Khái quát về Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sầm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 91)

2.2.1. Thực trạng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Thị xã Sầm Sơn vốn là một vùng đất hiếu học của tỉnh Thanh. Từ xưa đã có nhiều người đỗ đạt, nhiều người trở thành những doanh nhân thành đạt, trở thành những anh hùnh nổi tiếng làm rạng rỡ cho truyền thống quê hương và đất nước. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt từ khi thị xã Sầm

Sơn được thành lập theo Quyết định 157/HĐBT (nay là Chính phủ) ngày 18 tháng 12 năm 1981 cho đến nay Giáo dục thị xã đã không ngừng phát triển cả về qui mô trường lớp cũng như chất lượng giáo dục. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho thị xã và góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH của thị xã.

Mạng lưới qui mô trường lớp hiện nay trên địa bàn thị xã được phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân: Từ bậc học mầm non đến đại học; đáp ứng cho mọi người dân thị xã được học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi và học tập suốt đời.

Công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập GDTHCS được tiến hành một cách vững chắc. Hoàn thành phổ cập GD tiểu học, xoá mù chữ năm 1997; hoàn thành phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi tháng 6/ 2002; hoàn thành phổ cập GD THCS tháng 12/2004.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, 99,8% đạt chuẩn; có phẩm chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đổi mới giáo dục và yêu cầu xã hội.

Năm 1997, thị xã Sầm Sơn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2002 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2004 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.

Chất lượng giáo dục thị xã trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, những kết quả đạt được tương đối ổn định và vững chắc. Tỉ lệ học sinh hàng năm hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 99%-100%, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT đạt 95%-100%; số học sinh thi đậu vào các trường ĐH, CĐ hàng năm đạt 25%- 45%. Năm 2010 có một học sinh lọt vào vòng chung kết và đạt giải ba cuộc thi Đường lên đỉnh OLYMPIA, nối cầu truyền hình trực tiếp tại thị xã Sầm Sơn. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thị, cấp tỉnh, cấp quốc gia liên tục duy trì và tăng cả về số lượng và chất lượng giải.

Đánh giá về lĩnh vực giáo dục trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã khoá XIV nhiệm kỳ 2005-2010 trình Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV đã khẳng định:

Ưu tiên hàng đầu về việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, coi trọng việc bồi dưỡng cho học sinh có tình cảm yêu quê hương, đất nước. Giữ vững và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, từng bước phổ cập giáo dục THPT. Phấn đấu đến năm 2015 có 16/20 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn Trong đó giáo viên trên chuẩn đạt 30%; chăm lo giáo dục cấp học mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường mầm non trên địa bàn dân cư, phấn đấu huy động 95% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục; kiện toàn và củng kố hoạt động của hội khuyến học từ thị xã đến cơ sở; xây dựng phong trào khu dân cư, dòng họ, gia đình hiếu học. Đầu tư, nâng cấp và đổi mới hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề cung cấp cho các ngành dịch vụ du lịch và thuỷ sản; phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng trong giáo dục.

Đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, nhất là sản phẩm nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản phục vụ du lịch. Ưu tiên việc bố trí ngân sách cho khoa học - công nghệ để cùng với giáo dục - đào tạo thực sự phát huy vai trò là quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy mạnh sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước.” [ 33 ].

Về phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục giai đoạn 2011- 2015 là:

Rà soát, điều chỉnh qui hoạch mạng lưới giáo dục - đào tạo của thị xã; Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới

giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực. Dành kinh phí để cử một số cán bộ trẻ thuộc diện qui hoạch đào tạo, nhằm nâng cao trình độ quản lý và ngoại ngữ” [33].

Đến năm học 2010- 2011 toàn thị xã có 20 trường, 1 Trung tâm GDTX - DN; 5 Trung tâm HTCĐ; quy mô 363 lớp, 12641 học sinh. Cụ thể: Mầm non: 6 trường; 75 lớp ; 2671 cháu. Tiểu học: 7 trường; 155 lớp; 4679 học sinh. THCS: 5 trường; 83 lớp; 3085 học sinh. THPT: 2 trường; 46 lớp; 2096 học sinh. GDTX: 01 trung tâm; 4 lớp BTVH; 110 học viên. Các Trung tâm HTCĐ xã phường hàng năm đã mở các lớp tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật cho nhân dân; chuyển giao công nghệ, phổ biến ngành nghề mới cho người lao động, hàng năm thu hút trên 5000 lượt người đến học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao nguồn nhân lực cho địa phương, .

Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, học sinh năm học 2010-2011 thị xã Sầm Sơn.

