Những kết quả đạt đợc trong công tác chi viện của đờng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn đường hồ chí minh tuyến đường chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1959 1975) (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Những kết quả đạt đợc trong công tác chi viện của đờng Hồ Chí Minh

2.1.1. Giai đoạn 1959 - 1964

Mở đờng về Nam là nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân gửi gắm vào cán bộ, chiến sĩ đoàn 559 là một trọng trách vô cùng lớn lao. Bớc đầu nhận nhiệm vụ với rất nhiều khó khăn, phức tạp, con đờng bắt từ đâu? cung chặng bố trí nh thế nào? để bí mật vợt qua đợc cái gọi là "phòng tuyến chống xâm nhập" của kẻ thù dựng lên sau hiệp định Giơnevơ đợc ký kết và khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa của đất nớc. Tháng 6/1959, Đoàn 559 tổ chức xong tiểu đoàn 301 gùi thồ đầu tiên theo đờng đi mới mở, khẩu hiệu hành động của đoàn là: ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng, thậm chí phải "tránh địch, bí mật với dân". Sau tám ngày đêm vợt qua bao sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt, chốt chặn của kẻ thù, ngày 20/8/1959, chuyến hàng đầu tiên trên tuyến đờng gùi đợc giao cho Khu uỷ Khu V tại Tà Riệp thắng lợi. Kết thúc năm 1959, đoàn đã chuyển đợc vào khu V số hàng gồm 1667 khẩu súng bộ binh, hàng trăm nghìn viên đạn và một số quân dụng thiết yếu khác, đa 542 cán bộ, chiến sĩ vào làm nhiệm vụ ở miền Nam.

Trớc phong trào cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, nhằm thực hiện Nghị quyết hội nghị BCHTW lần thứ 15, BCT chủ trơng đẩy mạnh hoạt động chi viện chiến trờng. Vị trí, vai trò của đoàn 559 ngày càng quan trọng, nhiệm vụ của đoàn ngày càng nặng nề. Nhng địch càng tăng cờng lùng sục, đánh phá dọc đờng 9 ráo riết hơn. Trong tháng 6 cuối 1960, chúng mở 9 cuộc càn quy mô lớn cấp trung đoàn, s đoàn, có cuộc càn kéo dài hơn 3 tháng. Nắm bắt đợc tình hình chiến trờng nh trên, đoàn 559 đã tổ chức Hội nghị ban cán sự

(1/9/1960) ra quyết định: “phải quyết tâm tự lực cánh sinh, tranh thủ sử dụng đi đờng cũ, đồng thời tiếp tục soi đờng mới để làm đờng dự bị” [18, 12].

Để đảm bảo cho nhiệm vụ soi đờng, mở đờng phục vụ công tác vận chuyển, tháng 11/1960, Bộ tổng tham mu quyết định thành lập đoàn 70, lực l- ợng nòng cốt là tiểu đoàn 301 phơng thức vận chuyển đợc thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuỳ theo tình hình thực tế, ta kết hợp vận chuyển cả ban ngày và ban đêm, vận chuyển nhỏ lẻ hoặc tổ chức đi ồ ạt từng chuyến. Để khắc phục tình trạng bị động do ta chủ trơng lánh dân, đoàn nhanh chóng chuyển đổi ph- ơng thức hoạt động mới. Từ phòng tránh bị động tiến tới phòng tránh tích cực với phơng châm: đánh địch mà đi, đánh địch để vận chuyển. Đến cuối 1960, đã thiết lập đợc tuyến giao liên vận tải quân sự Trờng Sơn thực sự trở thành cầu nối giữa miền Bắc với căn cứ miền Nam, cùng với nhiệm vụ thờng trực và ngày càng đợc đẩy mạnh hơn.

Trớc tình hình bắn phá ác liệt của địch, nhiều nơi đã trở thành vùng trắng, vùng trống, đờng gùi thồ phía Đông gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thời gian phải ngừng hoạt động. Ngày 15/1/1960, Ban cán sự đoàn họp ra quyết định lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của tuyến trớc yêu cầu và nhiệm vụ mới. Trên cơ sở phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn, Ban cán sự chủ trơng “tăng cờng xây dựng kế hoạch vận chuyển cho hợp lý, cụ thể nhằm đảm bảo chất lợng hàng hóa trên đờng. Đảm bảo bí mật, sẵn sàng đối phó với địch trong mọi trờng hợp... Lấy tránh địch làm chủ yếu, trờng hợp không tránh đợc thì phải có kế hoạch đối phó, chiến đấu không để lọt vào tay địch” [11, 3].

