Cấu trúc của luận văn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 116)

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác TTCM ở các trường TCCN, TP.Hồ Chí Minh.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác TTCM ở các trường TCCN, TP.Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề quản lý giáo dục (QLGD) nói chung và quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nói riêng ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.

Vấn đề TTGD cũng là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm và đã được đưa vào nội dung các tài liệu giảng dạy tại trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Học viện QLGD, Trung tâm Canh tân và công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á- SEAMEO INOTECH…hay trong một số công trình nghiên cứu, như:

- Đề tài “Đổi mới và tổ chức hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục”, mã số B2001-52-18 của Viện chiến lược và chương trình giáo dục,

- Chương trình khảo sát công tác thanh tra giáo dục của Cộng hòa Pháp do thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Các nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là xây dựng hệ thống lý luận về công tác TT đủ mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được quy định tại Luật giáo dục, củng cố, tổ chức, tăng cường cán bộ cho cơ quan thanh tra Bộ và thanh tra Sở, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và đổi mới phương thức hoạt động, phương pháp công tác của các tổ chức thanh tra và thanh tra viên, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Các đề tài, chương trình khảo sát trên chủ yếu nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống TTGD, tập trung vào TTGD phổ thông, tìm hiểu kinh nghiệm TTGD hệ phổ thông ở nước ngoài. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài mã số B2001-52-18 và chương trình khảo sát tại nước ngoài chính là các dự thảo văn bản hướng dẫn hoạt động TTGD phổ thông, thanh tra tuyển sinh đại học và hướng dẫn công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục.

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về các biện pháp đổi mới công tác TT GDNN ở Việt Nam.

1.2.Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1.Khái niệm quản lý

QL là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. K. Marx nói: “Một nghệ sĩ độc tấu thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”.[16,12]

Trên cơ sở kế thừa kho tàng lý luận QL, để làm sáng tỏ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, các nhà nghiên cứu lý luận nước ta đã có một số định nghĩa về khái niệm QL một cách cụ thể hơn.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Bản chất của hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới.

Quản lý = Quản + Lý

Trong đó: - Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định. - Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển.

Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến sự suy thoái. Hệ phát triển mà không ổn định tất yếu dẫn đến rối ren.

Vậy: Quản lý = ổn định + phát triển.

Tác giả Hồ Văn Vĩnh có viết: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.[33;15].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao

nhất”.[19;8].

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song tựu trung các định nghĩa trên đều thể hiện:

- QL là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Lao động QL là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

- Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động QL.

- QL là một hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.

- QL vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậy trong hoạt động quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.

Suy cho cùng bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể đến khách thể quản lý, trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tóm lại, QL là hệ thống những tác động gây ảnh hưởng, có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thể quản lý để đạt mục tiêu chung của hệ thống trong một môi trường luôn biến động.

Tùy theo cách tiếp cận, các nhà khoa học đã cho rằng QL có 4 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng kế hoạch

Chức năng kế hoạch được xem là chức năng quan trọng nhất trong hoạt động quản lý. Để thực hiện chức năng này, nhà quản lý thiết kế (lập kế hoạch) trước các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực và vật lực đã có và sẽ khai

thác. Như vậy, kế hoạch được hiểu khái quát là một bản ghi nhận những mục tiêu cơ bản và một chương trình hành động cụ thể được hoạch định, trươc khi tiến hành thực hiện những nội dung nào đó mà chủ thể quản lý đã đề ra.

- Chức năng tổ chức

Tổ chức là sự sắp xếp, xếp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thành một hệ thống toàn vẹn, nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu, để đạt được mục tiêu. Tổ chức là bộ phận, nhưng là bộ phận then chốt của QL.

- Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là điều hành mọi việc nhằm đảm bảo vận hành thuận lợi. Chỉ đạo là chỉ huy, điều hành công việc; động viên, kích thích kịp thời, thường xuyên; giám sát, đánh giá trạng thái của hệ; điều chỉnh, uốn nắn, can thiệp vào sự vận hành của hệ để loại trừ trục trặc, sửa chữa lệch lạc nhưng vẫn giữ tinh thần của kế hoạch, chiến lược chung của chương trình hành động để đạt đến mục tiêu.

