Cách mạngViệt Nam giai đoạn 1945-1954

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở angiêri trong sự đối sánh với phong trào giải phóng dân tộc ở việt nam (Trang 46 - 77)

B. Nội dung

1.3. Cách mạngViệt Nam giai đoạn 1945-1954

1.3.1. Cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng những năm 1945-1946.

Cách mạng tháng Tám đã giành đợc thành quả vĩ đại đó là nền độc lập dân tộc, lập nên chế độ dân chủ nhân dân, chính quyền dân chủ nhân dân, song những thành quả non trẻ ấy đang gặp phải muôn vàn khó khăn và thử thách hiểm nghèo: Nạn đói liên tiếp hoành hành, tài chính kiệt quệ, 90% dân số bị mù chữ, tệ nạn xã hội lan tràn khắp mọi nơi. Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập còn non trẻ.

Nguy hiểm nhất là ngay sau khi vừa tuyên bố độc lập, trên đất nớc Việt Nam đã có mặt quân đội Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc, Nhật và đằng sau chúng là đế quốc Mỹ. Theo hiệp ớc Pôtxđam, quân đội Anh đợc quyền vào Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào để giải giáp quân Nhật. Quân đội Pháp cũng trà trộn

kéo vào để dọn đờng cho chiến tranh xâm lợc, 20 vạn quân của Trung Hoa dân quốc đợc quyền kéo vào miền Bắc từ vĩ tuyến 16 trở ra để giải giáp quân Nhật và muốn bóp chết nền độc lập non trẻ của Việt Nam. Ngoài ra còn 6 vạn lính Nhật đang chờ nộp vũ khí cho quân Đồng minh, cha về nớc cũng gây nên biết bao điều phức tạp cho cách mạng Việt Nam.

Những chủ trơng, biện pháp của Đảng Cộng Sản Đông Dơng và Hồ Chủ tịch để bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng:

Về kinh tế, tài chính:

Để đẩy lùi nạn đói trớc mắt, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Ngày đồng tâm, hũ gạo tiết kiệm và đợc nhân dân hơng ứng nhiệt tình.

Để củng cố tiềm lực vật chất cho chế độ mới, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã phát động các phong trào nh Tăng gia sản xuất thực hành tiêt kiệm, Tấc đất tấc vàng, Không để một tấc đất bỏ hoang... Nhờ vậy vụ mùa năm 1946 Việt Nam đợc mùa lớn. Đời sống của nhân dân dần dần ổn định, tiềm lực kinh tế của Nhà nớc đợc nâng lên rõ rệt.

Chính phủ còn ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, thực hiện giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, phản động chia cho nông dân cày cấy.

Về tài chính, Đảng và Nhà nớc đã phát động nhiều phong trào nh Tuần lễ vàng, ủng hộ quỹ Độc lập, ủng hộ quỹ đảm phụ quốc phòng... Sau một thời gian ngắn nhân dân quyên góp đợc 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng cho quỹ Độc lập, 40 triệu đồng cho quỹ Quốc phòng. Ngày 31-1-1946 Nhà nớc ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và ngày 23- 11-1946 tiền Việt Nam bắt đầu đợc l- u hành trong cả nớc.

Về chính trị-xã hội:

Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14 về việc tiến hành Tổng tuyển cử trong cả nớc.

Ngày 20-9-1945 ký Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp.

Ngày 6-1-946 diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bấu Quốc hội. Hơn 90% cử tri trong cả nớc hăng hái đi bỏ phiếu và bầu đợc 333 đại biểu Quốc hội thay mặt cho khối đại đoàn kết toàn dân cả nớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất tại thủ đô Hà Nội.

Ngày 2-3-1946 kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I đợc triệu tập.

Từ ngày 28-10 đến 9-11-1946 kỳ họp thứ II Quốc hội khoá I đợc triệu tập. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hoà và danh sách Chính phủ liên hiệp lần thứ hai đợc thông qua.

Ngày 27-5-1946 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đợc thành lập. Ngày 27-7-1946 Đảng Xã hôị Việt Nam đợc thành lập.

