Sự cần thiết phải quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ vă nở các trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, quận thanh xuân, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4.Sự cần thiết phải quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ vă nở các trường

trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

1.4.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng học tấp phổ thông nói chung, và dạy học trung học THCS nói riêng

Ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc nâng cao CLDH ở phổ thông. Điều đó được thể hiện một cách hệ thống trong hàng loạt các Nghị quyết của Đảng.

- Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển GD &ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm đã quyết định: “Cần đẩy mạnh CNH,HĐH nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, vǎn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa XH. Muốn tiến hành CN hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạn GD & ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.,,.

- Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội cũng nhấn mạnh chúng ta cần phải “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và CB QL GD đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, CB QLGD thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về CM, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD”. [27; 43]

Trong giai đoạn hiện nay, sự quan tâm của Bộ GD và ĐT đến vấn đề trên càng trở nên rõ nét hơn. Theo chỉ thị số 3398/CHƯƠNG TRÌNH-BGDĐT về: “Nhiệm vụ trọng tâm của GD mầm non,GD phổ thông, GD thường xuyên và GD chuyên

nghiệp năm học 2011 – 2012,,, Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo chỉ thị năm học 2011-2012 toàn ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong đó có : Nhiệm vụ chung của các cấp học là: “Toàn ngành GD & ĐT quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện GD đào tạo nhằm nâng cao CL nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc CN hoá, hiện đại hoá, hội nhập KT quốc tế của đất nước.,,

Như vậy: Đảng,Nhà nước Việt nam đã nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của GD nói chung và DH nói riêng trong nhà trường phổ thông đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, đã tập trung chỉ đạo nâng cao CLGD, chất lượng QLGD thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản hướng dẫn... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý HĐDH trong nhà trường THCS nói chung và quản lý HĐDH môn Ngữ văn nói riêng.

1.4.2. Vai trò của môn ngữ văn đối với việc Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh

Chúng ta có thể nhận định, môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong sự phát triển XH loài người. Nói như thế, môn Văn gắn liền với sự hình thành và phát triển của GD. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Ngữ văn có vai trò và sứ mệnh riêng đều nhằm để phục vụ cho sự phát triển của XH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà trường cách mạng ra đời cùng với những đổi mới cơ bản về quan điểm GD và ND đào tạo, vai trò vị thế của môn Ngữ văn càng ngày càng được khẳng định.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: văn học nghệ thuật là một “vũ khí vô song”. Trong nhiều văn kiện, Đảng ta xác định vai trò cực kì quan trọng của văn học trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa XH. Với khả năng riêng của hình tượng nghệ thuật được nghệ sĩ sáng tạo, văn học còn có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của bạn đọc.

Trong trường phổ thông môn Ngữ văn, một môn học chứa đựng những ND phong phú, đa dạng về cuộc sống sinh động, về văn hóa tinh thần, tư tưởng tâm hồn của dân tộc...Nó giành được một vị trí xứng đáng qua tỉ lệ thời gian học so với thời lượng chung ở chương trình phổ thông, đồng thời qua các kì thi quốc gia.

Mục đích của việc học môn Ngữ văn là tạo ra ở trẻ em một năng lực đồng cảm với thân phận con người. Nhưng nếu chỉ đồng cảm thì chưa đúng với cách tồn tại của văn chương, nghệ thuật. Cái năng lực văn được tạo ra bởi môn Ngữ văn trong nhà trường là lòng đồng cảm của con người đối với con người, và phẩm chất đó phải dựa trên một Ngữ pháp nghệ thuật. Lòng đồng cảm là một cốt cách tinh thần, ngữ pháp nghệ thuật là một bộ khung vật chất, cả hai mặt vật chất - tinh thần đó làm nên

năng lực văn của HS. Cảm nhận được vẻ đẹp nhân văn, rung cảm đồng cảm và có những hành vi ứng xử nhân văn chính là sứ mệnh cao cả của môn học này. Như vậy, môn Ngữ văn đã có vai trò lớn đối với GD thẩm mỹ, đạo đức cho HS.

1.4.3.Định hướng phát triển Giáo dục của thành phố Hà nội, của Quận Thanh Xuân

1.4.3.1. Định hướng phát triển gióa dục của thành phố Hà nội:

Phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010 về lĩnh vực GD và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006 - 2010 và Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 17/7/2009 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc xây dựng KH phát triển KT-XH 5 năm 2011- 2015 đã đề ra những mục tiêu và định hướng chung về phát triển KT và phát triển về công tác GD và đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2015, đó là:

- Nâng cao CL đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và phát triển KT tri thức. Đặc biệt, chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, CB QLgiỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề; đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh công tác XH hóa trong lĩnh vực GD, đào tạo. y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và thể dục thể thao. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong các HĐ sự nghiệp và nâng cao CL cung cấp dịch vụ công.

