Thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, quận thanh xuân, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 95 - 105)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3. Thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp được đề xuất

Để có cơ sở khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề ra, trong điều kiện thời gian hạn chế, chúng tôi đã khảo sát thăm dò bằng phiếu điều tra.

Tổng số đối tượng khảo sát là 100 người gồm: 11 Hiệu trưởng,11 phó Hiệu trưởng,11 tổ trưởng CM,28 GV Ngữ văn,20 HS,19 phụ huynh của các trường THCS Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, sau khi đã tổng hợp, kết quả như sau:

Bảng kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của BP (%)

Các biện pháp QL nâng cao Tính cần thiết Tính khả thi

R ất c ần th iế t Cần t h iế t Khô n g cầ n th iế t K hả t hi ca o K hả t hi Khô n g k hả th i

1.Nâng cao nhận thức các đối tượng liên quan với việc nâng cao CL môn Ngữ văn

57 40 3 14 83 3 2.Tăng cường QLnâng cao CL

HĐ của tổ CM 35 65 0 28 72 0 3.Tăng cường bồi dưỡng nhằm

chuẩn hoá đội ngũ GV dạy Ngữ văn

39 61 0 25 75 0 4.Chỉ đạo đổi mới PP DH 48 42 2 36 64 0

5.Nâng cấp và khai thác có hiệu

quả các thiết bị phục vụ DH. 0 80 2 2 85 13 6. Thường xuyên tổ chức kiểm

tra, đánh giá CL môn Ngữ văn 25 72 3 32 68 2

- Có 6/6 BP mà qua trưng cầu ý kiến, khảo sát nhận được sự đồng ý và nhất trí cao về tính cần thiết và rất cần thiết (77 % ). Có 2/6 BP mà qua trưng cầu ý kiến, khảo sát nhận được sự đồng ý và nhất trí cao về tính khả thi (100% BP 2 và 3 ). Có 2/6 BP mà qua trưng cầu ý kiến, khảo sát nhận được sự đồng ý và nhất trí cao về cả tính khả thi và tính cần thiết (trên 97 %BP 1 và BP 4). Còn lại tuy có một số BP đưa ra có một số ý kiến đưa ra là không cần thiết và khả thi, nhưng số lượng không nhiều chiếm không quá 13% số ý kiến.

- Từ đó, chúng tôi khẳng định rằng các BPQL của Hiệu trưởng các trường THCS nhằm nâng cao CL HĐDH môn Ngữ văn trên địa bàn quận Thanh Xuân là cần thiết và phù hợp.

Kết luận chương 3

Quan nghiên cứu lý luận và thực trạng chúng tôi đã đề xuất được các BPQL nâng cao CL HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THCS Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Qua kết quả thu được từ phiếu điều tra và qua trao đổi trực tiếp với các CBQL, GV, HS và phụ huynh tại các trường THCS trên địa bàn Quận Thanh Xuân, chúng tôi khẳng định rằng các BP này có tính cần thiết và khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở phần nội dung, cho phép có thể rút ra một số kết luận sau:

- Chất lượng học tập môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở được nâng cao khi công tác quản lý hoạt động này được đẩy mạnh. Luận văn đã trình bày được những vấn đề cơ bản của lý luận về quản lý, nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, đồng thời phân tích, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn từ thực trạng chất lượng dạy và học tập môn Ngữ văn và quản lý hoạt động này ở các trường trung học cơ sở tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, từ đó xác lập được các giải pháp quản lý có tính hợp lý và khả thi nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng HĐDH môn Ngữ văn ở các nhà trường trong thời gian tới.

- Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng HĐDH môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội mà luận văn đề xuất là:

+ Nâng cao nhận thức các đối tượng liên quan với việc nâng cao chất lượng môn Ngữ văn; Tăng cường quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn;Tăng cường bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, dạy học; Nâng cấp và khai thác có hiệu quả các thiết bị phục vụ dạy học môn Ngữ văn; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng môn Ngữ văn.

