2. Cơ sở thực tiễn
2.2. Nhận thức, thái độ, hành vi BVMT của học sinh tiểu học
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi BVMT của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 514 học sinh ở 5 trờng tiểu học thuộc thành phố Vinh - Nghệ An (Trờng TH Hng Dũng I, Trờng TH Hà Huy Tập I, Trờng TH Tr- ờng Thi, Trờng TH Lê Mao, Trờng TH Lê Lợi). Số học sinh này phân phối đều ở các trờng, khối lớp.
Chúng tôi dùng các phiếu điều tra (Xem các mẫu phiếu ở phần phụ lục)để khảo sát thực trạng GDMT ở các trờng phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi sử dụng hai hình thức điều tra chủ yếu: trực tiếp đối thoại thoải mái đối với
khoảng 50 học sinh;và học sinh trả lời bằng cách viết vào phiếu in sẵn do ngời nghiên cứu trực tiếp hớng dẫn. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Thực trạng về nhận thức, thái độ và hành vi BVMT của HSTH
Nhận thức Thái độ Hành vi
Đúng Cha đúng Phù hợp Cha phù hợp Đúng Cha đúng
74,46% 25,54% 68,48% 31,52% 87,20% 12,80%
Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy .
+ Về nhận thức : Đa số học sinh hiểu đợc MT là gì ? Nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm MT . Tuy nhiên, những hiểu biết đó của học sinh chỉ mới dừng lại ở mức độ khá khiêm tốn, cha xứng với tiềm năng sẵn có .
- Học sinh cũng nhận thấy các em cần quan tâm đúng việc BVMT ( xem đó là trách nhiệm của mỗi ngời : 78,5% ) và có thể làm nhiều việc để BVMT. Song khi đợc hỏi các em đã làm gì để BVMT, thì việc làm đúng duy nhất mà các em nêu là bỏ rác vào thùng rác : 74%. Các em rất ít đợc tổ chức các phong trào, các hoạt động thiết thực để góp phần BVMT. Các kiến thức học sinh đợc tiếp nhận chủ yếu dới hình thức thuyết giảng, dặn dò, bởi vậy các em thờng rất nhanh nhớ và dễ quên.
Đa số các em đều rất thích hình thức GDMT đợc dạy trong các môn học (80,5%) đặc biệt là môn TN-XH. Các em rất thích các hình thức tổ chức GDMT khác nh : tham quan, thu thập số liệu, dã ngoại, tham gia các phong trào tình nguyện, đợc xem băng video....
Học sinh bớc đầu nhận thức đợc tầm quan trọng và trách nhiệm tham gia BVMT, các em đã có những biểu tợng và tri thức sơ đẳng về MT sống, về vệ sinh MT.
+ Về thái độ - hành vi: Qua một quá trình quan sát, theo dõi hoạt động của học sinh chúng tôi thấy : Đa số học sinh đã tỏ thái độ phản đối với những hành
động gây ô nhiễm MT nh vứt rác bừa bãi, phóng uế…. Tuy nhiên số lợng học sinh vẫn còn hái hoa, bẻ cành, vẽ bậy lên tờng, xé giấy gấp máy bay vứt bừa bãi,….xảy ra rất nhiều hay còn ít học sinh hiểu đợc rằng "Tiết kiệm giấy bút, đồ dùng học tập" "tiết kiệm nớc" cũng chính là BVMT.
Chúng tôi nghĩ rằng không hẳn các em có thái độ cha phù hợp, có hành vi cha đúng đắn đối với MT, nhng do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do nhận thức không đầy đủ về BVMT nên các em đã có những hành động một cách vô ý thức. Mặt khác, trong thực tế còn có rất nhiều việc làm của ngời lớn gây ô nhiễm MT mà không bị lên án, hay xử phạt, điều này đã gây tác động trực tiếp đến học sinh. Con số này không phải là quá nhiều so với các em có thái độ tốt, song đó cũng là điều đáng lo ngại trong công tác GDMT ở tiểu học, vì GDMT cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức mà còn phải phát triển ở học sinh thái độ đúng đắn, có trách nhiệm, có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề MT .
Nh vây học sinh tiểu học đã có ý thức giữ gìn và BVMT song do hiểu biết còn hạn chế, do cha phân biệt đợc hành vi đúng sai, do không có điều kiện rèn luyện hành vi nên các em không có đợc những hành vi cần thiết hoặc có những hành vi vợt ngoài ý muốn của mình và vô tình phạm phải khuyết điểm sai lầm.
Điều đó cho thấy công tác GDMT phải sử dụng nhiều hình thức giáo dục, đặt GDMT đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó nhằm trang bị cho các em một số kỹ năng cơ bản và những biện pháp BVMT thông thờng để các em có thể tham gia có hiệu quả vào công tác này.