý các thông tin cá nhân. Trong đó 63 công ty (65%) có tạo ra các mức quản lý bảo mật thông tin cá nhân. Còn lại 34 công ty (35%) vẫn không hề có các bước bảo đảm thực hiện bảo mật thông tin cá nhân hoặc có nhân viên đảm trách nhiệm vụ này. Điều này chỉ ra rằng các công ty vẫn còn tồn tại các nhược điểm về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của các khách hàng.

Mặc dù Hàn Quốc có những quy định cụ thể về việc bảo mật các thông tin cá nhân của các khách hàng tham gia giao dịch thương mại điện tử từđộ tuổi 14 trở lên nhưng theo khảo sát thì có đến 33 công ty báo cáo rằng họ chưa hề

thiết lập các chương trình như vậy. Đây là một bất cập gây trở ngại trong các giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc. Nó thực sự khiến người sử dụng dịch vụ lo ngại và không dám sử dụng các giao dịch TMĐT trực tuyến.

Xâm phạm thông tin cá nhân. Theo như Hãng bảo mật thông tin của Hàn Quốc thì họđã nhận được 12.329 lời than phiền vào tháng 11/2001, tăng xấp xỉ 530% so với cùng kỳ năm trước. Với tình hình này, sẽ có từ 18.000 đến 20.000 lời than phiền dạng này vào năm 2002.

Thiệt hại, xâm phạm và lạm dụng thông tin cá nhân đã được báo cáo khảo sát vào năm 2000 theo những luồng thông tin không mong muốn, không đúng theo yêu cầu, những yêu cầu thay đổi hoặc xoá bỏ thông tin cá nhân chưa có sựưng thuận của người dùng. Chủ yếu các than phiền này điều được sửa chữa và hoà giải giữa các đối tác.

- Bảo vệ khách hàng

Bảo vệ khách hàng thực sự là một cuộc cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ khách hàng chính là giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại điện tử. Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh này, những vấn đề chính như đưa sai các thông tin hoặc quảng cáo phóng đại trên Internet, tranh chấp tên miền, kết nối mạng gian lận, và cạnh tranh không công bằng xuất phát từ các hành động không công bằng khác. Để giải quyết vấn đề này Hàn Quốc đã lập ra Uỷ ban

điều đình TMĐT.

Với việc bảo vệ hơn 2000 trang web bán lẻ với 39 loại yêu cầu thực sự là vấn

đề lớn đối với việc thiết lập chính sách phù hợp của Chính phủ Hàn Quốc. Làm thế nào để có thể bảo mật được các thông tin cá nhân, các hợp đồng đã

được ký kết, các thông tin về giá cả và thông tin về việc giao hàng, các hình thức thanh toán, đây thực sự là một bài toán lớn với các nhà làm chính sách và các công ty thực thi chính sách tại Hàn Quốc. So sánh với kết quả khảo sát vào tháng 5/2001 thì hiện nay các yêu cầu này đã được xử lý dần dần với chiều hướng tốt, việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng cho thấy việc kinh doanh thương mại điện tửđã hướng về lợi ích của khách hàng nhiều hơn so với trước. Tuy nhiên, vẫn còn có một số Websites hoàn toàn không tuân theo chính sách bảo vệ khách hàng.

Một số công ty đã cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin cá nhân trên chính Websites của mình, số lượng các công ty này chiếm 54,5%, nhưng trên thực tế việc bảo mật thông tin trên mạng là thực sự khó khăn và phức tạp nên chỉ

giao dịch thương mại điện tử. Việc quản lý thông tin khách hàng và có các chính sách bảo mật thông tin hợp lý đang là vấn đề lớn đặt ra đối với không ít các Websites tại Hàn Quốc.

- Giải quyết các tranh chấp TMĐT

Với tốc độ tăng trưởng của TMĐT, các con số về vấn đề tranh chấp được gửi

đến Uỷ ban điều đình về TMĐT ngày càng tăng, từ 308 trường hợp vào năm 2000 lên đến 1310 trường hợp vào năm 2001. Đồng thời việc giải quyết các tranh chấp này cũng đã tăng gấp 5,5 lần từ 83 trường hợp năm 2000 đến 457 trường hợp năm 2001, con số trường hợp giải quyết dứt điểm được tăng từ 62 trường hợp năm 2000 đến 346 trường hợp năm 2001, tỷ lệ giải quyết dứt điểm tăng từ 87,3% lên đến 95,8%.

- Sở hữu tri thức

Thủ tướng Hàn Quốc đã ra sắc lệnh thi hành các đạo luật về TMĐT bao gồm cả vấn đề sở hữu vào ngày 27/3/2001. Trong đạo luật mới được sửa đổi này, Bộ Văn hoá và Du lịch Hàn Quốc đã chỉ rõ phạm vi sao chép máy tính, sách, và các giao diện trên màn hình. Ngoài ra còn có sắc lệnh bổ sung chỉ ra những vấn đề cụ thể về bản quyền trong các chương trình máy tính vào ngày 16/7/2001 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Viễn thông ký.

Do có quá nhiều các tranh chấp thường xuyên về tên miền, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập lập Văn phòng giải quyết các tranh chấp tên miền vào tháng 8/2001. Văn phòng này đã tiến hành phân xử các vụ tranh chấp tên miền từ tháng 10/2001, nó là trung gian xử lý các vụ tranh chấp tên miền có

đuôi .kr và hồi phục các tên miền. - Bảo mật và chứng nhận

Tại Hàn Quốc, đạo luật cơ bản về TMĐT và chữ ký điện tử có quy định chi tiết về bảo mật và chứng nhận. Trong luật cơ bản về TMĐT, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra các quy định cụ thể trong việc trao đổi tài liệu điện tử

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Xây dựng trung tâm xúc tiến Thương Mại Điện Tử pdf (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)