Tháng 2/1960, địch mở cuộc càn “Hoành Sơn” vào miền tây Quảng Trị - từ phía Nam giới tuyến quân sự tạm thời vào đến đờng số 9, nhằm ngăn chặn, cắt đứt tuyến giao liên vận tải quân sự Bắc - Nam. Để đối phó với hoạt động đánh phá, ngăn chặn của địch, ngày 20/2/1960, ban cán sự họp khẩn cấp (lần thứ 3), hội nghị thống nhất phơng châm: tránh địch tích cực, bảo đảm an toàn bí mật, tranh thủ mọi điều kiện để thực hành vận chuyển, đồng thời chỉ rõ một số

nhiệm vụ cụ thể: “yêu cầu trớc mắt là phối hợp với địa phơng ra sức củng cố cơ sở nhân dân... tăng cờng cán bộ cho những trạm xung yếu. Bố trí mạng vô tuyến điện, bảo đảm chỉ huy ở cả hai đờng: tuyến vận tải quân sự 559 và tuyến giao liên thống nhất, tổ chức nắm địch chặt chẽ hơn nữa” [10, 3].

Cuối mùa thu năm 1960, miền Bắc cơ bản hoàn thành kế hoạch khôi phục và cải tạo kinh tế, bớc vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Tình hình mới đòi hỏi Đảng ta kịp thời đề ra chiến lợc cách mạng mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đó là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nớc nhà. Sau những năm triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, miền Bắc đạt đợc những thành tựu quan trọng, đáp ứng vai trò hậu phơng vững mạnh cho tiền tuyến lớn miền Nam.

ở miền Nam từ cuối những năm 1960 đầu năm 1961, sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ (28/1/1961) Kennơđi đã chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm chiến lợc “chiến tranh đặc biệt”.

Để đối phó và tiến tới đánh bại chiến lợc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Ngày 31/1/1961, BCT ra quyết định về nhiệm vụ quân sự 5 năm (1961 -1965) và phơng hớng nhiệm vụ trớc mắt của cách mạng miền Nam. BCT chỉ rõ những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng miền Nam lúc này là: Phát triển nhanh lực lợng vũ trang, lực lợng tại chỗ và lực lợng cơ động, chú trọng mở rộng căn cứ địa, xây dựng hậu phơng tại chỗ.

Về tổ chức chỉ đạo, BCT đề ra những chủ trơng quan trọng, đặc biệt là: “Mở rộng đờng hành lang Bắc - Nam, cả đờng bộ và đờng biển. Tăng cờng cán bộ chỉ huy, chính trị, hậu cần và một số đơn vị chiến đấu cấp đại đội, tiểu đoàn, nâng dần quy mô và khối lợng tiếp tế, vận chuyển phơng tiện vũ khí, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam” [1, 48].

Chủ trơng của BCT có ý nghĩa chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt động của tuyến chi viện chiến lợc - Đờng Trờng Sơn.

Để thống nhất lực lợng cũng nh hoạt động giao liên vận tải vào chiến tr- ờng trên tuyến hành lang, tháng 4/ 1961, quân Khu IV tổ chức mở đờng 129 nối đờng 12 với đờng 9 dài 180km để đảm bảo cho vận tải cơ giới. Thông đờng 129 là một bớc phát triển quan trọng của tuyến chiến lợc 559. Từ thế độc tuyến Đông Trờng Sơn, Đoàn 559 đã mở thêm đờng dọc theo biên giới Việt-Lào và đặc biệt quan trọng là đờng Tây Trờng Sơn - từ đơn thuần là đờng gùi thồ nội địa và dọc theo biên giới, đoàn đã tiến tới mở thêm ở Tây Trờng Sơn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 96/QP thành lập trung đoàn 71 trực thuộc đoàn 559.