- Qua thăm dò tính cần thiết và khả thi, cho thấy: chúng đều có tính cần thiết và khả thi cao, điều đó cho phép tin tưởng, nếu được đưa vào thực hiện một cách đồng bộ, có thể nâng cao được chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận nhà.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu được giải quyết. Giả thuyết khoa học được chứng minh, đề tài đã hoàn thành.

2. Kiến nghị

2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Tham mưu với Chính phủ tăng thêm ngân sách cho Giáo dục, đặc biệt là ngân sách chi cho con người và chi tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị trường học.

- Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo khoa học các cấp về nghiệp vụ quản lý Giáo dục – Đào tạo cho Cán bộ quản lý ở các trường.

- Khẩn trương thay đổi đổi mới nội dung chương trình Ngữ văn theo tinh thần giảm tải, có chọn lọc, phù hợp với xu thế phát triển của Xã hội.

- Đưa bộ môn Ngữ văn vào yêu cầu thi bắt buộc với chuyên ngành xã hội và làm bộ môn điều kiện với chuyên ngành của khối kinh tế .

- Tiếp tục giao quyền tự chủ hơn nữa cho các trường để tạo điều kiện cho các trường chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả trong công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn phù hợp với mục tiêu giáo dục.

- Có kế hoạch cấp bổ xung trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, thực hành đã cấp từ chương trình thay sách đến nay đã hư hỏng nhiều.

2.2.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường những chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư, kích cầu tạo điều kiện cho các nhà trường đảm bảo theo quy định trường chuẩn quốc gia.

- Tăng cường chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng cho cán bộ giáo viên có thành tích trong công tác dạy và học.

- Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ hóa, từng bước hoạt động học nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong thời kỳ mới.

2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, theo từng môn trong toàn quận, ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm, bài dạy mẫu, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để giáo viên có nhiều hơn trong việc học tập, trao đổi nâng cao tay nghề.

- Có chế độ chính sách hợp lý với các tổ trưởng chuyên môn tại các trường trung học cơ sở bằng những chỉ đạo cụ thể, thường xuyên.

- Chỉ đạo xây dựng các trường trung học cơ sở điểm trong Quận để rút kinh nghiệm và các đơn vị khác học tập.

- Tăng cường công tác tham mưu đối với cấp trên, để có thêm các chương trình dự án cho việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục tại các trường THCS nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam- NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2006.

2. Lê Huy Bắc, Truyện ngắn;Lý luận tác giả và tác phẩm - NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2005.

3. Đặng Quốc Bảo, Quản lý Nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục, năm 2008.

4. Đăng Quốc Bảo, Đề trở thành người quản lý giáo dục thành công, năm 2008.

5. Đăng Quốc Bảo, Cẩm nang nâng cao năng lực quản lí nhà trường - NXB

Chính trị Quốc gia, năm 2007.

6. Đăng Quốc Bảo, Đề cương bài giảng phát triển nguồn nhân lực con người -Giáo trình dùng cho học viên Cao học quản lý giáo dục, năm 2008.

7. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng Thiết kế và đánh giá chương trình Giáo dục, năm 2008.

8. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương - NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2004.

9. Phạm Khắc Chương, Lý luận quản lý đại cương - giáo trình dùng cho học viên Cao học quản lý Giáo dục, năm 2007.

10. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp phát triển giáo dục - NXB Giáo dục Hà Nội, năm 2006.

