- Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế chính sách, pháp luật thuế theo
hướng đơn giản, công bằng, minh bạch, công khai. Kiên quyết xoá bỏ cách quản lý, điều hành “trọng công văn hơn trọng pháp”. Tránh việc ban hành các công văn “siêu
luật”, dùng công văn để điều chỉnh chính sách hoặc công văn chứa đựng các quy
phạm mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật quản lý thuế.
- Thứ hai, Tăng cường giám sát việc thực hiện tự khai, tự nộp của đối tượng nộp
thuế. Đẩy mạnh thực hiện mô hình “một cửa” tập trung tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế trong phạm vi toàn ngành, trên cơ sở phân định rõ công việc nào bộ phận “một cửa tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả ngay cho người nộp thuế; công việc nào bộ phận “một cửa” tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đúng thủ tục và chuyển cho các bộ phận chức năng xử lí, để quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quy trình luân chuyển, giải quyết công việc và trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ tại bộ phận “một cửa” và tại các bộ phận chức năng.
- Thứ ba, Tăng cường chức năng nhiệm vụ cho bộ phận tuyên truyền hỗ trợ theo
hướng một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể mang tính chất dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế đang được thực hiện ở các bộ phận khác sẽ được chuyển cho bộ phận tuyên truyền hỗ trợ. Ưu tiên lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, phong cách giao tiếp ứng xử lịch sự, văn minh tại bộ phận “một cửa” thuộc bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp.
- Thứ tư, Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thống nhất xây dựng các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế để đảm bảo quá trình luân chuyển hồ sơ thuế, báo cáo kết quả thực hiện theo mô hình “một cửa” tập trung.
- Thứ năm, Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về đối tượng
tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành thuế, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Thực hiện cải cách và hiện đại hoá công tác kiểm tra, thanh tra thuế bằng việc kiểm tra, thanh tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về ĐTNT và sử dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra tránh phiền hà cho ĐTNT.
- Thứ sáu, Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế theo hướng
chuyên sâu về kĩ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại. Cụ thể, công tác đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung theo ba kênh cơ bản: Một là, giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phương pháp giao tiếp, ứng xử. Hai là, đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kinh tế, pháp luật liên quan, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý. Ba là, đào tạo,bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng quản lý thuế theo các cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu và nâng cao cho từng loại công chức thực hiện các chức năng và lĩnh vực quản lý thuế khác nhau. Tập trung đào tạo chuyên sâu kĩ năng thanh tra thuế theo phương pháp rủi ro và kĩ năng cưỡng chế, thu nợ thuế cho cán bộ công chức thanh tra, kiểm tra và lĩnh vực quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế.
- Thứ bảy, Tiếp tục triển khai biên soạn các giáo trình đào tạo chuyên sâu các kĩ năng
quản lý thuế hiện đại; các giáo trình chuyên sâu về các sắc thuế; tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức; tiến hành lựa chọn những cán bộ trẻ, có kiến thức, có ngoại ngữ, tâm huyết đổi mới để đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu tại các nước tiên tiến trong khu vực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt của ngành; khẩn trương xây dựng, ban hành các quy định, quy chế đào tạo, bồi dưỡng như: quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ công chức; quy chế bắt buộc và chế độ khuyến khích đào tạo đối với công chức; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Nghiệp vụ thuế.
- Thứ tám, Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng loại công chức thực
hiện từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ. Mặt khác, bên cạnh từng bước thay đổi công tác đánh giá, luân chuyển, đề bạt CBCC, cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp khoa học
trong đánh giá kết quả công tác của từng CBCC thay vì phương pháp đánh giá dựa vào biểu quyết tập thể là chủ yếu; công tác khen thưởng, tiền lương phải gắn với chất lượng thực thi công vụ của họ.
- Thứ chín, Đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính thuế bằng việc áp dụng thành tựu
của công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế, áp dụng kê khai thuế qua mạng để giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nâng cấp và triển khai sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng của ngành thuế, trong điều kiện ứng dụng hiện tại cần phân quyền khai thác và chia sẻ thông tin nhiều hơn cho các phòng tuyên truyền hỗ trợ và các phòng chức năng khác.