Đầu năm 1963, ở miền Nam bằng thủ đoạn chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, Mỹ - ngụy liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét vùng nông thôn, đồng bằng và tăng cờng đánh phá vùng rừng núi. Đặc biệt, tăng c- ờng các cuộc hành quân chà xát dài ngày trên tuyến đờng gây cho ta nhiều khó khăn. Trong khi đó, kế hoạch vận chuyển chi viện chiến lợc QUTW giao cho đoàn 559 là: năm 1963, ngoài bảo đảm hành quân, bảo đảm nội bộ, đoàn có nhiệm vụ vận chuyển, giao cho Khu V, Tây Nguyên và Trị Thiên 600 tấn vũ khí, trang bị. Sau hai tháng, chỉ tiêu nâng lên 1020 tấn gồm cả vũ khí thiết bị và hàng sinh hoạt thiết yếu. Trớc tình hình đó, Nghị quyết của Đoàn 559 chỉ rõ ph- ơng hớng khắc phục: “Giữ vững và củng cố những hành lang hiện có, giữ các đ- ờng luôn kín đáo và mở, đồng thời, xây dựng các hành lang dự bị, tối thiểu cũng có 1 đờng chính, 2 đờng dự bị mới đảm bảo đợc liên tục và lâu dài. Do đó, công tác hành lang phải gắn liền với công tác dân vận, địch vận và công tác nắm địch gắn liền với đảng bộ địa phơng” [5, 230]. Sáu tháng đầu năm 1963, đoàn 559 chỉ chuyển giao cho khu V và Tây Nguyên đợc 36 tấn vũ khí, trang bị, đảm bảo cho hành quân đợc 47.2567 tấn gạo, tiếp tế cho hành lang Trị Thiên 11.232 tấn gạo, muối (tổng cộng 94 tấn) đa đón cán bộ vào 2.200 ngời và ra 1000 ngời. “Kết thúc năm 1963, mặc dù có nhiều khó khăn biến động về nhiệm vụ cũng nh tổ chức, kẻ thù đánh chặn quyết liệt, đờng trên đất bạn gần nh không hoạt

động đợc nhng đoàn 559 đã chuyển giao cho Tây Nguyên, Khu V, Trị - Thiên ... 436 tấn hàng, trong đó chủ yếu là vũ khí, trang bị thiết yếu khoảng 340 tấn, số còn lại là hàng bảo đảm hành quân, gạo và muối bảo đảm cho đờng dây khu V. Khối lợng lơng thực, thực phẩm bảo đảm nội bộ khoảng 1600 tấn. Số cán bộ chiến sĩ đợc bảo đảm hành quân qua tuyến vào chiến trờng là 7.116 ng- ời, số từ Nam ra Bắc là 1.080 ngời” [5, 107].

Bớc sang năm 1964, tình hình nhiệm vụ cách mạng trên cả hai miền Bắc, Nam có những bớc phát triển quan trọng.

ở miền Bắc, việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đạt đợc nhiều thành tựu to lớn, bớc đầu thiết lập đợc hình thái kinh tế - xã hội, đánh giá những thắng lợi quan trọng đó, tại hội nghị chính trị đặc biệt 3/1964 chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "miền Bắc nớc ta đã tiến những bớc dài cha từng thấy trong lịch sử dân tộc, đất nớc, xã hội và con ngời đều đổi mới" [12, 666]. Những thắng lợi mà miền Bắc đạt đợc đã tạo cơ sở vật chất, tinh thần để miền Bắc thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đối với cách mạng miền Nam.

ở miền Nam, có những thay đổi lớn trong nội bộ ngụy quyền Sài Gòn. Ngày 1/1/1963 Mỹ đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm thay Dơng văn Minh, hy vọng “thay ngựa giữa dòng” để “rút ngắn” cuộc chiến tranh và củng cố tinh thần quân đội Việt Nam cộng hoà. Chính quyền Sài Gòn từ đó lâm vào khủng hoảng triền miên. Ngày 23/11/1963, Tổng thống Kennơđi bị ám sát, Giônxơn lên làm tổng thống và tiếp tục tăng cờng chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Yêu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam càng đặt ra cấp bách với mức độ lớn hơn truớc. Đáp ứng nhu cầu đó, kế hoạch vận tải của đoàn 559 năm 1964 tăng gấp 3 lần 1963.

Quá trình hoạt động của đoàn 559 ngay từ giai đoạn mở đầu (1959 - 1964) là bằng chứng sống động về quy luật phát triển của cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc ta. Từ ngày soi đờng âm thầm lặng lẽ giữa mùa ma năm 1959, những ngời lính Trờng Sơn đã từng bớc nghiên cứu, nắm bắt quy luật

đánh phá ngăn chặn của kẻ thù, nghiên cứu điều kiện tự nhiên núi rừng Trờng Sơn, khảo sát mở hệ thống đờng gùi thồ, đờng ô tô dã chiến, kết hợp đờng sông nối tổng chiều dài gần 2.000 km (có 751 km đờng ô tô, hơn 600 km đờng gùi thồ, đờng giao liên xã, hơn 300 km đờng sông), khối lợng hàng đoàn 559 chuyển giao chiến trờng gần 2912 tấn, hơn 12.000 cán bộ, chiến sĩ đợc bảo đảm hành quân qua tuyến về công tác, chiến đấu ở chiến trờng” [17, 56].

