Các cuộc vũ trang chống Pháp.

Một phần của tài liệu Phong trào chống pháp của nhân dân thái nguyên từ năm 1884 đến trước năm 1930 (Trang 28 - 37)

* Hoạt động chống Pháp của Lơng Tam Kỳ.

Lơng Tam Kỳ là ngời thuộc quân đội nhà Thanh. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XIX, Lơng Tam Kỳ đã có mặt trong đội quân của Hoàng Anh và Lý A Sinh, đóng quân ở sông Đà và Chợ Chu( Thái Nguyên).

Sau khi chiếm đóng tỉnh thành Thái Nguyên, trong 2 năm 1884 – 1885, Thực dân Pháp tập trung bình định vùng Phổ Yên và Đại Từ. Nơi đây, chúng gặp phải lực lợng của Lơng Tam Kỳ đông tới 1000 quân. Đợc sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân địa phơng, đám quân của Lơng Tam Kỳ đã đánh trả quyết liệt

thực dân Pháp. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra ác liệt giữa quân đội 2 bên, thắng lợi lúc thuộc bên này, lúc thuộc bên kia.

Ngày 7 tháng 10 năm 1886, một lực lợng quân Pháp gồm 84 tay súng dới quyền chỉ huy của đại tá Dallier từ Tuyên Quang qua sông Đáy tiến về Chợ Chu – một trung tâm của quân khởi nghĩa cách thị xã Thái Nguyên 60km về phía Tây Bắc.

Ngày 11 tháng 10 năm 1886, một trận chiến đấu quyết liệt xảy ra giữa quân Pháp và nghĩa quân. Mặc dù đẩy đợc các lực lợng khởi nghĩa nhng quân Pháp không dám cho quân đóng tại Chợ Chu mà phải rút về Thái Nguyên. Trên đờng rút về, quân Pháp đã cho phá huỷ một trại của nghĩa quân cách Chợ Chu 10km.

Ngay sau đó, ngày 23 tháng 10 năm 1886, từ Đồng Châu thuộc đồng bằng sông Đáy, một đơn vị quân Pháp khác cũng đợc lệnh hành quân tiến tới chiếm Chợ Chu. 3 ngày sau đó, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra giữa 400 nghĩa quân và 170 tên địch ở thung lũng Chợ Chu. Trong trận này, 1 tên hạ sĩ quan ngời Pháp đã bỏ mạng, 3 tên lính khác bị thơng.

Vào tận cuối năm 1886, quân Pháp mới đẩy đợc Lơng Tam Kỳ lui lên phía Bắc, về huyện Văn Lãng và châu Định Hoá.

Trong các năm 1886 đến năm 1888, quân Pháp từ Tam Đảo, Tuyên Quang nhiều lần tiến sang thăm dò khu vực Thái Nguyên, lập đồn Yên Rã trên sông Công và dò đờng vào Chợ Chu nhng đã bị những toán nghĩa quân địa phơng chống trả quyết liệt. Mãi đến 1889 quân Pháp mới dám quay trở lại vùng này.

Ngày 30 tháng 1 năm 1889, với một lực lợng mạnh mẽ gồm 37 sĩ quan, 779 lính Châu Âu, 278 lính bản xứ, quân Pháp xuất phát từ Hơng Sơn tiến về Chợ Chu. Trong khi đó, một đơn vị gồm 160 tay súng xuất phát từ Chiêm Hoá cùng phối hợp tiến về Chợ Chu từ hớng Tây – Bắc.

Ngày 2 tháng 2 năm 1889, quân đội Pháp cho ngời đa th, chiêu hàng thủ lĩnh Lơng Tam Kỳ. Sau khi bị từ chối, quân đội Pháp nổ súng tấn công. Lơng

Tam Kỳ kéo quân rút lui. 4 giờ chiều cùng ngày, Chợ Chu bị quân Pháp chiếm. Ngày 8 tháng 2 năm 1889, sau khi để lại một đội đồn trú tại Chợ Chu toàn bộ cánh quân về Thái Nguyên.

