Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi:

Một phần của tài liệu [Chuyên đề] KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH – PHAN ĐÌNH PHÙNG (Trang 49 - 50)

Ngoài việc phân biệt nguồn huy động theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn thì việc xác định nguồn tiền theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau:

(đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng/giảm Năm 2011 Tăng/giảm

Nội tệ 1.308.741 2.218.942 +910.201 2.871.911 +652.969

Ngoại tệ (quy về VNĐ) 647.845 336.683 -311.162 653.089 +316.406 Tổng vốn huy động 1.956.586 2.555.625 +599.039 3.525.000 +969.375

Bảng 2.5 : Nguồn huy động phân theo cơ cấu đồng tiền gửi

Qua bảng trên ta thấy nguồn nội tệ mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2010 tăng 910.201 triệu đồng so với

năm 2009 và năm 2011 tăng 625.969 triệu đồng so với năm 2010. Đồng thời với số liệu 3 năm gần nhất thì có thể nói nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của chi nhánh, lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động.

Năm 2009 nguồn nội tệ chiếm 66,89%, năm 2010 là 86,83% và năm 2011 chiếm 81,47% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn nội tệ rất hiệu quả, có nhiều dịch vụ đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền.

Bên cạnh đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, chi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ…Và kết quả đạt được là: năm 2009 lượng ngoại tệ huy động được là 647.845 triệu đồng, chiếm 33,11% trong tổng vốn huy động. Năm 2011 đạt 653.089 triệu đồng, tăng 316.406 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2010 do ảnh hưởng của tình hình chung của cả nước nên lượng ngoại tệ chi nhánh huy động được giảm gần 50% so với năm 2009, chỉ đạt 336.683 triệu đồng và chiếm 13,17% tổng vốn huy động.

Điều này cho thấy chi nhánh cần đầu tư thêm cho lĩnh vực huy động ngoại tệ, có những chiến lược cụ thể đáp ứng các dịch vụ của khách hàng và tăng lượng ngoại tệ cũng như nội tệ cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu [Chuyên đề] KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH – PHAN ĐÌNH PHÙNG (Trang 49 - 50)