Đoạn văn trong tác phẩm tạp văn của Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngôn ngữ tiêu biểu trong tạp văn của nguyễn khải (Trang 55 - 84)

1. Xét về dung lợng

Theo số lợng thống kê, đoạn văn trong 20 tác phẩm tạp văn của Nguyễn Khải có cấu tạo bình thờng chiếm tỉ lệ 95,5% (106/111) đoạn văn có cấu tạo đặc biệt (tức chỉ có cấu tạo là một câu ) chỉ có 5 đoạn chiếm tỉ lệ 4,5%.

Nhìn vào tỉ lệ trên ta thấy: Nguyễn Khải không hay sử dụng những đoạn văn có cấu tạo đặc biệt, mà ông thờng tạo ra những đoạn văn có dung lợng lớn, có khi mỗi tác phẩm đợc đánh dấu thứ tự 1,2,3,… Trong mỗi phần đó bao gồm có nhiều đoạn có dung lợng dài(Ví dụ"Nghề văn cũng lắm công phu"- tổng 25

đoạn đợc chia làm ba phần lớn, trong mỗi phần là các đoạn nhỏ, toàn bộ tác phẩm này đợc trải dài trên 42 trang giấy). Tạo dựng nên những đoạn văn có số l- ợng câu nhiều nh vậy (lớn nhất có đoạn lên tới 25 câu dài ) Nguyễn Khải có khả năng triển khai nhiều vấn đề, dồn nén nhiều sự kiện, lí gải, phân tích vấn đề một cách cụ thể.

2. Các loại đoạn văn

2.1. Đoạn văn diễn dịch.

Đoạn văn có kết cấu diễn dịch xuất hiện không nhiều trong tạp văn của Nguyễn Khải. Theo số liệu thống kê của 20 tác phẩm tiêu biểu nhất, số lợng đoạn văn có kết cấu diễn dịch là 15/111 đoạn, chiếm tỉ lệ 13,51%. Thông thờng nhà văn sử dụng kiểu đoạn văn này khi muốn triển khai một ý lớn nào đó, hoặc dừng lại để phân tích, kể, tả… cụ thể một sự kiện, làm rõ một vấn đề, một nhận định mà tácgiả đa ra.

Ví dụ:

"Trong những thói xấu của con ngời thì thói xấu dễ lây truyền nhất, nh- ng lại nguy hiểm nhất là thói ích kỉ (1). Nó dễ lây truyền vì cha ai xem tính ích kỉ nh là một tội ác chẳng những không bị kết án mà còn nh có thể ăn chung ở đụng đợc(2). Nhng nó lại hết sức nguy hiểm bởi vì nó phá vỡ tận nền móng cái tổng thể của các mối quan hệ là xã hội (3). Nó làm thui tắt cái sức mạnh có khả năng cải tạo là d luận (4). Nó đẩy tới mọi tội lỗi mà vẫn nh vô can vì vẫn giữ đợc sự trong sạch của riêng mình (5) .

("Trách nhiệm với ngời khác, trách nhiệm với xã hội") Trong đoạn văn trên, câu (1) là câu thâu tóm chủ đề chung của cả đoạn: phê phán lối sống ích kỉ. Những câu tiếp theo triển khai của câu chủ đề, diễn giải cho câu chủ đề, đợc xem là các luận cứ của câu chủ đề.

Với việc sử dụng những kiểu đoạn văn diễn dịch nh vậy đã khiến cho ng- ời viết triển khai vấn đề đa ra một cách chi tiết cụ thể, dẫn giải ngời đọc để tạo nên đợc sự đồng thuận với quan điểm của ngời viết.