Mặc dù căn cứ Chợ Chu bị chiếm nhng trên thực tế, lực lợng của Lơng Tam kỳ vẫn đợc bảo toàn. Tại khu vực Chợ Chu, Lơng Tam Kỳ rút lên dãy Tam Đảo và vào vùng giữa tuyến Chợ Mới – Chợ Chu và Ngân Sơn – Chợ Rã - Ba Bể. Từ căn cứ mới, lực lợng này vẫn tiếp tục tổ chức các trận tấn công nhỏ lẻ gây cho địch nhiều thiệt hại.

Việc bình định vùng Chợ Chu còn kéo dài tới cuối năm 1890, khi Lơng Tam Kỳ thực sự đầu hàng quân Pháp.

Việc chiêu hàng Lơng Tam Kỳ thực ra đã đợc viên công sứ Pháp Romanovsky bắt đầu tiến hành từ năm 1886, khi quân Pháp bắt đầu mở những đợt hành quân đầu tiên lên Chợ Chu. Tuy nhiên những cuộc thơng thuyết đều không thành. Sau khi bị xua đuổi khỏi Chợ Chu, ngày 19 tháng 3 năm 1890, L- ơng Tam Kỳ gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ một bức th bày tỏ lòng sẵn sàng quy phục. Sau nhiều lần gặp gỡ đàm phán, ngày 14 tháng 8 năm 1890 một hợp đồng giữa Lơng Tam Kỳ và Thống sứ Bắc Kỳ Piquet đã đợc ký kết, theo đó, Lơng Tam Kỳ quy phục chính quyền thuộc địa và đợc giữ chức phó lãnh binh, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho c dân trên lãnh thổ Chợ Chu, Đại Từ, Phổ Yên và Bình Xuyên. Một vùng rộng lớn nằm dới quyền quản lý của Lơng Tam Kỳ với danh nghĩa là quan chức của chính quyền thuộc địa. Tình trạng này kéo dài tới năm 1924 – khi Lơng Tan Kỳ chết.

* Phong trào kháng chiến dới sự chỉ huy của Phùng Bá Chỉ ( Ba Kỳ) (1886 1890).

Vào thời điểm 1886, ở phía Nam tỉnh, tình hình các huyện Phổ Yên, Đại Từ tạm thời yên ổn. Thực dân Pháp đã thiết lập ở đây đồn lính Sơn Cốt, đồn Hùng Sơn ở Đại Từ. Tuy nhiên, ở phía Tây Thực dân Pháp gặp phải sự kháng cự của nghĩa quân Ba Kỳ hay còn gọi là Phùng Bá Chỉ. Theo tài liệu của Pháp, vào

lúc này, Ba Kỳ có liên hệ với nghĩa quân Yên Thế và cả toán quân của Lơng Tam Kỳ. “Ba Kỳ giả vờ quy phục nhng vẫn cho Đề Thám trú ngụ” [15.41]. Các cuộc tấn công quấy rối giặc xảy ra hàng ngày tại Đồng Bè, Cát Nê, Yên Rã, Khuôn Thông.

Nhân dân các huyện vùng núi phía Bắc Thái Nguyên dới sự lãnh đạo của Phùng Bá Chỉ đã nổi dậy chống Pháp. Lợi dụng địa hình hiểm trở, với lối đánh du kích, nghĩa quân đã giành đợc nhiều thắng lợi quan trong trong các trận phục kích ở Chợ Chu, Chợ Mới, gây cho địch nhiều thiệt hại. Tháng1 năm 1889, Pháp sử dụng gần 1000 lính và 1200 phu khuân vác tập trung ở Thái Nguyên tiến đánh Chợ Mới.

Ngày 13 tháng 1 năm 1889, toán quân đi đầu của đội quân này xuất phá từ Thái Nguyên. Ngày 17 tháng 1 năm 1889, đến khu vực Bằng Ninh. Từ đây, con đờng lên Chợ Mới đi qua một khu vực rừng núi hiểm trở. Lợi dụng địa hình này, các toán quân của Ba Kỳ đã chặn đánh địch quyết liệt gây cho chúng nhiều th- ơng vong đáng kể. Sau 3 lần tiến công vào một căn cứ của nghĩa quân bảo vệ Chợ Mới, ngày 19 tháng 1 năm 1889, quân Pháp làm chủ Chợ Mới. Tuy chiếm đợc Chợ Mới nhng quân xâm lợc phải trả một giá rất đắt cho thắng lợi này. Chỉ riêng trong trận đánh ngày 19 tháng 1, kéo dài 8 giờ, 97 tên lính đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, trong đó có 23 tên bị chết hoặc bị thơng trầm trọng và 74 tên bị thơng. Tên đại uý Gardere thuộc ban tham mu trung đoàn II bị giết và 7 sĩ quan khác bị thơng.

