Hoạt động của TNXP Thanh Hoá trong giai đoạn từ ĐôngXuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ Lịch Sử.

Một phần của tài liệu Lực lượng TNXP thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp (1950 1954) (Trang 39 - 47)

với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ Lịch Sử.

Sau 7- 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lợc Việt Nam, bị ngập sâu trong vũng lầy thất bại, bon cầm quyền phản động hiếu chiến Pháp càng ngày càng dựa vào Đế Quốc Mỹ để cứu vãn tình thế , Đế Quốc Mỹ đợc cơ hội can thiệp sâu vào Đông Dơng - Việt Nam. Sau khi thất bại trong chiến tranh Triều Tiên và buộc phải ký hiệp định đình chiến, Đế Quốc Mỹ ra sức hà hơi cho Pháp kéo dài cuộc chiến tranh ở Đông Dơng, hòng biến Đông Dơng thành căn cứ quân sự bao vây phe xã hội chủ nghĩa ở tiền đồn phía Đông - Nam á và làm bàn đạp chuẩn bị tiến công Trung Quốc, gây chiến tranh thế giới mới.

Với “Kế hoạch Na-Va” do chính Đế Quốc Mỹ vạch ra và chỉ đạo thực hiện, cả Pháp và Mỹ đều nuôi ảo tởng chỉ trong vòng 18 tháng (bắt đầu từ thu đông 1953) sẽ giành lại thế chủ động chiến lợc, chuyển bại thành thắng trên chiến trờng Đông Dơng. Trứơc âm mu mới của địch, nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là phải đập tan kế hoạch kéo dài và mở rộng chiến tranh của Pháp- Mỹ, cụ thể là đập tan kế họach Na –Va. Chấp hành chủ trơng đó của TW Đảng hàng chục vạn thanh niên xung phong đã đợc động viên vào việc chuẩn bị cho các chiến trờng. Đặc biệt sau một thời gian chiến đấu anh dũng, lực lợng TNXP đã lập đợc nhiều thành tích xuất sắc. Nhận thức đợc tầm quan trọng, cũng nh vai trò to lớn của lực lợng TNXP đối với cuộc kháng chiến, Bác Hồ khẳng định:

kháng chiến càng tiến tới, công việc càng nhiều, chúng ta cần cũng cố và phát

triển đội thanh niên xung phong để đảm bảo thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này.” [1;93-94]. Bác muốn xây dựng lực lợng thanh niên xung phong thành một tổ chức chặt chẽ, vừa có số lợng đông vừa có chất lợng cao để đủ sức tham gia phục vụ cuộc chiến đấu sắp tới đồng thời từ tổ chức TNXP, chuẩn bị một đội ngũ cán bộ và thanh niên đã qua rèn luyện, đủ tin cậy để đảm đơng nhiệm vụ sau khi kháng chiến thắng lợi.

Bác chỉ rõ: "Nhiệm vụ của đội TNXP là xung phong mọi việc bất kỳ việc khó, dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên"[1;94]

. Thành phần của đội gồm những thanh niên bần cố và trung nông. Những thanh niên trí thức quen lao động. Đội lốt giáo dục cho thanh niên tinh thần quyết tâm xung phong trong mọi việc. Rèn luyện thành những thanh niên gơng mẫu, những chiến sĩ thi đua để trở nên những cán bộ tốt sau này cho Đảng và Chính phủ.

Điều kiện vào đội: tất cả những nam thanh niên từ 18 – 25 tuổi có đủ sức khoẻ, thành phần lý lịch tốt tự giác, tự nguyện phục vụ đến ngày kháng chiến thành công và công nhận nội quy của đội.

Khi đã đủ những điều kiện trên, còn phải đợc đoàn thanh niên ở xã “Bình nghị” có xứng đáng rồi mới đợc công nhận vào đội. Vì vậy đợc lựa chọn vào đội thanh niên xung phong là một vinh dự lớn cho thanh niên ta.

Về cung cấp: thanh niên trong đội đợc Đảng và chính phủ u đãi nh bộ đội[5;57-58]

Để xây dựng đội TNXP đúng với ý kiến chỉ đạo của Bác, đầu năm 1953, Bác trực tiếp giao cho đồng chí Vũ Kỳ, th ký của Bác và đồng chí Tạ Quang Chiến trực tiếp tổ chức và lãnh đạo một đội TNXP khác để làm mẫu.

Ngày 26.3.1953 đại đội 261, đơn vị đầu tiên của đội TNXP đợc thành lập. Lần này cán bộ cán bộ đội viên toàn là nam. Đội TNXP đợc sự lãnh đạo trực tiếp của TW Đảng và Chính phủ mà Bác là ngời theo dõi và chỉ đạo cụ thể. Đến tháng 7.1953 quân số của đội đã lên đến 850 ngời. Đội đợc giao làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, xây dựng kho tàng thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang và củng cố vùng giải phóng. Một đơn vị khác đợc giao nhiệm vụ phục vụ an toàn khu (ATK) nơi làm việc của TW Đảng và chính phủ.

