Trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường truyền thông đa phương tiện VTC luận văn thạc sỹ (Trang 46 - 133)

phù hợp, có kinh nghiệm nghề nghiệp...

- Đa số giáo viên đạt tiêu chuẩn chức danh giảng viên. - Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng.

* Những điểm yếu

- Số giáo viên chuyên môn các ngành đào tạo mới còn thiếu nhiều so với nhu cầu của xã hội; Một số chuyên ngành trọng điểm của Nhà trường còn thiếu những giáo viên có năng lực và chuyên môn cao, cần phải bổ sung trong thời gian sớm nhất.

- Thiếu các chuyên gia đầu đàn cho các ngành đào tạo mới của Trường.

- Số giáo viên và CBQL có học hàm, học vị cao còn thiếu nhiều so với quy mô đào tạo và phát triển của nhà trường, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm 2014 - đầu 2015 Nhà trường đang phấn đấu nâng cấp lên bậc học Cao đẳng.

2.4. Thực trạng hoạt động dạy học ở Trường Truyền thông đa phương tiện VTC

Kết quả khảo sát, thu thập phiếu ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng ban chức năng, Khoa, Tổ bộ môn, Trung tâm và giáo viên trong toàn Trường (54 người) về thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên. Kết quả thu được như sau :

Bảng 2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên Số

TT

Thực trạng hoạt động của giáo viên

Đã làm

tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu

SL % SL % SL %

1 Có quan điểm chuyên môn đúng đắn 40 74 23 26 0 0 2 Thực hiện mục tiêu GD của ngành, bậc học 42 77,7 12 22,3 0 0 3 Thực hiện đúng nội dung chương trình ĐT 45 83,3 9 16,7 0 0

4 Hiểu biết vững vàng về kiến thức các môn học liên quan 25 46,3 20 37 9 16,7

5 Nhạy bén và tích cực trong đổi mới phương pháp, hình thức, áp dụng được phương tiện kỹ thuật dạy học

20 37 20 37 14 26

6 Có kỹ năng NCKH, vận dụng các tài liệu tham khảo, kiến thức thực tế để phục vụ cho công tác giảng dạy

18 33,3 30 55,6 6 11,1

7 Kỹ năng dạy học phù hợp với trình độ HS và kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm 25 46,3 27 50 2 0,7

8 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 34 63 18 34 2 3,0 9 Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM 35 64,8 17 31,4 2 3,8

10 Thường tìm tòi, tham khảo tài liệu, kiến thức thực tế để phục vụ công tác giảng dạy 35 64,8 18 34 1 3,0

11

Tham gia NCKH phục vụ cho giảng dạy, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn HS-SV

NCKH 15 27,8 30 55,6 9 16,6

Qua Bảng 2.1 thống kê cho thấy hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên Nhà trường có những mặt mạnh và mặt yếu sau:

2.4.1. Những mặt mạnh

Tất cả giáo viên đều có quan điểm chuyên môn đúng đắn; thực hiện đúng mục tiêu của ngành học, bậc học; có kỹ năng dạy học phù hợp với trình độ HS-SV; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; thường xuyên tìm tòi, tham khảo tài liệu, sách báo, kiến thức thực tế để phục vụ cho công tác giảng dạy; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS-SV cũng được quan tâm. Từ việc ra đề thi, coi thi, chấm thi đều đảm bảo tính công khai, công bằng, chính xác.

2.4.2. Những mặt yếu

Bên cạnh những mặt mạnh về hoạt động của đội ngũ giáo viên, còn có một số hạn chế nhất định sau:

- Chất lượng giảng dạy của một số thầy ở một số bộ môn chưa cao do chậm đổi mới tư duy, chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ hoặc do chưa có nhiều thực tế thực hành nghề đã được đào tạo trong trường đại học.