Cũng nh việc chiếm đợc căn cứ Chợ Chu, việc chiếm căn cứ Chợ Mới đã gây cho Thực dân Pháp nhiều khó khăn. Trên thực tế, Ba Kỳ và lực lợng của ông vẫn đợc bảo toàn. Quân của ông rút về phía Bắc và vẫn tiếp tục hoạt động.

Ngày 17 tháng 12 năm 1889, tại làng Cao, quân ta phục kích liền 3 trận, chặn đoàn vận tải của địch từ Thái Nguyên lên Chợ Mới.

Ngày 20 tháng 12 năm 1889, quân ta lại phục kích 2 trận liền một toán quân Pháp đi hộ tống một đoàn vận tải từ Chợ Chu( Định Hoá) lên Chợ Mới.

Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng 1 năm 1890, lực lợng quân khoảng 40 ngời có đủ vũ khí tập kích đồn Chợ Mới gây cho chúng nhiều tổn thất.

Các cuộc tấn công nh vậy còn tiếp diễn trong những tháng đầu năm 1892. Ngày 29 tháng 5 năm 1892, Ba Kỳ chấp nhận quy phục chính quyền và đợc giữ lại 50 lính để cai quản việc xây dựng một loạt đờng xá trong khu vực. Tuy nhiên, việc quy phục chính quyền chỉ là hình thức, Ba Kỳ cùng các chiến binh của mình vẫn tiếp tục hoạt động chống Pháp. Tháng 6 năm 1892, Ba Kỳ đã bắt liên và giúp đỡ một số nhóm của nghĩa quân Yên Thế hoạt động, “quân lên đến 300 ngời ở sào huyệt Kê Thợng” [15.41].

* Hoạt động của nghĩa quân Mã Sình Long( 1897).

Nối tiếp phong trào của Ba Kỳ nhân dân các dân tộc Thái Nguyên lại vùng lên đấu tranh dới sự chỉ huy của Mã Sình Long tức Mã Mang.

Ngày 10 tháng 1 năm 1897, nghĩa quân phục kích một đoàn vận tải của địch từ thị xã Thái Nguyên vợt sông Cầu lên thị trấn Chợ Mới, đánh thiệt hại nặng nề một đơn vị hộ tống, thu toàn bộ vũ khí và hàng hoá. Trong 6 tháng đầu năm 1897, lực lợng nghĩa quân lên đến 300 ngời. Nghĩa quân đã tổ chức đánh địch ở phía nam Giang Tiên ( Phú Lơng), trừng trị đích đáng tên giám binh Pháp ở Thái Nguyên và tên tri huyện Phú Lơng, tiêu diệt hàng chục binh lính địch.

* Phong trào chống Pháp của các tầng lớp khác.

Hoạt động tích cực của các nhóm nghĩa quân là một trong những nguyên nhân khiến thc dân Pháp phải thiết lập chính quyền quân sự ở nhiều vùng trên đất Thái Nguyên. Tuy nhiên, tình hình Thái Nguyên cha đợc yên ổn một cách hoàn toàn.

Bên cạnh hoạt động của Ba Kỳ và một số hoạt động của nghĩa quân Yên Thế, tháng 6 năm 1892, quân Pháp còn phát hiện một nhóm nghĩa binh do Ba Phúc dẫn đầu đóng ở đồn Mỏ Trạng gồm 150 ngời cùng nhiều phụ nữ, trẻ em và

một số phu khuân vác. Hoạt động tích cực của các nhóm nghĩa quân là một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp phải thiết lập chính quyền quân sự nhiều nơi trên Thái Nguyên. Ngày 9 tháng 9 năm 1891, theo nghị định của thống sứ Bắc Kỳ, toàn bộ phủ Tòng Hoá và 4 huyện của phủ Phú Bình tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để thiết lập nên địa ban của Tiểu quân khu Thái Nguyên.

