Sự xâm nhập củ at bản phơng Tây và đối sách của Xiêm đối vớ it bản phơng Tây(thế kỷ XIX).

Một phần của tài liệu Sự phát triển của chế độ phong kiến thái, từ vương triều ayuthay [1350 1767] đến vương triều xiêm [từ 1768 đến hết thế kỷ XIX] (Trang 48 - 51)

phơng Tây(thế kỷ XIX).

Từ thế kỷ XVI, các nớc phơng Tây đã có mặt ở Đông Nam á trong đó có Xiêm. T bản phơng Tây đến Xiêm để xin buôn bán, tự do truyền đạo và đã đợc chính quyền Xiêm chấp nhận. Nhng dần dần bản chất của những tên thực dân đã lộ rõ chúng muốn biến Xiêm thành thuộc địa. Trớc tình hình đó, các vua Xiêm đã có chính sách ngoại giao khôn khéo để kiềm toả tham vọng đó của các nớc phơng Tây. Việc các vua Xiêm dùng sức mạnh của tên thực dân này khống chế sức mạnh của tên thực dân kia ban đầu tỏ ra có hiệu quả, nhng sau đó chúng đã câu kết lại với nhau để thoả hiệp về vấn đề Xiêm thì chính sách ngoại giao này không còn phù hợp nữa.

Sự lộng quyền của bọn thực dân đã làm cho nhà nớc Xiêm phải cắt đứt quan hệ với các nớc phơng Tây cho đến đầu thế kỷ XIX. Hơn nữa trong giai đoạn này các n- ớc phơng Tây (chủ yếu là các nớc ở châu Âu) đang tập trung giải quyết tình hình khu vực nên Xiêm không phải chịu áp lực từ các nớc này.

Nhng sau khi giải quyết xong tình hình ở khu vực, lúc này các nớc t bản phơng Tây lại đang trên đà phát triển cần nguyên liệu và thị trờng nên chúng đã quay trở lại Xiêm. Nguy cơ xâm lợc từ phía trời tây đã xuất hiện trở lại, vận mệnh của đất n- ớc Xiêm đặt hoàn toàn vào đờng lối ngoại giao của họ.

Ngày 29 – 3 –1822 đại sứ Anh đã đến Băng Cốc để đòi lại quyền tự do buôn bán với Xiêm. Ngợc lại, Xiêm cũng muốn có quan hệ buôn bán với ngời Anh để mua vũ khí.

Sau một thời gian đàm phán hiệp ớc Anh – Xiêm đã đợc ký kết (10 - 1852) Xiêm hứa sẽ không tăng mức thuế và tạo điều kiện cho Anh buôn bán, Xiêm vẫn có quyền khám xét tàu buôn của Anh khi vào lãnh thổ của mình. Còn phía Anh họ không dễ dàng thực hiện những điều đã ký kết.

Tuy nhiên tình hình quốc tế đã gây cho Xiêm nhiều điều phiền toái, đó là sự cấu kết giữa Anh và Hà Lan để xử lí vấn đề Đông Nam á. Bởi vì lúc này Xiêm đang có ảnh hởng rất lớn ở khu vực Đông Nam á. Cho nên khi Anh và Hà Lan cấu kết với nhau thì Xiêm bỗng nhiên trở thành đối thủ của họ. Theo sự thoả thuận giữa Anh và Hà Lan thì Anh đợc tự do truyền đạo ở Malaca và mở cuộc tấn công vào Miến Điện mà không có sự can thiệp Hà Lan.

Trong thời điểm đó thì Rama II qua đời, Rama III lên thay - ông là ngời đợc đào tạo chu đáo nên khi lên ngôi ông đã thực hiện củng cố quân đội, chỉnh đốn lại đội thơng thuyền để có thể cạnh tranh với ngời Anh. Đến cuối năm 1825 ngời Anh đến Xiêm để yêu cầu Xiêm cùng với Anh tấn công Miến Điện, bỏ những tham vọng ở Mã Lai và u tiên tối đa cho ngời Anh trong việc buôn bán. Sau một thời gian đàm phán thì Anh - Xiêm đã kí kết đợc một hiệp ớc hoàn toàn bình đẳng: Anh thừa nhận quyền bảo hộ của Xiêm đối với Kêđắc, Kêlantan, Trenganu; còn Xiêm thừa nhận khu vực Pênang, Oenlecli, Pêrắc, Sengalo thuộc phạm vi ảnh hởng của ngời Anh. Trong việc buôn bán với Xiêm thì Anh phải “tuân theo phong tục địa phơng” [10,44].

Theo chân ngời Anh, năm 1833 ngời Mỹ cũng đã đến Băng Cốc để ký với Xiêm một hiệp ớc nh ngời Anh đã làm. Còn ngời Pháp cũng đợc Xiêm đề nghị ký hiệp ớc tơng tự nhng Pháp lúc này cha quan tâm đến đề nghị đó của Xiêm.