Ngợc lại với kiểu kết cấu diễn dịch, đoạn văn qui nạp đi từ những ý nghĩa cụ thể, riêng lẻ đến ý nghĩa khái quát. Đoạn văn kết cấu qui nạp trong tạp văn của Nguyễn Khải đợc sử dụng khá nhiều. Theo số liệu thống kê của 20 tác phẩm tạp văn trên, số lợng đoạn văn qui nạp là 20/111 đoạn, chiếm tỉ lệ 18,02%. Đoạn văn có kết cấu qui nạp trong tạp văn của Nguyễn Khải mang một đặc điểm tơng đối đặc biệt: câu chủ đề ở cuối đoạn văn vừa khái quát lại ý nghĩa của cả đoạn vừa mở rộng nội dung khác để ngời đọc suy nghĩ sâu thêm về vấn đề đợc đa ra, ngoài ra còn có thể nghĩ tới một vấn đề khác nào đó.

Ví dụ:

"Lời than thở trên không phải không có chút ít kiêu hãnh, khoe khoang

nhng cũng chỉ là của một lớp ngời và của một thời (1). Còn bây giờ ngời ta viết sách và in sách dễ dàng hơn rất nhiều (2). Mọi ngời đều có thể viết sách và in sách trong khoảng thời gian ngắn nhất, không nhất thiết phải có một uy tín gì trên văn đàn (2). Một tác giả chỉ trong một năm in bốn, năm cuốn tiểu thuyết cũng là chuyện bình thờng (3). Lại thêm d luận khen chê của bạn đọc hầu nh không tác động bao nhiêu tới cái vui cái buồn của ngời viết (4). Này, cái sự dễ dàng và tự do ấy là hay hơn ngày trớc hay dở hơn ngày trớc nhỉ ?"(5).

(“Nghề viết với sách in” )

Trong đoạn văn trên, câu (5) là câu chủ đề chung của cả đoạn: đề cập đến cách viết dễ dãi, chạy theo thị hiếu thị trờng mà quên đi lơng tâm và trách nhiệm của ngời cầm bút. Vấn đề ấy đợc tác giả dẫn dắt ngời đọc một cách khéo léo và thể hiện tập trung nhất trong câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. Tuy vậy, ở đoạn này, câu chủ đề không chỉ đóng, khép lại vấn đề vừa trình bày, mà còn gợi mở vấn đề cho ngời đọc suy nghĩ.Ngời viết không đa ra kết luận cuối cùng.

Đối với kiểu đoạn văn có kết cấu qui nạp, Nguyễn Khải không đơn thuần sử dụng nó với mục đích khép lại vấn đề, mà ông thờng dùng loại đoạn văn có kiểu cấu tạo này để gợi vấn đề, gợi ý tởng cho ngời đọc và xâu chuỗi, liên kết với các đoạn văn khác.

2.3.Đoạn văn song hành

Đoạn văn có kết cấu song hành chiếm tỉ lệ khá cao 22/111 (19,82% trong 20 tác phẩm ). Nét tiêu biểu trong phong cách Nguyễn Khải là cách tái hiện lại hiện thực một cách tỉnh táo, luôn coi trọng tính khách quan của sự kiện. Đặc biệt trong mảng tạp văn, để thuyết phục đợc ngời đọc, ngời nghe đối với những vấn đề mà mình đa ra, Nguyễn Khải thờng lấy những nguyên mẫu đời thờng, những chi tiết có thật để làm dẫn chứng minh họa cho các luận điểm, nhận định của mình. Do vậy kiểu đoạn văn có kết cấu song hành thờng xuất hiện để liệt kê các sự kiện.

* Các loại đoạn văn có kết cấu song hành thòng gặp trong tạp văn của Nguyễn Khải:

- Liệt kê theo quan hệ đồng thời: là kiểu liệt kê các sự kiện xảy ra trong

cùng một phạm vi thời gian. Ví dụ:

"Năm 1981, tôi đến huyện Tháp Mời thuộc tỉnh Đồng Tháp cùng với mấy ngời bạn. Đi đông ngời lại ngắn ngày thì chỉ đi chơi chứ viết lách gì. Lúc nói chuyện thì một chị ở huyện bảo, nếu tôi muốn viết về Tháp Mời thì phải gặp ông Mời ở xã Đốc Binh Kiều. Ông là pho sử của địa phơng, hiểu rành rẽ mọi việc từ cách mạng 1945 đến nay. Tôi vâng vâng cời cời rồi bỏ đi. Trong đời viết của tôi, tôi đã đợc gặp nhiều ngời lăn lộn với phong trào trong nhiều chục năm, biết đủ mọi chuyện, hiểu rất nhiều việc và ngời, ghi chép cả một cuốn vở dày nhng không dùng đợc một dòng nào. Ngời làm sử có thể viết đợc, nhng ngời viết văn thì chịu. Những từng trải, khái quát, chi tiết đều thuộc lĩnh vực chính trị chứ không thuộc lĩnh vực văn học. Rất khó chuyển đổi sang văn học, nếu có, nhiều lắm chỉ là sự gọt giũa trang điểm cho nó màu mè hơn, uốn éo hơn mà thôi. Trong văn chơng cũng lắm cái lạ lắm, một chi tiết nhỏ có thể làm bùng nổ một áng văn hay, một sự kiện lớn lúc viết ra bị nhạt nh một bài ký tầm thờng".

Các câu trong đoạn văn trên có quan hệ song hành với nhau. Đó là những dòng suy t chiêm nghiệm của tác giả về nghề viết của mình trong thời điểm hiện tại.

- Liệt kê theo quan hệ liên tởng.

Là kiểu liệt kê theo cách đi từ sự vật, sự việc này mà liên tởng đến sự vật khác tơng đồng hay khác biệt với nó. Đây là kiểu đoạn văn tiêu biểu cho văn chính luận Nguyễn Khải. Với kiểu liệt kê này ngời viết cùng một lúc có thể tự do lý giải nhiều sự kiện, diễn đạt nhiều sự việc trong những khoảng thời gian khác nhau, đan xen đợc nhiều giọng điệu.

Ví dụ:

"Đọc lại"Vợ nhặt" của Kim Lân,"Lão Hạc" của Nam Cao, cái vui cái buồn của những thân phận cùng khổ ấy luôn làm tôi gai ngời nh bị cạo cứa vào tận hồn cốt của mình (1). Mà nào tôi đâu phải là nông dân, cũng chả có kỉ niệm nào liên quan đến cảnh đời của họ. Thằng lu manh nông thôn đập đầu ăn vạ có tên Chí phèo, tên lu manh thành thị gian trá, lừa đảo có tên Xuân tóc đỏ đều rất xa lạ với tôi mà mỗi lần đọc lại cứ mờng tợng nh gặp ngời quen thuộc. Lạ lùng nhỉ ? Nghĩ đi nghĩ lại mới hay cả hai kẻ lu manh ấy cũng là bà con của mình, cùng một máu mủ với mình, là bà con xa, bà con để tiếng xấu nhng vẫn cứ là bà con. Chả lẽ không phải ? Năm nọ tôi về tỉnh X. công tác, nghe nói trong một cuộc họp tỉnh uỷ, có hai ông tỉnh uỷ viên chửi nhau tay đôi, lời lẽ tục tĩu, điệu bộ hung hăng, khiến những ngời chứng kiến phải kinh hoàng. Tôi chẳng ngạc nhiên tí nào cả. Đó là những cán bộ có năng lực trong chức trách của họ, có nhiều đức tính tốt, tuy nhiên căn tu còn non, cha đạt chánh quả nên gặp việc chạm tới quyền lợi riêng không tự kiềm chế đợc lại để lòi cái đuôi kiếp trớc".

("Cuộc kiếm tìm mãi mãi")

Trong đoạn văn trên có hai sự việc liên hệ cùng nhau. Ba câu đầu diễn đạt sự kiện: đọc lại tác phẩm của Kim Lân, Nam Cao. Bảy câu sau: liên tởng đến chuyện đời nay với những con ngời, sự việc cụ thể trong thực tế.