Cuối tháng 12 năm 1892, nhóm khởi nghĩa của A Cốc Thợng vốn hoạt động trên vùng sông Đà và sông Gâm tràn xuống vùng Chợ Đồn, nơi Ba Kỳ làm thủ lĩnh. ở phía Nam tỉnh, nhiều nhóm nghĩa quân ngời Việt đẩy mạnh hoạt động, đồng thời từ Hiệp Hoà và Đa Phúc( Bắc Giang) nhiều toán nghĩa quân th- ờng xuyên quấy rối các đơn vị cảnh sát ở Phú Bình và Phổ Yên.

Phong trào sôi sục trong nhân dân đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nớc của binh lính Việt Nam trong hàng ngũ giặc. Tuy cầm súng trong hàng ngũ đế quốc song cha mẹ, vợ con họ vẫn chịu sự áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến. Do đó, nhiều ngời lính Việt Nam đã không chịu bắn vào anh em cùng da vàng, máu đỏ. Cuối năm 1892, binh lính đóng ở đồn Hùng Sơn, dới sự chỉ huy của Cai Bát, nổi dậy làm binh biến.( Đồn Hùng Sơn nằm ở huyện Đại Từ, có vị trí quân sự rất tốt. Đồn đặt trên đỉnh đồi cao, án ngữ ngã ba đờng 13 và đờng 38. Từ vị trí này có thể quan sát đợc một vùng đất rộng lớn của thị trấn Đại Từ và các xã xung quanh. Hỏa lực đặt trên đỉnh đồi có thể khống chế huyện lị và ngã ba đờng giao thông. Lực lợng của chúng ở đây dàn mỏng nên chúng phải thực hiện chính sách " dùng ngời Việt trị ngời Việt"). Cai Bát là một hạ sỹ quan chỉ huy đồn. Ông rất căm ghét bọn chỉ huy ngời Pháp và đồng tình với phong trào chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Do đó, ông đã lãnh đạo binh lính nổi dậy chiếm đồn, thu vũ khí của giặc, kêu gọi nhân dân hởng ứng. Vì giơng cao ngọn cờ chống Pháp nên nghĩa quân của Cai Bát đợc nhân dân hửng ứng mạnh mẽ. Từ nòng cốt là một số lính khố đỏ nổi dậy, đến tháng 3 năm 1894 lực lợng nghĩa quân đã lên tới 350 ngời. Dựa vào địa thế hiểm yếu

của 3 vùng giáp ranh: Thái Nguyên , Tuyên Quang, Vĩnh Yên, nghĩa quân Cai Bát liên tục đánh Pháp nhiều trận trong nhữnh năm 1892 – 1896. Hoạt động của các nhóm nghĩa quân còn phát triển mạnh ở Võ Nhai tới mức vào tháng 10 năm 1894, huyện này phải áp dụng chế độ quân quản.

Năm 1895 đợc coi nh là một năm loạn lạc đối với chính quyền thực dân ở Thái Nguyên. Hầu nh toàn bộ khu phía bắc tỉnh nằm dới sự quản lý của Lơng Tam Kỳ, Lơng Văn Sơn ( một ngời thuộc nhóm của Lơng Tam Kỳ sau ly khai thành nhóm biệt lập. Năm 1895 y rút về Hà Giang kết hợp với đội quân của A Cốc Thợng, Ba Kỳ). Toàn bộ huyện Võ Nhai với 8 tổng và 30 làng bản bị coi là tuột khỏi sự quản lý của chính quyền. Cũng trong tình trạng nh vậy là 9 tổng, 29 làng bản thuộc 2 huyện Đại Từ và Phú Lơng cùng toàn bộ huyện Tòng Hoá. Tình trạng này khiến Thực dân Pháp lo ngại “ Tình hình ở phía bắc, phía đông, phía nam đều đáng lo ngại” [15.36].

