TRẠM VSAT VINH
2.5 Thiết lập tuyến Vinh-Nội Bà
2.5.1 Các kênh thiết lập
Để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng, ngành hàng không Việt Nam cần xây lắp các trạm VSAT mới. Trạm VSAT đang được sử dụng. Yêu cầu trạm này có các kênh liên lạc sau :
Hai kênh VHF phục vụ điều hành các chuyến bay trong khu vực Miền Bắc, mỗi kênh tốc độ là 64kb/s.
- Một kênh thoại 2 dây (PABX) phục vụ cho việc liên lạc trong cơ quan với tốc độ là 16kb/s (tốc độ sau khi nén)
- Một kênh số liệu không đồng bộ phục vụ cho việc gửi các điện văn AFTN tốc độ 2,4kb/s
- Một kênh số liệu đồng bộ về thông tin khí tượng tốc độ là 9,6kb/s. Phân loại kênh và tính toán sử dụng băng thông.
2.5.1.1 Kênh thoại • Kênh thoại nội bộ
Hiện nay, TTQLBMB tại Nội Bài đang sử dụng một tổng đài PABX. Chúng ta sẽ sử dụng đường truyền vệ tinh để đưa vào sân bay Vinh kênh thoại được cung cấp bởi tổng đài này.
Như vậy kênh phục vụ cho mục đích này là kênh thoại 2 dây. Một kênh thoại 2 dây có tốc độ là 64kb/s, nhưng để tiết kiệm băng thông vệ tinh chúng ta có thể dùng kỹ thuật nén để đưa tốc độ kênh thoại này xuống còn 16kb/s. Bộ ghép kênh Maxima có các card thực hiện chức năng này.
Vì tín hiệu thoại phải là tín hiệu đồng bộ thời gian thực (Syn Real Time) nên tốc độ thông tin cam kết CIR là:
N1 = (16+0,8) kb/s
Trong đó 0,8kb/s là khoảng bảo vệ cho kênh. Kênh thoại VHF
Đối với công tác điều hành bay, thông tin đất đối không từ người kiểm soát viên không lưu đến người phi công và ngược lại được sử dụng thông tin sóng cực ngắn VHF. Thông tin này là cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của các chuyến bay. Do đó chất lượng thông tin VHF phải được đảm bảo ở mức cao nhất.
Do tính chất thông tin VHF là các đường âm tần phát và âm tần thu là riêng biệt, ngoài ra còn có các đường điều khiển để điều khiển việc chuyển đổi thu phát, do đó ta sử dụng phương thức thoại 4 dây E&M cho kênh này. Hơn nữa, vì chất lượng thông tin VHF là ưu tiên hàng đầu nên kênh thoại này được thiết lập với tốc độ tiêu chuẩn là 64kb/s. Tốc độ thông tin cam kết CIR là:
N2 = (64+0,8) kb/s. 2.5.1.2 Kênh số liệu
Kênh số liệu không đồng bộ AFTN
AFTN là mạng chuyển tiếp điện văn tự động trong hàng không, sử dụng đường truyền nối tiếp không đồng bộ với tốc độ là 2,4kb/s. Chất lượng kênh chỉ là trung bình, do đó chọn tốc độ cam kết CIR của kênh này là:
N3 = 0,8kb/s
Kênh số liệu đồng bộ thông tin khí tượng
Trạm vinh phải cung cấp một kênh số liệu đồng bộ về thông tin khí tượng tốc độ là 9,6kb/s. Vì thông tin về khí tượng là rất quan trọng, do đó chất
lượng kênh phải cao, tín hiệu đồng bộ thời gian thực. Tốc độ thông tin cam kết CIR là:
N4 = 9,6 kb/s
2.5.1.3 Tính toán sử dụng băng thông.
Từ việc phân tích các kênh trên, tổng dung lượng sử dụng cho thoại và số liệu đối với tuyến liên lạc Nội Bài-Vinh là :
B = N1+ 2N2 + N3 + N4 = 156,8 kb/s
Để đảm bảo cho việc bảo vệ kênh, chúng ta cần sử dụng 20% cho
overhead channel. Như vậy dung lượng tối thiểu cần cho tuyến liên lạc này là: B’= B + 20%B = 188,16kb/s.
Do vậy chúng ta sẽ sử dụng trung kế với băng thông là 192kb/s. Yêu cầu các thiết bị
Để xây dựng một node mới chúng ta phải lắp đặt các thiết bị cơ bản như trên hình vẽ.
Vì Vinh là một node mới với dung lượng không lớn như trên, nó được xem là trạm VSAT loại 2 nên chúng ta cần lắp đặt các thiết bị cụ thể như sau:
Bộ ghép kênh: Nhận thấy chỉ có 3 kênh thoại và 2 kênh số liệu nên chúng ta chỉ cần dùng thiết bị FASTLANE F5 là thích hợp nhất. Tuy nhiên, để sau này có điều kiện mở rộng thêm nhiều kênh chúng ta nên sử dụng thiết bị FASTLANE F10 dùng phần mềm Scitecs Flash S/W ver của Scitec. F10 gồm có ít nhất là các card sau:
- 1 card cổng trung kế TPR để thiết lập đường trung kế. - 2 card cổng thoại VPR để thiết lập 2 kênh thoại. - 2 card cổng đồng bộ SPR để thiết lập 2 kênh số liệu.
• Antena: Vì dung lượng thông tin không lớn nên chúng ta sử dụng anten đường kính là 2,4m, loại cố định.
• Modem cấu hình 1+1 (do nó chỉ có một tuyến đến Nội Bài), tự động chuyển mạch: UMOD 9100 dùng phần mềm Rel 3.14. của Hughes.
Một SWO RSU - 503 chuyển đổi dự phòng giữa ODU1 và ODU2, LNA1 và LNA2.
• Cáp: Sử dụng cáp IFL để cho cả tín hiệu trung tần và tín hiệu cấp nguồn đi qua. Cáp IFL giữa ODU và IDU cung cấp nguồn một chiều đến ODU.
• Nguồn cấp: UPS AC/220V – 3KVA.
Các thiết bị chung như nguồn cấp phải có cấu trúc dự phòng
• Phần RF: 2 khối ODU gồm SSPA, Up/Down converter, bộ vi xử lý điều hiển và giám sát, và khối nguồn cấp. Mục đích là chuyển tín hiệu trung tần IF thành tín hiệu cao tần băng C đồng thời khuếch đại công suất.
Với công suất trung bình băng tần C ta sử dụng thiết bị RF CST-5000 gồm một bộ lọc phát và một bộ khuếch đại tạp âm thấp.
Đối với hướng phát, RFT nhận tín hiệu IF 70MHz và phát nó lên băng tần 5,845 – 6,425 GHz. Ở hướng thu thiết bị nhận tín hiệu RF trong dải tần 3,620 – 4,200GHz và chuyển đổi thành tín hiệu IF 70 MHz.
SSPA được bù nhiệt độ để hoạt động ổn định. Up/Down converter có các bộ tổng hợp riêng để lựa chọn transponder thu và phát.
Vi xử lý trên mạch thực hiện giám sát và điều khiển các thông số hoạt động và trạng thái hệ thống CST-5000, công suất phát, các tần số kênh thu và phát. Hệ thống còn cung cấp trạng thái cấu hình thiết bị cũng như trạng thái lỗi của các thành phần của CST-5000.