Ngày 20-10-1946 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đợc thành lập. Về văn hoá-giáo dục:

Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để đẩy mạnh xoá mù chữ và từng bớc nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân. Kết quả đến tháng 9-1946 cả nớc có 76.000 lớp học với 2,5 triệu ngời đợc xoá mù chữ.

Nhà nớc còn triển khai xây dựng nền văn hoá dân chủ theo ba nguyên tắc

khoa học, dân tộc, đại chúng.

Báo chí cách mạng và công tác xuất bản trở thành vũ khí sắc bén chống thù trong, giặc ngoài.

Về an ninh quốc phòng:

Ngày 21-2 -1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Việt Nam công an vụ để đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị.

Ngày 22-5-1946 Chính phủ ra sắc lệnh quy định Vệ quốc đoàn trở thành Quân đội quốc gia Việt Nam để tăng cờng tiềm lực bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam chấp nhận cấp cho quân đội Tởng Giới Thạch một phần lơng thực và tiêu thứ tiền mất giá do chúng tung vào Việt Nam.

Ngày 11-11-1945 Đảng Cộng sản Đông Dơng tuyên bố tự giải thể (thực chất là rút vào hoạt đông bí mật để trách sự công kích phá hoại)

Ngày 1-1-1946 Chính phủ Lâm thời quyết định mở rộng cho Việt Quốc, Việt Cách 4 ghế trong Chính phủ. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá I, Nhà nớc Việt Nam quyết định nhờng cho bọn Việt gian tay sai của Tởng 70 ghế trong Quốc hội không qua tuyển cử.

Mặt khác Việt Nam nghiêm ngặt yêu cầu quân đội Tởng phải tôn trọng nền độc lập của Việt Nam, tôn trọng Chính phủ Việt Nam và tôn trọng vị trí Chủ tịch nớc của Hồ Chí Minh.

- Đẩy mạnh kháng chiến ở Nam bộ chống thực dân Pháp xâm lợc.

Mặc dù đã hai lần quỳ gối trao Đông Dơng cho Nhật song khi Nhật đầu hàng Đồng minh, chính phủ Pháp vẫn ngang nhiên coi Đông Dơng là thuộc địa của Pháp và ráo riết chuẩn bị lc lơng tiến hành chiến tranh xâm lợc Đông Dơng.

Ngày 6-9-1945 quân đội Pháp trà trộn trong quân đội Anh kéo vào miền Nam nớc ta để dọn đờng cho chiến tranh xâm lợc.

Vào đêm 22 rạng ngày 23-9-1945 quân Pháp bất ngờ đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam bộ tại Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lợc Việt Nam một lần nữa.

Ngày 23-9-1945 Trung ơng Đảng, chính phủ Việt Nam phát động Nam bộ kháng chiến.

Từ tháng 10-1945, quân Pháp tiến đánh các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra cả miền Nam.

Ngày 25-11-1945 Trung ơng Đảng ra bản chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc, để tăng cờng tiềm lực bảo vệ Tổ quốc.

- Hoà với Pháp để tạo điều kiện để xây dựng lực lợng cho kháng chiến lâu dài:

Từ ngày 28-1-1946 quân đội Anh nhờng cho Pháp quyền giải giáp quân Nhật ở miền Nam. Thực dân Pháp ra sức mở rộng chiến tranh ở miền Nam và còn muốn kéo quân ra miền Bắc để mở rộng chiến tranh ra cả nớc nên đã thoả thuận với Tởng Giới Thạch ký hiệp ớc Pháp-Hoa tại Trùng Khánh vào ngày 28- 2-1946.

Hiệp ớc Pháp-Hoa đã đặt Việt Nam trớc nguy cơ mất độc lập hoàn toàn cho Pháp một lần nữa. Ngày 6-3-1946 Hồ Chủ tịch đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với đại diện chính phủ Pháp bản hiệp định Sơ bộ để tiến tới ký chính thức với nội dung cơ bản sau đây:

- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có nghị viện riêng, chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dơng, nằm trong khối liên hiệp Pháp, phải tôn trọng quyền thống nhất của nớc Việt Nam, phải đình chiến ở miền Nam, tạo điều kiện để đi đến đàm phán chính thức.