- Phương pháp dạy học của giáo viên đã bước đầu có sự đổi mới, coi HS-SV là nhân vật trung tâm, khơi dậy được tính tích cực tìm tòi, nghiên cứu kho học của HS-SV. Nhưng việc đổi mới PPDH còn chậm, thầm chí một số giáo viên vẫn còn chưa định hình được PPDH mới mà chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, thầy đọc - trò ghi làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy của HS-SV, làm cho họ luôn bị thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

- Đội ngũ giáo viên lâu năm chiếm tỷ lệ cao, tuy có kinh nghiệm quản lý, kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề, trình độ nhận thức chính trị và tinh thần trách nhiệm cao nhưng trình độ chuyên môn lại hạn chế, chưa nắm bắt được những kiến thức mới, cần phải được cử đi tập huấn bồi dưỡng và học tập những điểm mới.

- Số giáo viên có thể dạy được phải dạy nhiều môn, nhiều lớp cùng một lúc, số giờ lên lớp thường vượt 100%, có nhiều giáo viên một năm vượt trên nghìn tiết. Do đó có ít thời gian để nghiên cứu, đi thực tế cập nhật kiến thức mới nên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Công tác NCKH phục vụ giảng dạy học tập của giáo viên chưa cao, có một số giáo viên không có đề tài nghiên cứu nào trong nhiều năm liên tiếp.

Tóm lại, chất lượng lao động sư phạm của giáo viên ở Trường Truyền thông đa phương tiện VTC không đồng đều. Phần lớn giáo viên có khả năng thực hiện tốt công việc được giao, song trình độ năng lực thực tế ở một số giáo viên còn hạn chế, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với trình độ HS-SV, chưa coi trọng kỹ năng thực hành vẫn nặng về lý thuyết, còn lúng túng trong xử lý tình huống sư phạm. Nhiều giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa phát huy được tính tích cực của HS-SV.

2. 5. Thực trạng các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng Đào tạo - QLCL

2.5.1. Đánh giá về việc thực hiện các nội dung quản lý HĐDH của Phòng Đào tạo - QLCL

Tiến hành thu thập ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban, khoa, tổ bộ môn, trung tâm và giáo viên trong toàn Trường (54 người) về việc thực hiện các nội dung quản lý HĐDH của Phòng Đào tạo - QLCL. Kết quả thu được như sau :

Bảng 2.2. Đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên

Số TTTT TT

Mức độ Nội dung quản lý

Ý kiến đánh giá Xếp loại Đã làm tốt Tương đối tốt Làm chưa tốt Chưa làm SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch 35 64,8 18 33,3 1 1,9 0 0 1 2 Quản lý việc thực hiện

chương trình 18 33,3 30 55,6 6 11,1 0 0 2 3 Quản lý việc xây dựng nề nếp dạy học 15 27,8 30 55,6 9 16,6 0 0 3

4 Quản lý việc thực hiện đổi

mới PPDH 9 16,6 20 37 23 42,6 2 3,8 6

5 Quản lý công tác QL sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

8 14,8 25 46,3 18 33,3 3 5,6 4

6 Quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học 6 11,1 25 46,3 19 35,2 4 7,4 7

Nhìn vào Bảng 2.2 và các ý kiến đánh giá khác nhau của BGH, lãnh đạo các Khoa, Tổ bộ môn, Trung tâm và giáo viên chúng ta nhận thấy rằng việc thực hiện nội dung quản lý HĐDH chủ yếu ở mức "Tương đối tốt"; mức "Đã làm tốt” "Làm

chưa tốt” được đánh giá ở từng nội dung khác nhau. Điều này cho chúng ta thấy rõ:

Nội dung quản lý muốn đạt được kết quản tốt cần chú ý khi đưa ra biện pháp thực hiện. Mặt khác, vẫn có một số ít giáo viên cho rằng "Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH", "Quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học” "Quản lý hoạt động học của HS-SV” chưa làm. Điều này không hoàn toàn đúng vì thực tế các nội dung trên đã được triển khai hàng năm, tuy nhiên có thể do hiệu quả không cao nên một số giáo viên mới có ý kiến như vậy.

Căn cứ vào bảng số liệu, chúng ta thấy 7 nội dung quản lý hoạt động dạy học của Phòng Đào tạo - QLCL, các ý kiến đã thống nhất cao ở nội dung "Đã làm tốt”

công việc "Lập kế hoạch", "Quản lý việc thực hiện chương trình” "Quản lý việc xây dựng nề nếp dạy học".