- Phát huy tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD và nâng cao CLGD toàn diện, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Đảm bảo huy động 28 % số cháu vào nhà trẻ, 95% số cháu vào mẫu giáo; 100% số trẻ 5 tuổi được đến lớp học, 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% HS tiểu học được học 2 buổi trên ngày; 100% HS học xong tiểu học vào lớp 6, phấn đấu 90 - 95% học học hết bậc trung cơ sở vào học các trường THPT, trung học chuyên nghiệp và học nghề; 45% trở lên số HS tốt nghiệp THPT vào học đại học, cao đẳng. Phấn đấu tỷ lệ HS khá giỏi bậc tiểu học là 70%, bậc THCS là 45% và THPT là 20%; giữ vững kết quả HSG phổ thông ổn định ở thứ bậc cao trong nước. Nâng cao CL đào tạo, nhất là phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng cho sự phát triển KT - XH trong Thủ đô.

- Đảm bảo đủ số lượng, CL và đồng bộ các loại hình GV: 100% GV phổ thông, GV nhà trẻ, GV mẫu giáo đạt chuẩn đào tạo, trong đó GV đạt trình độ trên chuẩn ở bậc tiểu học là 75%, THCS là 55%, THPT là 30%. Đảm bảo về diện tích và khuôn viên các trường học theo định mức tối thiểu. Đến năm 2010, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; 100% số trường THCS và THPT có phòng học bộ môn, phòng thư viện theo quy định.

1.4.3.2. Định hướng phát triển giáo dục của Quận Thanh Xuân

Theo định hướng phát triển GD năm 2010-2015, để đạt được mục tiêu đề ra, Ban chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân khoá IV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xây dựng các chương trình và các đề án thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ Quận và đã triển khai thực hiện trong phạm vi toàn Quận.Trong đó theo phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển quận giai đoạn 2010-2015 về lĩnh vực GD và đào tạo là :

- Xây dựng đội ngũ GV, CBQ Lđảm bảo đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn theo quy định.

- Đổi mới công tác QL, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành, từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa, HĐH và XH hóa. Bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ CM, kiến thức sư phạm, CLDH cho đội ngũ GV, kiến thức QL nhà nước cho CB lãnh đạo các trường.

- Xây dựng môi trường GD lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và XH. - Nâng cao CL pháp luật, thể chất, hướng nghiệp, đảm bảo sự phát triển toàn diện, lành mạnh về sức khỏe, trí tuệ.

Như vậy, QL nâng cao CLGD toàn diện trong đó QL nâng cao CLDH môn Ngữ văn là nhiệm vụ của các nhà QLGD sẽ góp phần nhằm đặt được những định hướng GD của Thành phố Hà Nội nói chung và Quận Thanh Xuân nói riêng.

Kết luận chương 1

Trong chương này tác giả đã tập trung làm sáng tỏ các khái niệm: QL, QLGD, chất lượng HĐDH môn Ngữ văn, CLDH môn Ngữ văn, cũng như làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về DH môn học Ngữ văn trong trường THCS, Nội dung chất lượng HĐDH môn Ngữ văn trong nhà trường THCS và những yếu tố QL ảnh hưởng đến CL dạy và học môn Ngữ văn. Những vấn đề lý luận nói trên sẽ định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng chất lượng HĐDH môn Ngữ văn trong các trường THCS ở Quận Thanh Xuân, thành phố Hà nội và đề xuất các giải pháp QL nâng cao chất lượng HĐDH môn Ngữ văn ở trong các nhà trường trên địa bàn này ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chương II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, QUẬN THANH XUÂN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát tình hình Kinh tế, xã hội, giáo dục ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Quận Thanh Xuân, thành phố Hà nội được thành lập từ 01/01/1997 với 11 phường; có diện tích 913,2 ha. Quận Thanh Xuân giáp quận Hai Bà Trưng về phía Đông; phía Tây Bắc giáp quận Cầu Giấy, phía Tây giáp quận Hà Đông và huyện Từ Liêm; phía Bắc quận Đống Đa; phía Nam giáp huyện Thanh Trì.

- Từ ngày 01/8/2008 thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô, quận Thanh Xuân đã trở thành quận trung tâm, có địa bàn thuận lợi và gần các trung tâm chính trị, KT, văn hoá của Thủ đô và đất nước.