Về tổ chức, lực lợng: đoàn 559 cũng có những bớc phát triển vừa mang tính tuần tự vừa mang tính nhảy vọt. Khởi đầu với gần 500 cán bộ, chiến sĩ hoạt động chủ yếu là gùi và vác hàng, sau hơn 5 năm con số đó lên tới 8000 và bớc đầu hình thành tổ chức kết hợp vận tải - giao liên với một lực lợng bộ đội hợp thành gồm vận tải, bộ binh, công binh, phòng không, bảo đảm tuyến vận chuyển không ngừng phát triển, góp phần đánh bại chiến lợc “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Kết quả hoạt động, xây dựng của toàn tuyến trong giai đoạn 1959 - 1964 đã tạo cơ sở vật chất và tinh thần, kinh nghiệm bớc đầu để đoàn 559 phát triển cơ giới hoá tuyến vận tải quân sự chiến lợc lên quy mô lớn, xây dựng hành lang Trờng Sơn thành căn cứ hậu cần chiến lợc trực tiếp của các chiến trờng Nam Đông Dơng trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc.

2.1.2. Giai đoạn 1965 - 1968

Bớc sang năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trên hai miền Nam - Bắc có những chuyển biến quan trọng. Với sự thất bại của chiến lợc “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lợc. Với chiến lợc “chiến tranh cục bộ”, Mỹ liên tiếp dùng không quân ném bom, đánh phá mà mục tiêu số một là giao thông vận tải, trọng tâm là đờng mòn Hồ Chí Minh. Giao thông vận tải trở thành mặt trận chiến đấu quyết liệt. Để bảo đảm yêu cầu cấp bách chi viện cho tiền tuyến, tháng 3/1965 Trung ơng cục miền Nam quyết

định thành lập hội đồng cung cấp miền. Hội đồng này có nhiệm vụ vận động nhân dân ra sức xây dựng căn cứ cách mạng, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác giao thông vận tải, từng bớc biến hậu phơng địch thành hậu phơng của ta xây dựng lực lợng TNXP và dân công phục vụ chiến trờng. Tháng 10/1965, BCT và QUTW xác định: “Đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong tình hình mới là nhiệm vụ trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 12 (12/1965) chỉ rõ: “vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trên những chặng đờng chiến lợc quan trọng. Toàn Đảng, toàn quân ta phải khắc phục mọi khó khăn để giữ vững những con đờng chi viện cho miền Nam” [18, 22-23].

Trớc hoạt động chống phá của địch, nhu cầu vận chuyển vào chiến trờng càng lớn, tổ chức và phơng thức vận chuyển cũ không còn đảm bảo và thích ứng nữa. Cuộc chiến đấu ở chiến trờng đòi hỏi phải thay đổi phơng thức hoạt động, phải chuyển lên cơ giới mới có thể vận chuyển với khối lợng lớn vào các chiến tr- ờng xa đúng nhu cầu của các chiến trờng. Nhiệm vụ chủ yếu của đoàn 559 là mở đờng và tổ chức vận chuyển chi viện cho các chiến trờng miền Nam và Hạ Lào, Đông bắc Campuchia. Đồng thời, có nhiệm vụ đảm bảo vật chất và an toàn cho các lực lợng hành quân.

Quyết định trên đây đánh dấu một bớc phát triển mới của đoàn 559 từ vận tải thô sơ chuyển sang vận tải cơ giới, từ quy mô cấp s đoàn lên quy mô một quân khu với những nhiệm vụ chiến lợc to lớn, những khó khăn phức tạp trên một địa bàn rất sâu và rộng.

Mùa khô năm 1965 - 1966, cuộc chiến đấu trên chiến trờng miền Nam đang bớc vào trận quyết chiến mới - quân dân miền Nam qua những trận đọ sức đầu tiên với quân viễn chinh Mỹ đã giành đợc chiến thắng vang dội ở Núi Thành, Ba Gia, Vạn Tờng ... đang tích cực chuẩn bị đánh bại cuộc phản công của địch, tiếp tục tạo thời cơ để giành thắng lợi quyết định. Để đáp ứng yêu cầu của chiến trờng, công tác giao thông vận tải đảm bảo yêu cầu chi viện cho cách

mạng miền Nam càng đợc đẩy mạnh. Tháng 11/1965 Ban Bí th và QUTW chỉ rõ nhiệm vụ của đoàn năm 1965-1966: “Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chi viện cho miền Nam còn lâu dài và hành lang qua đất bạn là con đờng vận chuyển chiến lợc cho đến khi chiến thắng đế quốc Mỹ ở Việt Nam và ở Lào” [5, 47]. Kết thúc năm 1965 nhờ đổi mới toàn diện các mặt hoạt động nên khối lợng

Một phần của tài liệu Luận văn đường hồ chí minh tuyến đường chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1959 1975) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w