Tổ chức giờ học hoá học bằng sự đa dạng hoá các phơng pháp

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng hóa học (phần phi kim hóa học 11 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo của học sinh (Trang 62 - 65)

ơng pháp [2].

1.6.6.1. Dạy học bằng sự đa dạng các phơng pháp.

Dạy học bằng sự đa dạng các phơng pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lí nhiều phơng pháp, phơng tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khoá học, để đạt hiệu quả dạy học cao. Dạy học bằng sự đa dạng các phơng pháp bao hàm các nội dung sau đây:

- Sử dụng nhiều PPDH khác nhau: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nghiên cứu ...

- Sử dụng đa dạng các PTDH: thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, sơ đồ, sách giáo khoa ... kết hợp hoặc luân phiên lời nói của GV, chữ viết bảng, sơ đồ, hình

vẽ, mô hình, thí nghiệm ...; kết hợp hoặc luân phiên hình ảnh với âm thanh trong việc trình bày thông tin ... Một điều cần phải chú ý là sử dụng các PTDH một cách tối u, đòi hỏi ngời GV phải biết lựa chọn những phơng tiện thích hợp, với một số lợng vừa phải để đạt kết quả dạy học cao nhất. Ngời ta đă làm thí nghiệm với một lớp học đợc trang bị đầy đủ những thiết bị hiện đại nhất, và cố gắng tìm cách đa thật nhiều PTDH vào một tiết lên lớp. Kết quả là HS bị cuốn hút bởi những thiết bị mới lạ, mải say sa với những hình ảnh minh hoạ sống động, không còn tập trung chú ý vào bài giảng. Vì vậy nếu không có sự cân nhắc lựa chọn cẩn thận, chỉ tìm cách để đa thật nhiều PTDH vào bài giảng thì có thể dẫn đến tác hại làm cho giờ học kém hiệu quả.

- Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: dạy trên lớp (học bài mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra), trong phòng thí nghiệm, thảo luận, làm việc theo nhóm, tự học, phụ đạo, tham quan... Những hình thức dạy học này nếu biết kết hợp một cách khéo léo có thể thực hiện ngay trong một tiết lên lớp hay trong một buổi học. Nếu ngời GV chú ý thì với mỗi hình thức tổ chức dạy học cũng có thể sử dụng dới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: thảo luận nhóm có các biến thể là nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm do thầy điều khiển hay HS tự điều khiển ...

1.6.6.2. Một số căn cứ lựa chọn phơng pháp dạy học.

Mỗi PPDH chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi nó đợc sử dụng phù hợp với thực tế dạy học. Sau đây là một số căn cứ để lựa chọn PPDH:

- Mục đích dạy học chung và mục tiêu của môn học. - Đặc trng của môn học.

- Nội dung dạy học.

- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ HS.

- Điều kiện cơ sở vật chất (phòng ốc và trang thiết bị). - Thời gian cho phép và thời điểm dạy học.

- Trình độ và năng lực của GV.

- Thế mạnh và hạn chế của mỗi phơng pháp. Có thể trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau:

1.6.6.3. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng hoá các phơng pháp.

- Sử dụng PPDH thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể sẽ phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của mỗi phơng pháp. Chúng ta đều biết rằng mỗi một phơng pháp đều có những u, nhợc điểm riêng, không có phơng pháp nào là vạn năng. HS sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi GV lựa chọn đúng PPDH thích hợp với tiến trình bài giảng.

- Mỗi khi thay đổi PPDH là đă thay đổi cách thức hoạt động t duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho các em hứng thú hơn trong hoạt động học.

- Mỗi HS khác nhau thích ứng với những PPDH khác nhau. Sử dụng đa dạng các phơng pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phơng pháp dạy của thầy với phơng pháp học của trò, tạo sự tơng tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp. Những dạng HS khác nhau sẽ lần lợt tìm thấy các tình huống có lợi trong các dạng hoạt động thích hợp với bản thân.

- Mỗi lần thay đổi phơng pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh đợc sự đơn điệu, nhàm chán.

- Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn.

- Dạy học bằng sự đa dạng các phơng pháp góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, HS tiếp thu bài tốt hơn, sẽ thêm yêu mến môn học,

tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó.

- Trong xu hớng đổi mới PPDH nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả bài lên lớp hiện nay, dạy học bằng sự đa dạng các phơng pháp có rất nhiều ích lợi với cả thầy và trò. Tuy nhiên để đạt đợc thành công cần phải mạnh dạn làm thử và rút kinh nghiệm. Ngời thầy khi dạy học bằng sự đa dạng các phơng pháp sẽ phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực s phạm, sẽ không ngừng tự hoàn thiện mình và vơn lên trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng hóa học (phần phi kim hóa học 11 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo của học sinh (Trang 62 - 65)