- Đến tháng 4/2009 quận Thanh Xuân có 214.765 người (theo kết quả điều tra dân số). Mật độ dân số bình quân khoảng 24.252 người/ km2. Lao động trong độ tuổi của quận Thanh Xuân hiện nay khoảng 12000 ngàn người, chiếm 54,1% so với tổng dân số toàn Quận.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội

Qua 13 năm thành lập Quận, 25 năm đổi mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ với sợ nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước, nền KT của quận Thanh Xuân liên tục tăng trưởng, sản xuất CN tăng bình quân 16,4 %/năm (tăng 2,2 so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ

III đề ra), giá trị thương mại dịch vụ tăng 14%/năm (tăng 2,3 so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ III đề ra). KT quận Thanh Xuân phát triển đúng định hướng cơ cấu: CN - Dịch vụ. Ngành CN tuy có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2006 giá trị sản xuất CN chiếm 50%, đến năm 2010 giảm xuống còn 44,1 %). KT vốn đầu tư nước ngoài phát triển chậm, chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2006 chiếm 2,93% đến năm 2010 chiếm 1,76%). Một số dịnh vụ mới phát triển khá nhanh như ngân hàng, tín dụng, cho thuê nhà, khám chữa bệnh, dịch vụ, đào tạo nghề. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân tăng bình quân là 17.5 %/ năm, vượt cao so với KH được giao, năm sau thu cao hơn năm trước bình quân 48%/ năm, trong đó thu từ thuế ngoài quốc doanh tăng 53 %/ năm. Chi ngân sách kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển KT- XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng, QL nhà nước, đầu tư phát triển, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, công tác an ninh chính trị được đảm bảo, trật tự an toàn XH được giữ vững, công tác quốc phòng và quân sự địa phương được tăng cường, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố.

2.1.3. Tình hình giáo dục

2.1.3.1. Tình hình chung:

- Quận Thanh Xuân là trung tâm văn hoá và GD. Trên địa bàn Quận có nhiều trường ĐH, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của trung ương cũng như địa phương với hàng vạn sinh viên và HS theo học.

- Toàn quận Thanh Xuân có 2 trường THPT công lập, 3 trường phổ thông ngoài công lập liên cấp 2+3, 11 trường THCS, 12 trường tiểu học, 23 trường mầm non và 1 trung tâm GD thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề. Mạng lưới trường, lớp của quận Thanh Xuân ngày càng được củng cố vững chắc và đi vào HĐ có hiệu quả.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, coi "GD là quốc sách hàng đầu", quận Thanh Xuân đã tập trung chăm lo sự nghiệp GD, coi đây là nhiệm vụ chiến lược để xây dựng và phát triển con người. Hệ thống các trường được quan

tâm đầu tư cả về CSVC và đội ngũ GV. Với thành tích chung của quận Thanh Xuân trong giai đoạn từ năm 2006 dến năm 2010 công tác GD & ĐT đạt kết quả tốt, có bước phát triển mạnh mẽ về CL và quy mô theo hướng đổi mới. Số lượng HS tăng, các loại hình trường lớp và hình thức ĐT đa dạng. Đội ngũ GV, CBQL được tăng cường cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, CL theo hướng chuẩn hoá. CLGD đại trà ổn định, GD mũi nhọn được tăng lên. Đã xây thêm 6 trường công lập mới, cải tạo nâng cấp, đầu tư trang TBDH 23 trường; 100% các trường đảm bảo chuẩn về chiếu sáng học đường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH và QL, 14/38 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác XHH GD được đẩy mạnh. Đó là những thuận lợi, tiềm năng to lớn trong quá trình CNH, HĐH và Hội nhập quốc tế.

Với quy mô phát triển dân số tăng nhanh, trung bình mỗi năm số HS của Quận tăng khoảng 1500 HS. Do vậy hệ thống trường học ở các cấp học của Quận nhìn chung bị quá tải sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp học; đặc biệt là ở cấp học mầm non và tiểu học.

2.1.3.2. Tình hình giáo dục quận Thanh Xuân a) Quy mô trường, lớp, HS cấp THCS

Quận Thanh Xuân có tổng số 11 Phường với 13 trường THCS, trong đó có 11 trường THCS công lập và 2 trường phổ thông dân lập liên cấp. Mạng lưới các trường THCS được phân bố tương đối hợp lý và rộng khắp trên địa bàn Quận.

Bảng số 1: Quy mô trường, lớp, HS ở bậc học THCS của quận Thanh Xuân (từ năm 2005 đến 2010)

Năm học Số trường

Số lớp Số HS

TS

Phân theo khối

TS

Phân theo khối

6 7 8 9 6 7 8 9 2005- 2006 10 228 56 54 54 64 9014 2080 2207 2165 2562 2006-2007 10 224 56 56 54 58 8730 2245 2091 2214 2180

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, quận thanh xuân, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34)