Hoạt động của nghĩa quân trong giai đoạn 1895 đến cuối thế kỷ chủ yếu vẫn là các cuộc phục kích, tấn công nhỏ lẻ làm tổn hao sinh lực địch. Tiêu biểu là một số phục kích nh:

Ngày 23 tháng 1 năm1895, nghĩa quân tập kích nhóm lính hộ tống đoàn công nhân lắp đặt đờng dây điện báo Thái Nguyên – Chợ Mới, diệt 1tên lính Pháp và bắt sống 1 tên khác. Ngày 3 tháng 3 năm 1896, nghĩa quân phục kích giết chết tên đội Meihou tại Lang Trang ( Phổ Yên).

Tại huyện Đại Từ trong vòng 2 tháng: 3 và 4 năm 1896 đã diễn ra 16 trận chạm súng giữa nghĩa quân và quân đội thực dân, 20 lính của quân đội thực dân bị hạ. Tháng 1 năm 1897, nghĩa quân đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công địch ở Phố Rã, Trà My, Yên Lạc.

Các cuộc đấu tranh du kích đó đã làm cho chính quyền địch thiệt hại cả về quân số cũng nh mất đi sự ổn định của chính quyền thực dân.

Sau khi triều đình Huế ký hiệp ớc 1883, hoàn toàn đầu hàng tực dân xâm l- ợc, đất nớc ta rơi vào "tình thế gian nguy, cơ đồ tan nát". Trong giới quan lại sỹ phu trớc kia có một số ngời còn hy vọng triều đình sẽ tìm mọi cách thay đổi tình thế. Nhng những bản hiệp ớc 1883, 1884 đã làm tiêu tan những hy vọng của họ. Tinh thần yêu nớc đã thúc đẩy họ dứt khoát đứng về phía nhân dân chiến đấu cho độc lập dân tộc. Sự phân hoá về chính trị diễn ra sâu sắc trong nội bộ giai cấp phong kiến. Đó là nguyên nhân dẫn tới cuộc nổi dậy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ở kinh thành Huế đêm 4 tháng 7 năm 1885. Cuộc nổi dậy không thành, Tôn Thất Thuyết đa Hàm Nghi đến miền núi Quảng Trị. Tại đây Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vơng, hô hào nhân dân phò vua cứu nớc. Hởng ứng phong trào Cần Vơng, nhân dân Bắc Kỳ và trung Kỳ đã đứng lên khởi nghĩa.

Trong phong trào Cần Vơng kháng Pháp cuối thế kỷ XIX, mặc dù Thái Nguyên không phải là trung tâm của các cuộc đấu tranh nhng lại là địa bàn hoạt động của các tổ chức tập kích, phục kích quân địch ở nhiều nơi. Một số cuộc tập kích có thể coi là tiêu biểu:

Ngày 17 tháng 12 năm 1889, một đoàn vận tải Pháp ở Thái Nguyên đến Chợ Mới bị nghĩa quân phục kích ở làng Cao. Ngay trong hôm ấy đã diễn ra 3 trận giao chiến giữa quân ta với quân Pháp.

Ngày 20 tháng 10 năm 1889, một toán quân Pháp ở đồn Kép Ba hộ đoàn vận tải đi An Châu, khi trở về bị nghĩa quân phục kích ở núi Bóp, quân địch sợ chạy toán loạn…

* Thái Nguyên trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Mùa xuân Giáp Thân( 1884), quân Pháp dùng tàu lớn đánh vào nam Bắc Ninh. Rằm tháng 2, thành Bắc Ninh thất thủ. Tiếng đại bác của giặc dội về Yên Thế( Bắc Giang). Nhân dân Bắc Giang bớc vào một giai đoạn lịch sử mới.

Thái Nguyên - Bắc Giang, núi non một dải, suối sông liền kề, nên ngay từ những ngày đầu chống Pháp nhân dân hai tỉnh đã kề vai, sát cánh đánh đuổi quân thù.

Sau khi tập hợp đợc một lực lợng nghĩa quân đông đảo, Đề Nắm - Đề Sặt

Một phần của tài liệu Phong trào chống pháp của nhân dân thái nguyên từ năm 1884 đến trước năm 1930 (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w