Đoạn văn kết cấu song hành trong tạp văn của Nguyễn Khải mang đậm dấu ấn phong cách nhà văn: dung lợng mỗi đoạn thờng dài, mang một nội dung, một vấn đề tơng đối trọn vẹn, đầy đủ, thể hiện đợc những mối quan hệ liên tởng đa chiều trong t duy ngời viết.

2.4. Đoạn văn móc xích

Đây là kiểu đoạn văn chiếm tỉ lệ khá cao 45,95% trong số 20 tác phẩm tạp văn đợc khảo sát. Nó mang đậm phong cách Nguyễn Khải trong thể loại tạp văn: thể hiện rõ nét chất triết lí, chất trí tuệ, năng lực phân tích lí giải vấn đề. Đây cũng là kiểu đoạn văn góp phần rất nhiều trong việc tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm của ông.

*Phân loại đoạn văn móc xích: + Kiểu móc xích liên hoàn.

Đây là kiểu móc xích mà cấu trớc là nguyên nhân, câu sau là kết quả. Ví dụ:

"Tôi trót nhận viết bài cho mục: nếp sống nếp nghĩ của báo Đảng,

nhằm biểu dơng cái tốt, phê phán cái xấu, góp phần củng cố nền đạo lí XHCN. Về nhà, ngồi ngẫm nghĩ lại muốn chối từ vì ngại sự phiền hà. Viết bài khen tất nhiên không sao có khen quá đi cũng chẳng có ai trách:"Tại sao anh lại nói tốt cho chúng tôi nhiều thế !". Mà chê thì lôi thôi lắm, chê cũng lôi thôi, chứ đừng nói nếu chê cha đợc đúng. Tôi vốn là ngời nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống nh thế tất nhiên là ích kỉ, là cá nhân, là không XHCN. Nhng xem ra sống vẫn đ- ợc, không tốt lắm, nhng cũng không xấu lắm, không cống hiến đợc gì nhiều, nhng cũng chẳng gây phiền cho ai".

(“Trách nhiệm với ngời khác, trách nhiệm với xã hội”) Các câu trong đoạn văn trên nằm trong mối liên hệ nhận - quả, liên kết với nhau một cách logic, chặt chẽ. Tất cả đều hớng tới một tiểu chủ đề: cách sống, cách suy nghĩ của một lớp ngời qua sự nhìn nhận, đánh giá của tác giả.

Là kiểu móc xích dựa vào phép lặp, phép thế và các từ ngữ tơng tự, giữa câu trớc và câu sau. Các mắt xích liên đới này có thể lí giải, làm rõ một số tiểu chủ đề trong chủ đề chung của đoạn.ở kiểu móc xích này, câu sau không phải lúc nào cũng là nguyên nhân hoặc kết quả của câu trớc, mà các câu sau phát triển bổ sung thêm ý cho câu trớc hoặc mở rộng nội dung, triển khai nội dung sang một tiểu chủ đề khác.

Ví dụ:

"Ngời hôm qua và ngời hôm nay thì cũng vẫn là mình cả thôi. Con ngời ta khi đang vơn tới những mục tiêu cao đẹp thì nhất cử nhất động đều đẹp, đẹp từ cái dáng vóc đẹp đi. Còn khi chỉ sống cho hôm nay, bon chen trong cuộc m- u sinh của mỗi ngày thì từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ hành vi đều tầm thờng. Chẳng những tầm thờng mà còn rất dễ ghét. Thậm chí đến con mắt nhìn cũng tắt hẳn ánh sáng chính đại quang minh .

("Chiến binh khi đã về già") Đây là một trong những đoạn văn có kết cấu móc xích tiêu biểu trong văn chính luận Nguyễn Khải. Đoạn văn này biểu hiện những sự lí giải, chiêm nghiệm, triết lí về con ngời của ngày hôm qua và con ngời của ngày hôm nay. Đoạn văn vừa thể hiện sự triết lí của nhà văn, đồng thời cũng mở ra những hớng khác nhau để ngời đọc tự suy ngẫm về cuộc đời, về những đổi thay trong nhận thức và hành động. Những suy nghĩ ấy phần nào tạo nên nét đặc sắc nhất định và chiều sâu cho tạp văn của ông.