- Chức năng kiểm tra

Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá thực trạng, phát hiện lệch lạc, sai sót, tìm hiểu nguyên nhân, đúc kết, rút ra những bài học kinh nghiệm để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tiếp theo.

Xuyên suốt quá trình quản lý, chức năng thông tin có mặt trong tất cả các giai đoạn và là điều kiện cho hoạt động quản lý ở mỗi giai đoạn. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo lập quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức; thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạt động của tổ chức và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức.

1.2.2.Khái niệm quản lý giáo dục

Khoa học QLGD là một chuyên ngành của khoa học quản lý nói chung đồng thời cũng là một bộ phận khoa học giáo dục, nhưng là một khoa học tương đối độc lập.

QLGD là một bộ phận của quản lý xã hội, được hình thành một cách khách quan. QLGD là sự kết hợp của hai phạm trù lý luận quản lý và khoa học giáo dục. Tùy theo cách nhìn nhận từ những góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu về QL đã đưa ra những khái niệm về QLGD khác nhau.

Theo Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm QLGD là khái niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ thống giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc biệt là quản lý trường học). “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của nhà nước, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.[25,35].

Theo Phạm Minh Hạc, QLGD là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của nhà nước và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước.

QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đấy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”.[2;3]

Tác giả khác định nghĩa: “QLGD là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật) của các chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.”

Khái quát lại, nội hàm khái niệm QLGD chứa đựng những nhân tố đặc trưng bản chất sau:

- Phải có chủ thể QLGD, ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ GD&ĐT, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

- Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình kế hoạch thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội phải có một lực lượng đông đảo những người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất tương ứng.

- QLGD có tính xã hội cao. Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụ công tác giáo dục.

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm QLGD như sau: QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động của khách thể quản lý, thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường

Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục đào tạo. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức

năng tạo nguồn cho các yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ. Nó là tế bào chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục.

Có thể hiểu quản lý nhà trường bao gồm hai loại:

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường.

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.

Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động quản lý GV, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học, giáo dục; quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học; quản lý tài chính trường; quản lý lớp học như nhiệm vụ của GV, quản lý mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

Cũng có thể coi quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống bao gồm 6 thành tố:

1- Mục tiêu giáo dục (MT) 2- Nội dung giáo dục (ND) 3- Phương pháp giáo dục (PP) 4- Giáo viên (GV)

5- Học sinh (HS)

6- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC-TBDH).

Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục vừa có tính độc lập tương đối và có nét đặc trưng riêng của mình, nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất. Có thể biểu hiện bằng sơ đồ 1.2:

KQ

Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học, giáo dục, quản lý các điều kiện thiết yếu của việc dạy và học như quản lý nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…

1.2.4. Khái niệm thanh tra

Hoạt động TT đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhận thức về nội hàm và nội dung của khái niệm TT càng phong phú và hoàn thiện hơn.

Tại Hội nghị TT toàn miền Bắc lần thứ nhất năm 1957, Bác Hồ đã nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới; theo dõi chỉ thị, chính sách, thông tư đưa xuống cho đến lúc kết thúc”.

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, năm 1992), TT là kiểm soát, xem xét tại chỗ làm việc của địa phương, cơ quan xí nghiệp.

Theo Luật TT năm 2004: “Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, nhiệm vụ của cơ

CSVC-TBDH MT

PP

GV HS

quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này và các quy định khác của pháp luật…”[27;2].

Từ những luận điểm nêu trên, chúng ta có thể hiểu TT là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước nhằm tác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cường quản lý, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường pháp chế, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

TT khác với kiểm tra. Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản trong quá trình quản lý. Theo Từ điển tiếng Việt (1992), kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Theo đó, kiểm tra được hiểu với nghĩa là một dạng hoạt động nào đó để rút ra nhận xét, đánh giá nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với mục đích đã đặt ra.

Theo các nhà hành chính học, công tác kiểm tra là một hệ thống phản hồi bao gồm nhiều loại hình:

- Kiểm tra lường trước (được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra để tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh và tìm cách ngăn ngừa trước).

- Kiểm tra đồng thời (được tiến hành trong khi hoạt động đang diễn ra).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w