Để thống nhất lực lợng TNXP và thống nhất sự chỉ đạo của TW Đảng và Chính phủ phải thống nhất đội TNXP công tác TW do đoàn tổ chức chỉ đạo và đội thanh niên xung phong do đồng chí Vũ Kỳ trực tiếp phụ trách.

Bác giao cho đồng chí Nguyễn Văn Trân là uỷ viên hội đồng cung cấp mặt trận trực tiếp giải quyết. Tháng 8.1953 đồng chí Nguyễn Văn Trân triệu tập các đồng chí phụ trách các đội bàn việc thống nhất lực lợng TNXP. Cuộc họp đã nhất trí với chủ trơng của Bác lấy đội TNXP do đồng chí Vũ Kỳ, đội trởng làm mẫu. Đội thanh niên xung phong công tác TW do TW Đoàn thanh niên phụ trách sẽ lựa chọn một số cán bộ, đội viên là nam giới đúng tiêu chuẩn ở lại bổ xung vào đơn vị mới, còn các cán bộ, đội viên nam nữ thanh niên xung phong khác lại tiếp tục làm nhiêm vụ đã đợc giao.

Sau khi sắp xếp tổ chức, bổ xung quân số, phiên chế lại tổ chức, định tỷ lệ gián tiếp không quá 10% đến cuối năm 1953 quân số của đội là 3000 ngời. Đội chính thức mang tên: Đoàn TNXP TW - Ký hiệu XP do đồng chí Vũ Kỳ làm đoàn trởng, đồng chí Vũ Song, bí th tỉnh uỷ Hà Đông đợc TW điều về làm đoàn phó, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của TW Đảng và chính phủ.[5;58-59]

Cùng nằm trong không khí chung cảu cả nớc, hởng ứng lời kêu gọi của Đảng, chính phủ và Bác Hồ kính yêu, hàng vạn thanh niên Thanh Hoá lại tiếp tục tình nguyện tham gia lực lợng thanh niên xung phong.

Bớc vào Đông Xuân 19953 – 1954, lực lợng TNXP Thanh Hoá phát triển không ngừng để đáp ứng yêu cầu của kháng chiến, thời gian này số đông thanh niên miền Nam tập kết ra Bắc đều bổ sung vào TNXP. Chính trong thời gian này con em Thanh Hoá tham gia TNXP đông đảo nhất với 18.920 đội viên, hoạt động rộng khắp ở các khu Việt Bắc, Tây Bắc, Liên Khu IV, TNXP Thanh Hoá có mặt ở 5 đội trong tổng số 8 đội: 34,36,38,40,42, trụ vững ở những vị trí chiến đấu ác liệt nhất nh: Suối Rút- Tuần Pháo, Đèo Pha Đin, Ngã Ba Cò Nòi, cầu Tà Vày, [1;96-…

97] Có thể nói: vai trò lịch sử của TNXP Thanh Hoá gắn liền với cuộc tiến công chiến lợc Đông – Xuân 1953- 1954 và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Cuối năm 1953, để gỡ thế sa lầy trên chiến trờng Việt Nam với những thất bại liên tiếp, thực dân Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn mạnh nhất Đông Dơng. Đến đầu năm 1954 quân địch chiếm đóng Điện Biên Phủ lên tới 16.200 tên, lực lợng của chúng bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh, gồm

49 cứ điểm chia làm 3 phân khu: Phân khu trung tâm Mờng Thanh có chỉ huy sở, nhiều trung tâm đề kháng, nhiều cứ điểm bao quanh sân bay. Phân khu Bắc có 2 trung tâm đề kháng là Độc Lập, Bản Kéo. Phân khu Nam có trung tâm đề kháng là Hồng Cúm.

Sự hình thành của hệ thống phòng thủ Điện Biên Phủ lúc đầu chỉ để “cứu nguy Lai Châu”, “bảo vệ Thợng Lào” nhng về sau đợc tạo thành một “cái bẫy hiểm ác”, “cái nhọt hút máu độc”, “cái máy nghiền khổng lồ”, nhằm vào quân chủ lực của ta. Có thể nói: Điện Biên Phủ đã trở thành địa điểm trung tâm của kế hoạch Nava, nó vừa đóng chốt, kiểm soát cả một vùng rừng núi Tây Bắc, vừa án ngữ, uy hiếp chiến khu Việt Bắc của ta và của Thợng Lào. Mỹ và Pháp kiêu căng tuyên bố: “Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm” chúng ngang nhiên thách thức quân ta lên Tây Bắc giao chiến. Với t thế đứng trên đầu thù, Đảng ta quyết định chọn Điện Biên Phủ để đánh trận quyết chiến lựơc với địch nhằm đánh bại ý chí xâm lợc của chúng và kết thúc chiến tranh.