- Việt Nam đồng ý cho Pháp kéo 15 ngàn quân ra miền Bắc thay quân đội Tởng giải giáp quân Nhật, song phải rút hết sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm số quân.

Ngày 14-9-1946 Hồ Chủ tịch kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ớc với nội dung nhân nhợng cho Pháp thêm một số quyền lợi để kéo dài mối quan hệ hoà hoãn với Pháp để tránh chiến tranh xảy ra vào thời điểm hoàn toàn bất lợi đối với Việt Nam.

1.3.2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946-1954).

Đầu tháng 12-1946 thực dân Pháp liên tục gây khiêu khích và gây xung đột với công an và quân tự vệ thủ đô Hà Nội, đánh chiếm Đà Nẵng, Hải Dơng, đa thêm quân vào Hải Phòng.

Ngày 18-12-1946 tớng Mooclie, đại diện chính phủ Pháp gửi tối hậu th đòi chính phủ Việt Nam phải giải tán quân tự vệ thủ đô và giao quyền kiểm soát cho chúng.

Trớc tình hình đó, trong hai ngày 18 và 19-12-1946 Ban Thờng vụ Trung - ơng Đảng Cộng Sản Đảng Dơng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Tối 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 22-12-1946 Ban Thờng vụ Trung ơng Đảng Cộng Sản Đông Dơng đa ra bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến, nêu lên một cách toàn diện t tởng, đờng lối, phơng châm chiến lợc của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính và nhất định thắng lợi.

Thực hiện mệnh lệnh của Trung ơng Đảng và Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc.

Giai đoạn 1. Từ đầu kháng chiến đến chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947. Âm mu, thủ đoạn của thực dân Pháp:

ở giai đoạn này thực dân Pháp dựa vào tiềm lực quân sự lớn thực hiện âm mu đánh nhanh, thắng nhanh với thủ đoạn là đánh chiếm các đô thị và những vị trí quan trọng trớc rồi tập trung lực lợng đánh một trận quyết định để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Chủ trơng của Đảng Cộng Sản Đông Dơng và Hồ Chủ tịch:

Biết rõ âm mu, thủ đoạn của thực dân Pháp, Đảng Cộng Sản Đông Dơng và Hồ Chủ tịch chủ trơng phòng ngự tích cực, xây dựng hậu phơng, tạo thế trận kháng chiến lâu dài. Cuộc chiến đấu của nhân dân các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra, nh Đà Nẵng, Huế, thành phố Vinh, Nam Định, Hải phòng, Hải Dơng, tiêu biểu nhất là cuộc chiến đấu trong suốt 60 ngày đêm của nhân dân thủ đô Hà Nội đã gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại lớn.

Để tiến hành kháng chiến thắng lợi, ngay từ đầu kháng chiến Đảng đã lãnh đạo nhân dân tích cực xây dựng hậu phơng trên tất cả mọi lĩnh vực.

- Về chính trị:

Khẩn trơng di chuyển cơ quan Trung ơng Đảng, Chính phủ từ Hà Nội lên Việt Bắc an toàn để lãnh đao kháng chiến. ở địa phơng bộ máy chính quyền cần phải đơc củng cố, kiện toàn để lãnh đạo kháng chiến.

- Về kinh tế:

Trong công nghiệp thì khẩn trơng chuyển máy móc, vật t, nguyên liệu, kho tàng ra vùng hậu cứ để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Trong nông nghiệp, Chính phủ phát động phong trào Tăng gia sản xuất với tinh thần Thực túc binh cờng, ăn no đánh thắng để đẩy mạnh sản xuất tạo ra tiềm lực kinh tế kháng chiến. Chính sách giảm tô 25% do Nhà nớc đề ra từ tháng 11-1945 tiếp tục đợc thực hiện tạo điều kiện cho nông dân đấu tranh với địa chủ.

- Về văn hoá giáo dục:

Phong trào xoá mù chữ tiếp tục đợc đẩy mạnh. Công tác báo chí, xuất bản đợc chấn chỉnh để phục vụ kháng chiến.

- Về xây dựng lực lợng quân sự:

Chính phủ quy định công dân từ 18 đến 45 tuổi đều đợc tuyển dụng vào lực lợng chiến đấu.