Trên đây là những đặc điểm về đoạn văn trong tạp văn của Nguyễn Khải

3. Đặc điểm về cách ngắt đoạn văn trong tạp văn của Nguyễn Khải

ở phần trên, chúng tôi đã trình bày về các loại đoạn văn trong tạp văn của Nguyễn Khải. Đến đây, chúng tôi muốn đề cập đến cách ngắt đoạn văn trong tạp văn của Nguyễn Khải. Một văn bản bất kì nào cũng đợc lập thành bởi các đoạn văn. Nếu xét theo chức năng thì có thể phân loại thành đoạn văn mở đầu, đoạn văn triển khai, đoạn văn kết thúc. Tạp văn của Nguyễn Khải cũng vậy. Mỗi tác phẩm tạp văn của ông mang dáng dấp một tiểu phẩm, một câu chuyện nghề,

chuyện đời, bởi vậy bao giờ nó cũng có kết cấu hoàn chỉnh. Song ở Nguyễn Khải, nhà văn đã có kiểu mở đầu, triển khai và kết thúc rất riêng, rất độc đáo, mang đậm phong cách của ông.

Qua thống kê, phân loại chúng tôi nhận thấy trong tạp văn của Nguyễn Khải có 3 loại đoạn văn nổi bật: đoạn văn mở đầu, đoạn văn triển khai và đoạn văn kết thúc (đoạn văn chuyển tiếp không xuất hiện nh ở truyện ngắn của ông). Dung lợng và cấu tạo của mỗi loại đoạn văn không giống nhau.

3.1. Đoạn văn mở đầu

Đoạn văn mở đầu là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa độc giả và tác phẩm. Đoạn văn mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tợng, tạo nét gợi cảm lôi cuốn cho ngời đọc đối với vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm của mình. Đặc biệt đối với thể văn chính luận nếu ngời viết không tạo đợc không khí, không thu hút đợc sự chú ý của ngời đọc ngay ở phút đầu tiên thì ngời đọc khó có thể có những phản ứng tích cực đối với quan điểm của ngời viết về những vấn đề đợc đa ra.

3.1.1. Cấu tạo của đoạn văn mở đầu

Trong văn chính luận của Nguyễn Khải. đoạn văn mở đầu có hai kiểu cấu tạo. Cấu tạo bình thờng và cấu tạo đặc biệt.

3.1.1.1 Đoạn văn mở đầu có cấu tạo bình thờng.

Một đặc điểm nổi bật trong ngòi bút Nguyễn Khải khi xây dựng đoạn văn là: ông thờng viết những đoạn văn dài, có số lợng câu chữ lớn (thờng có đoạn văn có dung lợng câu chữ chiếm trọn một trang giấy). Chính vì vậy, đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Nguyễn Khải có cấu tạo bình thờng chiếm một số l- ợng lớn 94,5% (51/54 tác phẩm ). Trong đó đoạn văn có câu chủ đề chiếm tỉ lệ không cao 17,54% (10/57 ). Chủ yếu là những đoạn văn đợc trình bày theo kiểu móc xích, song hành. Nguyễn Khải rất hay dùng những đoạn văn có kiểu cấu tạo nh vậy vì nó phù hợp với kiểu t duy logic, mang tính triết lí, biện luận, của nhà văn. Nguyễn Khải cũng không hay dùng những kết cấu phá cách trong đoạn văn mở đầu mà a dùng những đoạn văn có cấu tạo cân đối từ 7,8 câu trở lên.

Những đoạn văn có cấu tạo bình thờng có thể đem đến cho ngời đọc những hình dung, dự cảm tơng đối trọn vẹn về vấn đề mà tác giả sẽ trình bày ở phần tiếp. Không những thế, với kiểu mở đầu bình thờng, đầy đủ các ý, đoạn văn mở đầu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngôn ngữ tiêu biểu trong tạp văn của nguyễn khải (Trang 55 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w