11. Lê Tràng Định, Giáo trình kinh tế học giáo dụ c- NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2004.

12. Bộ GD&ĐT, Luật GD, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, năm 2005.

13. Bộ GD&ĐT, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, năm 2001.

14. Bộ GD&ĐT, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2010, năm 2009.

15. Bộ GD&ĐT, Dự thảo văn kiện dự án đầu tư giáo dục trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, năm 2007.

16. Bộ GD&ĐT, Đề cương tập huấn cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở 2008

17. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán môn Ngữ văn trường trung học cơ sở năm 2008

18. Bộ GD&ĐT, SGK Ngữ văn và Sách Giáo viên lớp 6,7,8,9 năm 2007

19. Bộ GD&ĐT,Điều lệ Trường trung học,NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2007

20. Bộ GD&ĐT, Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học (Từ năm 2000 đến năm 2009) - NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2000

21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001

22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006

23. Đặng Xuân Hải, Quản lí sự thay đổi vận dụng cho quản lí giáo dục và nhà trường, năm 2008

24. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khách Đức (đồng chủ biên),Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá - NXB Giáo dục Hà Nội 2007

25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 1999

26. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2006

26. Bùi Minh Hiền, Giáo dục so sánh và quốc tế, Giáo trình dùng cho học viên Cao học quản lý giáo dục, năm 2008

27. Bùi Minh Hiền, Giáo dục so sánh và quốc tế, Giáo trình dùng cho học viên Cao học quản lý giáo dục, năm 2008

28. Nguyễn Thị Phương Hoa, Tập bài giảng lí luận dạy học hiện đại, năm 2008

29. Nguyễn Thuý Hồng, Nguyễn Quang Ninh, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trung học cở sở, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2008

30. Nguyễn Thuý Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2007

31. Nguyễn Thanh Hùng, Giáo trình phương pháp dạy Ngữ văn ở trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội, năm 2007

32. Kmarx và F. Engels, toàn tập – tập 23 NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,

năm 1993

33. Trần Kiểm, Khoa học quản lí giáo dục; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2004

34. Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý giáo dục,NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2008

35. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục ;Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2008

36. Trần Kiểm, Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2006

37. Trần Kiểm, Đổi mới Phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở, Viện khoa học GD, năm 1997

38. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí, Lí luận đại cương về quản lí, năm 2008

39. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận quản lí giáo dục, năm 2008

40. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí, Lý luận quản lý Nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học quản lí giáo dục, Đại học GD, Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí, Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện đại, năm 2011

43. Phan Trọng Luận (Chủ biên),Phương pháp dạy học văn, tập 1 và tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001

44. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Trương Dĩnh, Phương pháp dạy học văn,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2008

45. Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2002

46. Trần Đình Sử (Chủ biên), Giáo trình lý luận văn học, Tập 1,NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội, năm 2008

47. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên) Giáo trình giáo dục dạy học, tập 1,2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2007

48. Trần Thị Tuyết Oanh, Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng giáo dục, Giáo trình dùng cho học viên Cao học, 2008

49. Trần Đình Sử (Chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hoà, Giáo trình lý luận văn học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008

50. Trần Quốc Thành (2008). Khoa học quản lý đại cương, Giáo trình dành cho học viên Cao học quản lý giáo dục.

51. Phạm Toàn, Công nghệ dạy văn. NXB Lao động, Hà Nội, năm 2006

52. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học đại cương, NXB, Đại học Quốc gia Hà Nội.

53.Trần Thị Sáu, Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng việt bậc Tiểu học ở quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ khoa học chuyên gành QL GD (2006).

54. Đỗ Văn Tuấn, Những biện pháp quản lý giáo dục môn văn ở trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng - Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục (2006).

55.Nguyễn Quang Tuấn ,Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Đổi mới cách dạy và học môn ngữ văn.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...2

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...2

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...3

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...3

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...3

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...4

8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN...4

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN...5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề....6

1.2. Một số khái niệm cơ bản...8

1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trường trung học cơ sở...17

1.4. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trong giai đoạn hiện nay. ...30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG T RUNG HỌC CƠ SỞ , QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội...36

2.2. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở , quận

Thanh Xuân, Hà nội ...43

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội....56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...73

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp...74

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt dộng dạy học môn Ngữ văn tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội...74

3.3. Thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp được đề xuất...92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...97 PHỤ LỤC I

PHỤ LỤC II PHỤ LỤC III

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, quận thanh xuân, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w