Mở chiến dịch Điện Biên Phủ ta gặp nhiều khó khăn, “khó khăn lớn nhất là cung cấp mà chủ yếu là vấn đề đờng xá”. Nhng quân và dân ta quyết tâm rất cao với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Đặc biệt lực lợng TNXP Thanh Hoá vô cùng phấn khởi khi đợc lệnh tập trung lực lợng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Trên 1 vạn TNXP Thanh Hoá đ- ợc giao trách nhiệm cụ thể. Một lực lợng bám sát bộ đội tiếp tế súng đạn, cáng tải thơng binh và khi cần thiết bổ sung cho lực lợng trực tiếp chiến đấu, thu dọn chiến trờng. Một lực lợng khác đảm nhận công tác mở đờng, rà phá bom mìn, san lấp hố bom, sửa chữa đờng xá, đảm bảo giao thông.Một lực lợng nữa đợc giao nhiệm vụ bốc vác, vận chuyển lơng thực, vũ khí, đào hầm, dựng lán, làm kho và nhiều…

công tác cụ thể khác ở hậu phơng và an toàn khu (ATK)[5;63].

Dù bom đạn liên tiếp trút xuống, dù máy bay địch gầm rú suốt ngày đêm, dù ma nắng thất thờng, đờng xá lầy lội, núi đồi hiểm trở nhng lực lợng TNXP Thanh Hoá vẫn ghi sâu lời Bác dạy, xung phong dũng cảm không ngại gian khổ hy sinh, vợt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đặc biệt đội 34, 36 và 40, là TNXP Thanh Hoá đợc vinh dự trực tiếp tham gia chiến dịch. Lực lợng TNXP Thanh Hoá đã phối hợp với các đơn vị công binh, bộ binh ra sức là đờng, sửa đờng. Địch tập trung một phần khá lớn lực lợng không quân đánh phá các giao thông dẫn tới Điện Biên Phủ, các bến đò, các đèo cao hiểm trở đều bị bắn phá dữ dội, chúng ném bom, thả bom nổ chậm, rải bom bơm bớm, nhng đờng vận tải của ta lên Điện Biên Phủ vẫn đợc đảm bảo. Đờng từ Yên Bái sang, đờng từ Thanh Hoá ra, Hoà Bình, Sơn La lên, các đờng bộ, đờng thuỷ không ngừng đa gạo, đạn ra tiền tuyến. Qua nhiều ngày đêm phá núi, bắc cầu, TNXP Thanh Hoá cùng với bộ đội đã mở rộng đợc con đờng từ Tuần Giáo đi đến Điện Biên Phủ, đa “hàng”, đa pháo vào trận địa. Các đội viên thanh niên xung phong cùng các chiến sĩ công binh ngâm mình dới nớc lạnh buốt nhiều ngày phá thác, phá ghềnh khai thông dòng sông Nậm Na để thóc gạo của đồng bào Tây Bắc đến mặt trận Điện Biên Phủ

Làm thêm và giữ vững các con đờng hiểm trở là cuộc chiến quyết liệt với máy bay địch oanh tạc phá hoại, với ma to nớc lũ. Các đơn vị công binh, bộ đội đã cùng thanh niên xung phong mở đờng thắng lợi đi vào chiến dịch.

Ngày 13.3.1954, quân ta nổ súng mở cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Các đơn vị thanh niên xung phong số đông là con em Thanh Hoá nhận trọng trách cùng với bộ đội giữ vững mạch máu giao thông cho chiến dịch trên các con đờng dẫn tới Điện Biên Phủ.

Trên mạch máu giao thông quan trọng này lực lợng thanh niên xung phong phải sửa chữa và làm mới hàng trăm cây số đờng, mở rộng hàng trăm cây số đờng mòn thành đờng rộng 5m để xe ô tô và dân công qua lại. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này các đơn vị TNXP Thanh Hoá đã nêu cao tinh thần hi sinh anh dũng, truyền thống vẻ vang của thanh niên xung phong, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng trụ vững trên mặt đờng bảo đảm mạch máu giao thông của chiến dịch thông suốt.

Để đáp ứng yêu cầu to lớn của chiến dịch đội 34; 40 TNXP Thanh Hoá đợc phân công hai nhiệm vụ chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đảm bảo giao thông trên con đờng dài 200 cây số từ Suối Rút – (Ninh Bình) đến ngã ba Tuần Giáo đi đến Điện Biên Phủ.