Kế hoạch là cương lĩnh hành động của Nhà trường. Xây dựng kế hoạch là yếu tố đầu tiên trong quá trình quản lý; Chương trình là cốt lõi của nội dung đào tạo, có chương trình tốt thì mới có chất lượng đào tạo tốt. Nề nếp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Phòng Đào tạo - QLCL đã quản lý tốt những công việc này nên đã góp phần vận hành tốt hoạt động của bộ máy dạy học ở Trường Truyền thông đa phương tiện VTC.

Tuy nhiên, nội dung "Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH” được đánh giá

"Làm chưa tốt” tới 42,6%, thậm chí có ý kiến chi rằng "Chưa làm” là 3,8%. Điều

này cho ta thấy Phòng Đào tạo - QLCL đã triển khai công tác đổi mới PPDH nhưng chưa có chiều sâu, chưa rộng khắp.

Các nội dung "Quản lý hoạt động học của HS-SV” có 33,3% ý kiến đánh giá

"Làm chưa tốt” "Quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học” cũng có đến 35,2%

đánh giá "Làm chưa tốt", thậm chí có 7,4% ý kiến đánh giá là "Chưa làm". Điều này cho thấy một thực trạng là Phòng Đào tạo - QLCL chưa kiên quyết trong việc yêu cầu giáo viên giảng dạy lý thuyết phải nghiên cứu sử dụng các phương tiên dạy học trong Nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học. Các biện pháp quản lý mới chỉ

là động viên, khuyến khích. Do đó giáo viên ngại sử dụng phương tiện dạy học vì phải đầu tư nhiều thời gian và phải làm nhiều thủ tục khi mượn bộ phận quản lý. Do đó, Phòng Đào tạo - QLCL cần phải có chủ trương, biện pháp quản lý cụ thể để khắc phục thực trạng này.

Công tác "Quản lý hoạt động học của HS-SV", "Quản lý công tác QL sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên” được đánh giá ở mức "Tương đối tốt” (trên 55%) đã cho thấy bên cạnh việc làm tốt công tác "Lập kế hoạch", "Quản lý việc thực hiện chương trình” "Quản lý việc xây dựng nề nếp dạy học” thì Phòng Đào tạo - QLCL đã chú trọng đến các nội dung quản lý rất cơ bản trong quản lý hoạt động dạy học của Nhà trường. Điều này đã góp phần đắc lực vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo hàng năm của Nhà trường.

Trong khi chất lượng đào tạo là pháp lệnh thì "Quản lý việc thực hiện chương trình” được đánh giá "Đã làm tốt” chỉ đạt 33,3%, thậm chí có tới 11,1% ý kiến đánh giá "Làm chưa tốt". Để làm rõ các ý kiến trên, sau khi tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cán bộ, giáo viên và được biết:

- Thứ nhất: "Quản lý việc thực hiện chương trình” của Phòng Đào tạo - QLCL mới chỉ dừng lại ở mức độ quản lý chương trình đã được duyệt, quản lý theo tiến độ, theo kế hoạch đào tạo chứ chưa thực sự năng động, linh hoạt theo kiểu đào tạo mở như CTĐT tiên tiến của một số nước;

- Thứ hai: Việc theo dõi thực hiện chương trình, lên lớp chưa chặt chẽ, nên vẫn có hiện tượng giáo viên bớt xén chương trình...

Trên thực tế, ngay từ đầu năm học Phòng Đào tạo - QLCL đã thừa lệnh Hiệu trưởng phổ biến những thay đổi về nội dung chương trình, nhưng chưa chỉ đạo các Khoa, Tổ bộ môn thảo luận những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy của năm học trước và những vấn đề mới của chương trình dạy học năm tới, nên một số giáo viên chưa thấy rõ vai trò của lý của Phòng Đào tạo - QLCL ở khâu này. Mặt khác, hàng tháng Phòng Đào tạo - QLCL chưa làm tốt việc kết hợp các Khoa, Tổ bộ môn theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng của giáo viên; chưa thường xuyên trực tiếp dự giờ, thăm lớp để nắm bắt tình hình thực hiện phân phối chương trình dạy học của các môn, các lớp sao cho đồng đều, cân đối,

đảm bảo tính khoa học. Do đó, đây cúng là một vấn đề cần xem xét để có biện pháp khắc phục.

