III. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN
8. Lý thuyết Sở thích – Kỳ vọng
Năm 1964, Victor Vroom giới thiệu lý thuyết cho rằng con người được khuyến khích làm việc khi họ mong đợi công viậc ấy sẽ thu lợi về cho cá nhân. Vì thế, nếu người công nhận nhận thức năng suất cao là con đường dẫn đến việc đạt được các mục đích thì họ sẽ có khuynh hướng trở thành người sản xuất có năng suất cao. Lý thuyết này chỉ rõ cách mà các nhu cầu của người công nhân phát triển bằng cách phác họa động cơ thúc đẩy là kết quả của ba kiểu khác nhau của đầu vào nhận thức :
Kỳ vọng : dự kiến của người công nhân về khả năng đạt được mục đích;
Công cụ : suy nghĩ của người công nhân cho rằng phần thưởng thực ra có liên quan tới thành tích của một người nào đó và người công nhân có khả năng nhận được phần thưởng; và
Trị số giá trị : mức độ giá trị người công nhân gắn với phần thưởng.
Lý thuyết đưa ra luận điểm cho rằng những mức độ thúc đẩy của công nhân càng cao thì đưa đến kết quả cả ba đầu vào đều cao.
Nhà tâm lý học Victor H. Vroom cho rằng con người sẽ được thúc đẩy trong việc thực hiện những công việc để đạt tới mục tiêu nếu họ tin vào giá trị của mục tiêu đó, và họ có thể thấy được rằng những công việc họ làm sẽ giúp họ đạt được mục tiêu. Lý thuyết của Vroom khẳng định rằng động cơ thúc đẩy con người làm việc sẽ được xác định bới giá trị mà họ đặt vào kết quả cố gắng của họ, được nhân thêm bởi niềm tin mà họ có. Nói cách khác, Vroom chỉ ra rằng động cơ thúc đẩy là sản phẩm của giá trị mong đợi mà con người đặt vào mục tiêu và những cơ hội mà họ thấy sẽ hoàn thành được những mục tiêu đó. Thuyết của Vroom có thể được phát biểu như sau :
Động cơ thúc đẩy = Mức ham mê x Niềm hy vọng
Khi một người thờ ơ với việc đạt mục tiêu thì mức ham mê coi như bằng không (0); và mức ham mê sẽ có dấu âm (-) khi con người phản đối việc đạt tới mục tiêu đó. Kết quả của cả hai trường hợp đều không có động cơ thúc đẩy.
Tương tự, một người có thể không có động cơ thúc đẩy nào để đạt tới mục tiêu nếu hy vọng là số không (0) hoặc số âm (-).
Một trong những nét hấp dẫn của lý thuyết Vroom là nó thừa nhận tầm quan trọng của các nhu cầu và động cơ thúc đẩy khác nhau của con người và cũng hoàn toàn phù hợp với hệ thống quản trị theo mục tiêu (MBO).