* Bốc vác, vận chuyển, phục vụ, các trạm vận chuyển từ Suối Rút đến cây số 80 Điện Biên Phủ[1;100]

Đây là một trong những tuyến đờng địch đánh phá ác liệt nhằm ngăn chặn sự tiếp tế của ta cho chiến dịch. Tại trọng điểm giao thông này có ngày kẻ thù đã trút xuống nơi đây khoảng 300 quả bom trong đó có nhiều bom nổ chậm. Song với tinh thần: “địch đánh ta sửa ta đi”, “địch đánh một ta làm mời ,” “không để xe chờ đờng”. Các đội viên thanh niên xung phong luôn có mặt ngay trên đờng ngay sau loạt bom đầu tiên vừa trút xuống để nối lại mạch máu giao thông. Đã có biết bao trai, gái quê Thanh tuổi mới mời tám đôi mơi vĩnh viễn ở lại con đờng này, họ ra đi nhng trên khuôn mặt vẫn còn rạng rỡ nụ cời với những niềm tin chiến thắng.

Đặc biệt từ tháng 4.1954 lúc mà tình hình mà Điện Biên Phủ lâm nguy, việc trực tiếp chi viện cho Điện Biên Phủ của thực dân Pháp ngày càng gặp trở ngại lớn, chúng đã coi việc phá hoại các tuyến đờng vận chuyển của ta là một trong những biện pháp cấp thiết để cứu vãn tình thế. Quân địch tập trung máy bay hoạt động suốt ngày đêm, ném bom tạ, bom nổ chậm, bom bơm bớm, bom napan …

chặn phá các điểm hiểm yếu nhất nh: Đèo Pha Đin, Ngã Ba Cò Nòi, cầu Tà Này…

đây là phạm vi hoạt động của các đội TNXP Thanh Hoá. Chiến đấu với bom đạn địch, vật lộn với ma lũ dữ dội của núi rừng Tây Bắc, TNXP Thanh Hoá bớc vào chiến dịch với ý chí:

Căm thù bốc lên Một lòng đội ta tiến lên .

Tin tởng nơi Bác Hồ

Quyết xứng danh là đội thanh niên xung phong .

Các đội TNXP bảo vệ Đèo Pha Đin dài 28 cây số cao 1600m có nhiều dốc ngắn và có nhiều đoạn gấp khúc "chử chi thớc thợ" . ở đây luôn bị ma, đờng trơn lầy lội nhiều ô tô bò lên lại trợt xuống. Để cho đờng thông suốt các TNXP thay nhau thờng trực 24/24 giờ trên mặt đờng để san lấp hố bom, phá bom nổ chậm cho xe chạy an toàn. Chống lầy là việc cực kỳ gian khổ trên Đèo Pha Đin, phải thức thâu đêm và nhịn đói. Anh em TNXP không quản mệt nhọc kéo xe ô tô bị lầy cho xe qua đèo, chở hàng lên phía trớc.

Tại Ngã Ba Cò Nòi nơi gặp nhau của đờng 13 và đờng 41; Hai đại đội thanh niên xung phong là đại đội 300 do đồng chí Nguyễn Văn Chếnh và đại đội 401 do đồng chí Bùi Nguyên Tích làm đại đội trởng cùng với đơn vị công binh phụ trách trọng điểm này. ở đây ngày cũng nh đêm địch bắn phá ác liệt, có ngày chúng thả trên 100 quả bom đủ các loại, nhiều nhất là bom nổ chậm, có quả 25 phút thì nổ. Trớc nhiệm vụ cấp thiết phải làm đờng, sửa đờng các đội thanh niên xung phong bất chấp nguy hiểm, thơng xuyên trụ vững làm việc bên cạnh bom nổ chậm và 24 cán bộ chiến sĩ TNXP Thanh Hoá đã hy sinh anh dũng trong khi đang làm nhiệm vụ.[1;102]

ở cầu Tà Vày con đờng ngầm qua suối to của đại đội đai đội 292 do đồng chí Danh làm đội trởng và đại đội 295 do đồng chí Quới làm đội trởng đảm bảo giao thông không kém phần ác liệt. Nơi đây địch luôn tập trung đánh phá nên thanh niên xung phong vừa phải bảo vệ đờng vừa phải làm 3 con đờng khác để tránh, bắc cầu phao qua suối để đảm bảo giao thông thông suốt.

Trong nhiệm vụ giữu vững mạch máu giao thông trên tuyến đờng 41 và đ- ờng 13 đội 36 và các đội 406, 407 đã đổ xơng máu và ghi nhiều chiến công trong công tác thông đờng thông xe cho mặt trận. Trên tuyến đờng lịch sử này, lực lợng TNXP Thanh Hoá đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách, nhiều sự tích anh hùng mà đời đời các thế hệ trẻ Việt Nam và nhân dân Việt Nam không thể nào quên.

Một phần của tài liệu Lực lượng TNXP thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp (1950 1954) (Trang 39 - 47)