Tóm lại, mặc dù có một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò của Phòng Đào tạo - QLCL nhưng ý kiến của Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Tổ bộ môn, Trung tâm và cán bộ quản lý phòng Đào tạo - QLCL cho rằng: Phòng Đào tạo - QLCL có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động dạy học của Trường Truyền thông VTC.

Vậy, trong từng nội dung quản lý HĐDH này, Phòng Đào tạo - QLCL đã thực hiện theo cách thức như thế nào? chúng ta cùng đi nghiên cứu.

2.5.2. Thực trạng lập kế hoạch trong quản lý hoạt động dạy học của Phòng Đào tạo - QLCL

Sau khi thăm dò, lấy ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng ban chức năng, Khoa, Tổ bộ môn, Trung tâm và giáo viên trong toàn Trường (54 người) về việc thực hiện quy trình lập kế hoạch của Phòng Đào tạo - QLCL. Kết quả thu được như sau (Xem bảng 2.3 & 2.4):

Bảng 2.3. Đánh giá về mức độ thực hiện quy trình lập kế hoạch trong quản lý hoạt động dạy học của Phòng Đào tạo - QLCL

Số TT Quy trình lập kế hoạch Mức độ thực hiện Xếp loại Thường xuyên Thường xuyên Thường xuyên SL % SL % SL %

1 Thu thập thông tin và phân tích cụ

thể tình hình môi trường 30 55,6 22 40,7 2 3,7 4

2

Lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý HĐDH và trao đổi với các Khoa, Tổ bộ môn về bản phác thảo đó để có sự điều chỉnh

35 64,8 17 31,4 2 3,8 5

3 Lập kế hoạch chi tiết năm học, học

kỳ, từng tuần 45 83,3 9 16,7 0 0 1

4 Công bố công khai kế hoạch cho Giáo viên và HS-SV biết 46 85,2 8 14,8 0 0 1

5 Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh kịp thời,

Nhìn vào Bảng 2.3, kết quả điều tra về quy trình lập kế hoạch của Phòng Đào tạo - QLCL, ta thấy rằng: "Lập kế hoạch chi tiết năm học, học kỳ, từng tuần", "Công bố công khai kế hoạch cho GV và HS-SV biết” là những việc được Phòng Đào tạo - QLCL làm thường xuyên nhiều nhất (chiếm 85,2%) và được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt nhất so với các bước khác.

Quy trình được tiến hành lần lượt theo 5 bước, nhưng bước thứ nhất "Thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình môi trường” lại được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên thấp nhất (chiếm 55,6%) và có 3,7% người được hỏi ý kiến cho rằng Phòng Đào tạo - QLCL không thực hiện công việc này.

Bước thứ hai của quy trình là "Lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý HĐDH và trao đổi với các Khoa, Tổ bộ môn về bản phác thảo đó để có sự điều chỉnh” được đáng giá mức độ thực hiện không thường xuyên (trên 31%) và có 3,8% người được hỏi ý kiến cho rằng Phòng Đào tạo - QLCL không thực hiện công việc này.

Việc "Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý” được đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên (gần 26%) đã cho thấy thực trạng quy trình lập kế hoạch học kỳ chưa khoa học. Do đặc thù của Nhà trường là đa ngành nghề, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành nên việc đưa ra kế hoạch hoàn chỉnh ngay từ đầu là rất khó khăn. Với một lượng giáo viên có hạn (Tổng số 54 GV& CBNV), CSVC còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo... thì việc gặp trục trặc trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ không tránh khỏi. Do đó, phải

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường truyền thông đa phương tiện VTC luận văn thạc sỹ (Trang 46 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w