TRẠM VSAT VINH
2.1 Giới thiệu Trạm VSAT
Hình 2.1 Hệ thống VSAT trạm vinh
Hình 2.1 mô tả kiến trúc của một trạm VSAT , trạm VSAT bao gồm 2 thành phần: Đơn vị thiết bị ngoài trời ODU (outdoor unit) và đơn vị thiết bị trong nhà IDU (indoor unit), trong đó ODU là dao diện của VSAT với vệ tinh còn IDU là giao diện của VSAT với các thiết bị sử dụng.
• ODU: Hình 2.2 là hình ảnh một khối thiết bị ODU, có anten và các khối thiết bị điện tử hoạt động tại tần số cao tần như: Bộ khuếch đại tạp âm thấp, bộ chuyển đổi tần số lên/ xuống, máy phát đa tần.
Để thực hiện chức năng là một giao diện vô tuyến với vệ tinh thì các chỉ số sau đây là rất quan trọng: Tần số thu và phát, cỡ bước điều chỉnh tần số thu và phát, hiệu suất công suất bức xạ EIRP phụ thuộc vào tăng ích anten phát và công suất máy phát, giá trị G/T là tăng ích của anten phụ thuộc vào tăng ích của anten và tạp âm nhiệt của máy thu, hình dạng búp sóng bức xạ của anten quyết định mức độ gây nhiễu lên các hệ thống khác và mức độ chọn lọc sóng cần thu, các điều kiện khác của môi trường như khoảng nhiệt độ hoạt động, độ ẩm tốc độ gió.
Hình 2.2 Hình ảnh một khối thiết bị ODU
• IDU: Lắp đặt tại thiết bị sử dụng như trong hình 2.3. Để kết nối giữa các thiết bị sử dụng và VSAT, các user sử dụng các cổng trên panel phía sau của IDU.
Hình 2.3 Hình ảnh một khối thiết bị IDU.
Để thực hiện chức năng là giao diện với thiết bị sử dụng hoặc mạng cục bộ LAN thì các thông số sau đây là quan trọng: Số cổng, dạng cổng (cấu tạo cơ khí, cấu tạo điện tử, chức năng và loại giao diện), tốc độ cổng.
Hình 2.5 Sơ đồ giao diện của vệ tinh Vinh 2.2 Mạng thông tin Hàng không việt nam
Hệ thống thông tin vệ tinh cung cấp các đường truyền thoại và dữ liệu với độ tin cậy cao giữa ACC HCM, ACC HN, các trung tâm thành viên, trạm VHF và các sân bay lẻ
Mạng thông tin vệ tinh bao gồm 4 trạm mặt đất thuộc mạng DOMSAT và 10 trạm lẻ thuộc mạng VSAT giao tiếp với 2 trạm Hub thông qua vệ tinh VINASAT-1 theo mô hình mạng lai ghép hỗn hợp giữa hình sao và hình mắt lưới. Cấu hình chung cho mỗi trạm gồm có phần thiết bị vệ tinh của hãng Hughes Network System (Mỹ) hoặc của hãng NEC (Nhật) và phần thiết bị ghép kênh của hãng Scitec (Australia).
- Mạng DOMSAT
Mạng DOMSAT có 4 trạm mặt đất được đặt tại thành phố HCM, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hà Nội, sử dụng vệ tinh VINASAT-1 , với các đặc tính kỹ thuật như sau :
• Antena
Đường kính 4,5m, ở băng tần C, của hãng NEC. • Hệ số tăng ích : Tx (ở 6GHz) = 47dB
Rx (ở 4GHz) = 43,8dB • Tần số
Tần số thu là : 3,7GHz đến 4,2GHz
Tần số phát là : 6,851GHz đến 6,425GHz
Cấu hình mạng: Mạng DOMSAT sử dụng cấu hình mạng lưới, sử dụng kỹ thuật MCPC và đa truy nhập ấn định trước PAMA.
• Phần RF
Sử dụng khối khuếch đại Tranzitor hiệu ứng trường FET GaAs tạp thấp 4GHz
Modem LA-400 series NEC
Bộ khuếch đại công suất FET 100W ở tần số 6GHz
Hệ thống giám sát và điều khiển mạng tại Tân Sơn Nhất. RMAC giám sát và điều khiển 4 trạm mặt đất, NCS điều khiển các tham số của bộ tách ghép kênh.
• Thiết bị ghép kênh : Fastlane F10 dùng phần mềm “ Scitec Flashpak S/W ver F3.02” của hãng Scitec Australia.
Mạng VSAT
Dung lượng giữa các trạm Hub và trạm VSAT lẻ là 64kbps, hai kênh thoại và hai kênh số liệu, nó có thể được mở rộng đến 128kbps.
Giao diện sử dụng :
Kênh thoại 2-wire FXO, FXS hoặc 4-wire E&M. CELP với các tốc độ : 2.4, 4.8, 8, 16kbps.
ADPCM với tốc độ: 16, 24, 32kbps. PCM
Kênh số liệu
Số liệu đồng bộ : Tốc độ từ 300bps đến 64kbps, giao diện RS-232 và RS-422. Số liệu không đồng bộ: Tốc độ từ 75bps đến 19,2kbps, giao diện RS-232.