Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng/giảm
Tiền gửi dân cư 764.805 1.082.813 1.805.000 +722.187
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.004.122 1.244.139 1.357.500 +113.361 Tiền gửi của TCTD khác 118.961 123.338 241.500 +118.162
Giấy tờ có giá 68.698 105.335 121.000 +15.665
Tổng nguồn vốn huy động 1.956.586 2.555.625 3.525.000 +969.375
Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm
Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Phần còn lại là của các TCTD và phát hành giấy tờ có giá.
Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế luôn được duy trì ổn định và tăng qua các năm. Đặt biệt là nguồn tiền gửi của dân cư, năm 2010 tăng 318.008 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 41,58%, năm 2011 tăng 66,69% so với năm 2010 và chiếm 51,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, nguồn tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào chi nhánh chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luôn được chi nhánh chú trọng và duy trì ổn định qua các năm: năm 2009 là 51,32%, năm 2010 là 48,68% và năm 2011 là 38,51%. Có thể nói nếu không có hai nguồn vốn huy động này thì không có hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh hai nguồn tiền trên thì chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD, mặc dù đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh
2011
6.85% 2.92%
vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên ta thấy được nguồn này chiếm tỷ trọng cũng gần 8% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 là 118.961 triệu đồng chiếm 6,08% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tăng 4.377 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm 4,83% trong tổng nguồn vốn huy động. Và năm 2011 chiếm 6,85%, tăng 118.162 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 95,8%. Mức tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động từ các TCTD là 161.266,33 triệu đồng / năm.
Ngoài các nguồn huy động trên thì chi nhánh còn huy động vốn qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, tuy tốc độ tăng trưởng không thực sư bền vững qua các năm nhưng cũng là một hình thức huy động có hiệu quả. Năm 2010 lượng vốn huy động được thông qua hình thức này là 68.698 triệu đồng chiếm 3,51% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2010, nguồn vốn huy động này được 105.335 triệu đồng, tăng 36.637 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 4,12% tổng vốn huy động. Năm 2011, nguồn vốn này có tăng nhưng rất nhỏ, được 121.000 triệu đồng, tăng 15.665 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 3,43% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh đã ngừng phát hành giấy tờ có giá đại diện là kỳ phiếu và tập trung vào các hình thức huy động khác.
Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Phan Đình Phùng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng, tăng trưởng không ngừng. Điều này cho thấy được chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặt biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả cao.