Cấp học Số trường Số lớp Số Số trường đạt chuẩn

Số lượng Tỉ lệ % Mầm non 06 75 2671 01 16,7 Tiểu học 07 155 4679 07 100 THCS 05 83 3085 2 40 THPT 02 46 2096 0 0 TTGDTX 01 4 110 0 0 Tổng 21 363 12641 10 50

(Nguồn: Phòng GD&ĐT,thị xã Sầm Sơn)

Bảng 2.2. Số lượng đội ngũ CBQL- GV- NV năm học 2010-2011 thị xã Sầm Sơn. Cấp học Tổng CBQL- GV-NV Chưa chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Tổng số CBQL Tổng số GV Tổng số NV Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ

lượng % lượng % lượng % Mầm non 173 1 0.6 88 50.9 84 48.5 16 124 33 Tiểu học 227 0 0 46 20.3 181 79.7 18 192 17 THCS 229 0 0 82 35.8 147 64.2 11 204 14 THPT 96 0 0 87 90.6 9 9.4 6 84 6 TTGDTX 15 0 0 13 86.7 2 13.3 2 11 2 Tổng 740 1 0.1 316 42.7 423 57.2 53 615 72

(Nguồn: Phòng GD&ĐT, thị xã Sầm Sơn)

Trong năm học 2010 - 2011 các nhà trường đều thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ đề năm học đó là “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, tích cực triển khai các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động

Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Làm tốt các

phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, “Xây

dựng đô thị du lịch biển giàu đẹp- văn minh - hiện đại”, toàn ngành phát động

các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng Đại hội Đảng, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay thị xã đã phê duyệt “Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia

giai đoạn 2011-2015” theo đề án này sẽ tách trường tiểu học Trường Sơn học

thành 2 trường để đảm bảo tiêu chí về qui mô của trường đạt chuẩn Quốc gia vì hiện tại trường tiểu học Trường Sơn có qui mô quá lớn (33 lớp với 1046 học sinh). Căn cứ Quyết định số 1816/QĐ - UBND ngày 09 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo Quyết định này từ nay đến năm 2015 thị xã Sầm Sơn mở rộng về phía Tây và phía Nam thêm 06 xã của huyện Quảng Xương bao gồm: Quảng Châu, Quảng Thọ, QuảngVinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại. Dự kiến khi đó số trường tăng thêm khoảng 18 trường, số học sinh tăng thêm khoảng 54000 học sinh.

2.2.2. Thực trạng Giáo dục và Đào tạo cấp THCS

2.2.2.1. Qui mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

Năm học 2010-2011 toàn thị xã có 05 trường THCS với 81 lớp và 3070 học sinh. Trong đó có: 02 trường hạng 2; 03 trường hạng 3.

Mạng lưới trường, lớp phân bố đều cho 5 phường, xã; mỗi xã, phường có 1 trường THCS.

Bảng 2.3. Số lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên nhân viên các trường THCS ở thị xã Sầm Sơn trong năm học 2010 -2011

Trường THCS Số lớp Số HS Cán bộ, giáo viên, nhân viên Tổng số Đạt chuẩn trở lên Tỷ lệ % Quảng Cư 14 513 38 38 100 Quảng Tiến 19 667 54 54 100 Trung Sơn 16 665 45 45 100 Bắc Sơn 16 609 44 44 100 Trường Sơn 18 631 48 48 100 Tổng 83 3085 229 229 100

Trong 5 năm qua mạng lưới trường, lớp, học sinh về cơ bản là ổn định, số lượng học sinh có giảm nhẹ dần dần do tỉ lệ tăng dân số được duy trì nên thuận lợi cho việc lập kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm.

Bảng 2.4. Qui mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sầm Sơn trong 5 năm (2006-2011) Năm học trườngSố Số lớp Số HS CBGVSố CBQLSố Tỉ lệ TN 2006-2007 5 105 4306 228 11 92,8% 2007-2008 5 101 3984 222 11 94,1% 2008-2009 5 95 3634 221 11 93,7% 2009-2010 5 89 3372 209 11 97,7% 2010-2011 5 83 3085 197 11 99,2%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT, thị xã Sầm Sơn)

2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ giáo viên.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên THCS thị xã Sầm Sơn nhìn chung đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về mặt cơ cấu, còn có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu: thừa giáo viên các môn Văn, Toán , Tiếng Anh trong khi đó thiếu giáo viên các môn: Giáo dục công dân, Tin học, Mỹ thuật, Tổng phụ trách đội, Sinh, Hoá, Lý; thiếu nhân viên thư viện, thiết bị thí nghiệm, y tế. Vì vậy ở một số trường, học sinh chưa được học đầy đủ các môn theo qui định của Bộ Giáo dục % Đào tạo; tình trạng giáo viên phải dạy chéo ban, dạy kiêm nhiệm, dạy môn không được đào tạo vẫn xảy ra.

