G iáo dục đại học (GD ĐH ) là một loại hình sản xuất đặc biệt, cho sản phẩm đặc biệt (sản phẩm liên tục phát triển), nên giáo dục Đ H ở nước ta cũng như ở các nước khác là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, thuộc loại doanh nghiệp tạo ra hàng hóa sức lao động chất lượng cao và cũng tuân theo mọi qui luật của kinh tế thị trường. Tuân theo qui luật giá trị, đầu tư thế nào thì chất lượng sản phẩm thế ấy. Và cũng phải thừa nhận rằng đầu tư cho giáo dục Đ H là đầu tư có h iệu quả nhất [18].
Tron g trường hợp được Bộ GD&ĐT phân quyền tự chủ (về các mặt nhân sự, tài chính, ch ương trình đào tạo, hợp tác quốc tế), đây s ẽ là một thách thức lớn đối với khả năng tự s ắp xếp của các trường đại học. Trong những điều kiện cạnh tranh gay gắt, yếu tố tổ chức quản lý được xem như một trong những điều kiện sống còn đối với s ự tồn tại và phát triển của từng trường đại học [12].
Q uyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở G DĐH (đại học và cao đẳng) được nêu rõ tại Đ iều 60 của Luật Giáo dục (2005).
G iáo dục Đ H trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi tổ chức và quản lý GD ĐH phải "sản xuất ra nguồn nhân lực chất lượng cao". Thể hiện trách nhiệm xã hội qua việc đảm bảo thoả mãn tiêu chí hiệu quả cao [18]:
- Chất lượng cao: thể hiện ở s ản phẩm không chỉ đáp ứn g yêu cầu của thị trường lao động theo nghề nghiệp về kiến thức và kỹ năn g hành nghề mà còn phải thể hiện ở tiềm năn g của s ản phẩm có khả năn g phát triển chiếm lĩnh đỉnh cao của kiến thức và kỹ năn g của khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Hiệu suất cao: thể hiện ở khả n ăng khai thác triệt để n guồn lực (nhân lực và
cơ sở vật chất) để "sản xuất".
- Phù hợp với bối cảnh xã hội: trong điều kiện và hoàn cảnh xã hội xác định. - Công bằng xã hội: được thể hiện qua việc bình đẳng về cơ hội học tập và đán h
giá kết quả học tập của người học.
Ưu điểm:
Nhà trường hoạt động "s ản xuất nguồn nhân lực" trong nền kinh tế thị trường cũng như mọi hoạt động doanh nghiệp khác phải được tự ch ủ trong "s ản xuất" và
chịu trách nhiệm về "s ản phẩm" của mình. Vì vậy, khi nhà trường được giao quyền tự chủ trong mọi hoạt động củ a mình s ẽ:
- Đáp ứn g các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh củ a n ền kinh tế thị trường .
- Tạo sản phẩm đa dạng, có phổ chất lượng phù hợp, nhằm đáp ứng với mọi yêu cầu củ a thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường.
- Nâng cao không ngừng chất lượng , hiệu quả và hiệu suất của nhà trường. - Khai thác triệt để t iềm năng của các thành viên ban lãnh đạo có trí tuệ cao để phát triển nhà trường nói riêng, giáo dục ĐH nói chung [18].
Nhược điểm:
Th eo hiệp hội ĐH Châu Âu, mức độ tự chủ ĐH cấp quốc gia ở các trường dựa trên 4 tiêu chí: tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật thì các trường ở Việt Nam đang hạn chế cả 4, chủ yếu do các bộ ngành quyết định phần lớn. Thế nên các trường ĐH công lập đang được đặt ở tình trạng khôn g có hệ thống điều phối hiệu quả và không được quyền tự chủ [5].
Mặc dù quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở G DĐ H về cơ bản đã được xác lập trong Luật G iáo dục nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của các bất cập này có thể chỉ ra ở các điểm chính sau đây:
- Chưa có s ự nhận thức đúng đắn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục ĐH . Các trường thì đòi quyền tự chủ cao, nhưng không chú ý đến trách nhiệm xã hội phải đảm bảo.
- Chưa quán triệt quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục Đ H một cách khoa học, do đó chưa phân định rõ được phạm vi quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội giữa Bộ G D&ĐT với các cơ sở GDĐH và ngược lại.
- Chưa có một cơ chế và t ổ chức để đảm bảo quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐ H (thí dụ như Hiệp hội các trường ĐH và CĐ là một cơ chế quản lý ngang cần khai thác) và đảm bảo trách nhiệm xã hội của các cơ sở này (thí dụ như hệ thống kiểm định công nhận chất lượng độc lập để giám sát thực hiện) [18].
Tó m lại, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của một cơ sở GDĐ H chỉ có thể thực hiện một cách đầy đủ và phát huy được cơ chế vận hành ưu việt này khi mà
đồng thời vừa phân định được rõ ràng trách nhiệm và giới hạn của quản lý nhà nước và bản thân từng cơ sở đào t ạo Đ H phải có đủ năng lực và môi trường để thực hiện quyền tự chủ với trách nhiệm xã hội của mình và một cơ chế giám sát hữu hiệu đối với cả cơ quan nhà nước và cơ sở đào tạo ĐH t hực hiện cơ chế này (điều 60 của Luật giáo dục, 2005).