+ Lắp đặt các thiết bị theo sơ đồ hình vẽ: - Lắp đặt hai thanh trụ 100cm lên hai chân đế.
- Dùng kẹp vạn năng kẹp thanh trụ 47cm lên trên đầu hai thanh trụ đứng sao cho nó nằm ngang.
- Treo hai con lắc lên trên thanh trụ sao cho chiều cao chúng bằng nhau.
- Lắp gia trọng cho hai con lắc và điều chỉnh sao cho chúng có độ cao bằng nhau.
- Dùng chốt vít chặt hai móc treo gia trọng liên kết với hai trụ của hai quả gia trọng sao cho nó nằm trong khoảng giữa của con lắc.
+ Tiến hành các thí nghiệm.
Trớc khi tiến hành đo đạc các thí nghiệm ứng với các trờng hợp cùng pha, ngợc pha, phách. Chúng ta cần tiến hành một vài thí nghiệm nhỏ và điều chỉnh để có đợc các điều kiện tiên quyết phù hợp cho các phép đo sau này.
- Cho mỗi con lắc dao động tự do và tính chu kỳ dao động riêng Tr của mỗi con lắc. Nếu trờng hợp chu kỳ dao động của chúng không đều nhau thì cần điều chỉnh lại độ cao và vị trí hai quả gia trọng cũng nh hai móc treo quả gia trọng liên kết. Sau đó xác định lại tần số góc dao động tự do của các con lắc.
- Tiến hành dùng dây treo quả gia trọng liên kết lên hai móc treo gia trọng trên mỗi con lắc. Điều chỉnh sao cho quả gia trọng nằm thẳng đứng, cân đối giữa hai con lắc. Sau khi đã hiểu chỉnh chúng ta bắt đầu các thí nghiệm:
+ Dao động cùng pha
- Kéo hai con lắc về cùng một phía với cùng một độ lệch. - Thả tay nhẹ nhàng cho hai con lắc dao động.
- Đo thời gian dao động của con lắc trong khoảng 10 chu kỳ. - Tính chu kỳ T0 của con lắc.
- Lặp lại thí nghiệm 5 - 7 lần để tính kết quả trung bình.
+ Dao động ngợc pha
- Kéo hai con lắc về hai phía khác nhau với cùng một độ lệch. - Thả tay nhẹ nhàng cho hai con lắc dao động.
- Đo thời gian dao động của con lắc trong khoảng 10 chu kỳ. - Tính chu kỳ T1 của con lắc.
- Lặp lại thí nghiệm 5 - 7 lần để lấy kết quả trung bình.
+ Trờng hợp phách
- Để con lắc 2 đứng yên (Số chỉ con lắc do ngời tiến hành quy ớc). - Kéo con lắc 1 ra khỏi vị trí cân bằng một độ lệch xác định.
- Thả tay nhẹ nhàng cho con lắc dao động.
- Con lắc 1 có biên độ dao động giảm dần, còn con lắc 2 lúc đầu đứng yên sẽ tăng dần biên độ dao động. Sau một khoảng thời gian nhất định chúng hoán đổi vị trí dao động cho nhau và lặp lại quá trình nh cũ.
Trong thí nghiệm này, chúng ta thực hiện 2 phép đo:
- Đo chu kỳ dao động của con lắc: Có thể đo theo hai cách nh sau: Đo thời gian con lắc thứ nhất thực hiện đợc 10 chu kỳ (Nên chọn thời điểm con lắc này đang dao động với biên độ lớn). Hoặc đo thời gian con lắc thứ hai thực hiện đợc 10 chu kỳ (Nên chon thời điểm sau khi con lắc 1 đã dừng vì lúc đó biên độ dao động con lắc thứ 2 đạt cực đại và bắt đầu giảm xuống nên ta dễ quan sát). Từ đó tính chu kỳ trung bình T2 của con lắc.
- Đo khoảng thời gian T từ lúc con lắc 1 bắt đầu dao động (lúc bắt đầu thả tay) tới lúc nó dừng hẳn.