Đặc diểm của ADSL

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng (Trang 29 - 31)

- Internet và voice cùng đi chung trên một đôi cáp điện thoại nhưng hai luồng tín hiệu gồm: dữ liệu và thoại truyền đi riêng biệt không chồng lẫn nhau, không làm ảnh hưởng đến các dịch vụ điện thoại đã có như: hộp thư thoại, hiển thị số máy gọi đến, chờ cuộc gọi…

- ADSL cho kết nối internet nhanh gấp 160 lần kiểu kết nối modems analog chuẩn V90/56kbps.

- Kết nối theo kiểu thường trực (always on), vì thoại và dữ liệu truyền riêng lẻ nhau, khi kết nối truy cập internet thường trực không làm bận hay gián đoạn cuộc gọi đến trên đường dây điện thoại. Không sử dụng kết nối, giải toả, bị tín hiệu bận hoặc bị mất thời gian trong quá trình mở trình duyệt truy cập internet.

- Sử dụng đầy đủ tốc độ của đường kết nối. Nếu tốc độ của đường ADSL là 1.6Mbps thì người dùng sử dụng đầy đủ tốc độ kết nối internet là 1.6Mbps. Chia sẽ băng thông với nhiều users khác nhau nhưng không làm giảm tốc độ truyền.

- Có độ tin cậy cao, trong trường hợp khi mất điện thì ta vẫn gọi điện thoại bình thường.

- Có tính bảo mật, an toàn dữ liệu. Đây là một ưu điểm nổi trội của ADSL mỗi mạch điện là một kết nối riêng biệt

3.1.3. Kết nối mạng trong ADSL

Khi thiết bị DSL CPE kết nối với thiết bị DSL POTS sẽ được thực hiện thông qua quá trình khởi tạo để thiết lập thông tin giữa ATU-C và ATU-R. Tiến trình này

cho phép hai modem được nhận dạng với nhau, xác định trạng thái đường dây, các thông tin đường dây, trao đổi tham số phục vụ cho việc kết nối, chỉ định tài nguyên và các thông tin khác. Quá trình chia làm 4 giai đoạn:

+ Kích hoạt và chấp nhận: ATU-R bắt đầu tiến trình bằng việc gửi các tín hiệu đến ATU-C để trao đổi về phương pháp điều khiển, nhận dạng thiết bị, khi kết thúc thì trạng thái đường dây đã được phân tích xong.

+ Thu thử: ATU-C và ATU-R trao đổi thông tin xác định trạng thái đường dây và điều chỉnh mức thu giữa chúng. Việc thu thử được thực hiện tuỳ theo kiểu ghép kênh FDM hay ECH.

+ Phân tích kênh: Trao đổi thông tin về kênh upstream và downstream, thông tin kết nối, thời gian thiết lập kết nối, băng thông trên mỗi kênh. Sau đó modem thực hiện kiểm tra để xác định chất lượng mạch vòng và SNR cho mỗi âm DNT 4kHz. + Trao đổi: Tập hợp các thông tin về: chất lượng kết nối, cấu hình của modem. Chỉ định băng thông cho kênh truyền, xác định các tín hiệu DMT cụ thể và cho biết số bit dùng mã hoá trong DMT. Việc kết nối được thực hiện theo cả hai hướng, các modem phải thông báo trạng thái với đầu bên kia để sẵn sàng nhận thông tin.

3.1.4. Kỹ thuật truyền dẫn trong ADSL

ADSL có thể sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số (FDM) hoặc kỹ thuật triệt phá tiếng vọng (EC). Với kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số, dải tần lên được tách biệt với dải tần xuống bởi một dải bảo vệ như trong Hình 3.2. Vì vậy tránh được xuyên âm.

Hình 3.2. ADSL sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số

1 MHz Downstream Upstream POTS FDM Frequency

Với kỹ thuật xoá tiếng vọng, dải tần hướng lên nằm trong dải tần hướng xuống được biểu diễn như trong hình 3.3. Như vậy, sử dụng kỹ thuật xoá tiếng vọng cho hiệu suất băng tần cao hơn nhưng kỹ thuật này gây ra xuyên âm, do đó nó đòi hỏi việc xử lý tín hiệu số phức tạp hơn.

Hình 3.3. ADSL sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng

Do không bị ảnh hưởng tự xuyên âm tại trạm trung tâm (CO) nên kỹ thuật FDM cho chất lượng hướng lên tốt hơn nhiều so với kỹ thuật EC, nhưng băng tần hướng xuống của kỹ thuật EC lớn hơn so với kỹ thuật FDM nên chất lượng hướng xuống của kỹ thuật EC tốt hơn của kỹ thuật FDM đặc biệt đối với đường dây có khoảng cách ngắn.

3.1.5. Các phương pháp điều chế trong ADSL

Có 3 phương pháp điều chế được sử dụng trong ADSL đó là: + Phương pháp điều chế biên độ cầu phương (QAM). + Phương pháp điều chế CAP.

+ Phương pháp điều chế tần số rời rạc (DMT). Dưới đây sẽ nghiên cứu từng phương pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w