Nhân dân cả nớc còn ra sức xây dựng lực lợng 3 thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phơng, dân quân du kích.

Nhân dân trong các đô thị tản c về hậu cứ, thực hiện vờn không, nhà trống, thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch Phá cho rộng, phá cho sâu để thực dân Pháp không thể lợi dụng đợc.

Sau một thời gian thực hiện chủ trơng Phòng ngự, xây dựng hậuphơng của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam đã bớc đầu tạo ra sức mạnh cho kháng chiến đập tan âm mu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, giành thắng

lợi to lớn trên chiến trờng, tiêu biểu là chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947, đập tan cuộc hành quân tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp.

Kết quả: Sau 75 ngày chiến đấu, quân đội Việt Nam đã diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô, tàu chiến, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, thu đợc hơn 100 khẩu pháo và hàng ngàn súng các loại của địch.

ý nghĩa: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 là thắng lợi to lớn đầu tiên về quân sự của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc, buộc chúng phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

Với chiến thắng Việt Bắc thủ đô kháng chiến Việt Bắc và cơ quan Trung - ơng Đảng, Chính phủ Việt Nam đợc bảo vệ trọn vẹn, kháng chiến của nhân dân Việt Nam chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

Giai đoạn 2: Từ chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu- đông 1950.

Sau thất bại ở Việt Bắc lực lợng của thực dân pháp đã bắt đầu suy giảm, chúng buộc phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang thực hiện âm mu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ngời Việt đánh ngời Việt, từ tấn công sang bình định và đóng chốt, đồng thời thi hành những thủ đoạn phá hoại kháng chiến của nhân dân Việt Nam về mọi mặt.

Về kinh tế, chúng thực hiện chính sách 3 sạch (cớp sạch, phá sạch, đốt sạch). Về chính trị, tháng 7-1949 chúng thành lập chính phủ bù nhìn, đa Bảo Đại lên làm Quốc trởng kiêm Thủ tớng, thành lập hội tề ở các địa phơng. Về quân sự, thực dân Pháp thực hiện âm mu dùng ngời Việt đánh ngời Việt, tích cực xây dựng hệ thống lô cốt, boong ke, lập vành đai trắng để bảo vệ những vị trí quan trọng của chúng.

Nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng hậu phơng, đẩy mạnh kháng chiến toàn diện.

Về chính trị:

- Đảng Cộng Sản Đông Dơng phát động phong trào Tẩy chay Bảo Đại, phong trào phá tề để làm thất bại âm mu của địch.

- Tăng cơng sức mạnh và hiệu lực của chính quyền từ trung ơng đến cơ sở - Từ tháng 6-1948 Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua yêu nớc - ở Nam bộ, năm 1948 nhân dân tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. - Đến năm 1948 hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

- Từ tháng 6-1949 Đảng ta chủ trơng hợp nhất Việt Minh với Liên Việt lại thành một mặt trận chung.

Trên mặt trận kinh tế:

Đảng, Chính phủ giáo dục nhân dân đề cao cảnh giác trớc âm mu 3 sạch

của thực dân Pháp, tích cực xây dựng kinh tế kháng chiến đảm bảo yêu cầu tự túc tự cấp.

Năm 1949 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% và ra sắc lệnh lấy ruộng đất công, ruộng của thực dân Pháp, ruộng vắng chủ chia cho nông dân cày cấy.

Năm 1950 chính phủ quyết định xoá nợ, hoãn nợ của nông dân vay địa chủ. Trong công nghiệp, ta chú trọng đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng. Năm 1949 cả nớc có 130 xởng sản xuất vũ khí, tự chế tạo thành công các loại vũ khí quan trọng nh súng SKZ, ống phóng bom, súng cối 81 li, 120 li.

Trên mặt trận văn hoá giáo dục:

Đến cuối 1950 có 7500 thôn của 1500 xã của 84 huyện thuộc 10 tỉnh hoàn thành xoá mù chữ.

Từ tháng 9-1950 Nhà nớc bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống giáo dục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở angiêri trong sự đối sánh với phong trào giải phóng dân tộc ở việt nam (Trang 46 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w