Trình độ đào tạo chuyên môn của giáo viên đến nay 100% đạt chuẩn và 64.2% trên chuẩn. Hầu hết đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, đời sống kinh tế ổn định, an tâm công tác, có trách nhiệm với công việc, với nghề.Do được đào tạo chuyên ngành và thường xuyên tham dự bồi dưỡng, tập huấn hàng năm nên nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy của giáo viên được đảm bảo đáp ứng đổi mới dạy học và yêu cầu phát triển giáo dục. Việc bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị được giáo viên quan tâm và tham gia tích cực.

Hàng năm giáo viên tự giác tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” các cấp: cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh và viết sáng kiến kinh nghiệm. Các hoạt động này giúp đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ vững vàng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bảng 2.5. Chất lượng Đội ngũ cán bộ giáo viên THCS ở thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2010 - 2011

Năm học Tổng số

Nữ Đảng viên

Xếp loại giáo viên

Xuất sắc Khá TB Yếu 2006 – 2007 228 168 100 72 127 29 0 2007 - 2008 222 162 105 89 107 26 0 2008 – 2009 221 155 113 77 110 34 0 2009 - 2010 209 155 113 72 104 33 0 2010 - 2011 197 144 116 115 69 13 0

(Nguồn: Phòng GD & ĐT Sầm Sơn)

2.2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý.

Đội ngũ CBQL ở thị xã Sầm Sơn hầu hết đều trưởng thành từ những giáo viên trực tiếp giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và có uy tín trước đồng nghiệp được đề bạt và bổ nhiệm làm CBQL.

Đa số các đồng chí CBQL đều phát huy được thế mạnh của mình và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người lãnh đạo, một người quản lý nhà trường. Tuy vậy trong những năm gần đây trước sự bùng nổ của CNTT, sự phát triển mạnh mẽ của KHKT. Đất nước bước vào thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế; khi yêu cầu phát triển GD&ĐT ngày càng cao theo hướng đổi mới, hiện đại hoá thì vẫn còn CBQL chưa đổi mới cách thức quản lý, chưa thực sự năng động, chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả công việc còn thấp.

Bảng 2.6. Đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Sầm Sơn 5 năm (2006- 2011) Năm học Số trường Tổng số CBQL Nữ Đảng viên Trình độ đào tạo chuyên

môn Trình độ lý luận chính trị Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Thạc sĩ Sau ĐHĐH CĐ Cao cấp Trung cấp Sơ cấp ĐH CĐ C.chỉ ĐH CĐ C.chỉ 2006-2007 5 11 5 11 0 0 10 1 0 3 8 0 0 11 0 0 0 2007-2008 5 11 5 11 0 0 10 1 0 3 8 0 0 11 0 0 0 2008-2009 5 11 5 11 0 0 11 0 0 5 6 0 0 11 0 0 0 2009-2010 5 11 5 11 0 0 11 0 0 6 5 0 0 11 0 0 0 2010-2011 5 11 5 11 0 0 11 0 0 9 2 0 0 11 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT, thị xã Sầm Sơn)

Năm học 2010-2011 tuổi đời bình quân của CBQL các trường THCS là: 40 tuổi; Tuổi nghề bình quân 28 năm.

Trong đó: Dưới 30 tuổi: 0 ; Từ 30-39 tuổi: 0; Từ 40-49 tuổi: 07; Từ 50-59 tuổi: 04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đến năm học 2010-2011 thời gian đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng là: Dưới 5 năm: 01; Từ 5-10 năm: 0; Từ 11-15 năm:01; Từ 16-20 năm: 03

2.2.2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Theo chương trình thay sách giáo khoa mới giai đoạn 2002-2006, cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt khi triển khai Đề án kiên cố hoá trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/ ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ, từ nguồn vốn “Trái phiếu Chính phủ”, kết hợp với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền thị xã, chính quyền các phường, xã, sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự tài trợ của doanh nghiệp và nhà hảo tâm đến nay các trường THCS trên địa bàn thị xã đã hoàn thành việc xoá các phòng học cấp bốn, phòng học tạm. Tính đến tháng 9 năm 2011 có 05/05 trường được xây dựng mới xây

dựng bổ sung CSVC như: phòng học, phòng chức năng, phòng học bộ môn... Vì vậy cả 05 nhà trường đều đảm bảo đủ phòng học 2 buổi/ ngày, phòng học bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Có đủ phòng học bộ môn với đầy đủ bàn ghế học sinh và bàn ghế giáo viên, bảng viết; phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp; có khu sân chơi, bãi tập; có khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước và khu để xe.

Nhiều trường đã làm tốt công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sầm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 91)