Cùng với chính sách ngoại giao “lựa chiều” vua Xiêm đã ý thức đợc cần phải có một sức mạnh để đảm bảo độc lập cho đất nớc. Vua Xiêm đã chú trọng xây dựng lực lợng quốc phòng bằng việc mời các chuyên gia quân sự châu Âu tới phục vụ ở Xiêm, tăng quân số và xây dựng hạm đội mạnh. Bên cạnh đó,RamaIII còn chú trọng

xây dựng các đội thơng thuyền mạnh để cạnh tranh với ngời Âu đem lại lợi nhuận cho nhà nớc.

Những hiệp ớc đã ký với Xiêm vẫn không làm Mỹ thoả mãn. Tháng 3 – 1850 sứ thần của Mỹ là Jôdep Banle Xchie đến Xiêm đòi xét lại hiệp ớc đã ký trớc đó cùng với những lời hăm doạ, nhng triều đình Xiêm đã khớc từ không thơng lợng với Mỹ.

Cũng nh Mỹ, ngày 10 - 8 - 1850 nữ hoàng Anh đã cử Jêm Bruc sang Xiêm để điều chỉnh hiệp ớc đã ký trớc đó, yêu cầu vua Xiêm phải u đãi hơn nữa cho ngời Anh nh việc giảm thuế nhập khẩu, đợc quyền buôn bán thuốc phiện Xiêm đã gửi…

công hàm từ chối những đòi hỏi đó.

Tháng 4 – 1851 Rama III qua đời, Mông Cút lên ngôi lấy hiệu là Rama IV (1851 - 1868). Ông là ngời có đầu óc cấp tiến có t tởng thân phơng Tây . Rama IV đã nhận thức đợc rằng cần phải “mở cửa” để giao lu tiếp xúc đa đất nớc đi lên ngang tầm với các nớc t bản. Do đó, trong quan hệ với phơng Tây dù chịu nhiều thiệt thòi nhng Rama IV vẫn quyết định “mở cửa”.

Năm 1852 Mông Cút gửi th cầu thân tới các nớc châu Âu đặc biệt là Pháp và giáo hoàng La Mã. Qua việc này ông nói lên đờng lối ngoại giao của mình và giải toả đợc áp lực từ phía Pháp.

Tháng 4 năm 1855 ngời Anh đã ép Xiêm ký một bản hiệp ớc nhằm tạo điều kiện cho ngời Anh dễ dàng buôn bán ở đất Xiêm. Nội dung của bản hiệp ớc này thể hiện sự bất bình đẳng:

Ngời Anh đợc quyền tự do buôn bán ở Xiêm. Ngời Anh đợc quyền lãnh sự tài phán ở Xiêm.

Ngời Anh đợc quyền đi lại tự do trong khu vực cách trung tâm Băng Cốc với bán kính bằng 24 giờ đi thuyền. Tàu của Anh có thể ra vào cửa sông Mê Nam, từ cảng Păcnam đến Băng Cốc.

Tất cả các loại thuế trớc đánh vào hàng hoá Anh trớc kia nay phải bãi bỏ, thay vào đó là thuế nhập khẩu 3% (trừ thuốc phiện).

Với những u đãi đặc biệt trong bản hiệp ớc này thơng nhân Anh đã bỏ vốn lớn đầu t kiếm lời trong thị trờng Xiêm.

Ngời Pháp lúc này cũng muốn xâm nhập vào Xiêm đến 15 – 8 – 1856 Pháp và Xiêm đã ký đợc một bản hiệp ớc cho phép Pháp truyền đạo và tự do buôn bán ở Xiêm.

Không dừng lại ở quan hệ với Anh và Pháp, triều đình Xiêm còn muốn quan hệ rộng hơn với các nớc t bản khác. Các hiệp ớc tơng tự nh đã ký với Anh, Pháp lại đợc triều đình Xiêm cho ký với Đan Mạch, Hà Lan, Bồ Đào Nha Cho đến năm 1868…

Xiêm đã ký hiệp ớc “thơng mại vận tải biển” với Na Uy,Thuỷ Điển, Italia …

Trong thời gian cầm quyền của mình Mông Cút là vị vua đã ký nhiều hiệp ớc bất bình đẳng với các nớc phơng Tây. Nhng qua đó ta cũng thấy ông là một ngời có tầm nhìn tân tiến, nhận thức đúng tình hình. Sẽ không thể nào giữ nổi nền độc lập nếu không có mối quan hệ “đa phơng trong đối ngoại” [2,283]. Đó là mối quan hệ khôn khéo mềm mỏng mà ngời ta gọi là chính sách ngoại giao “ngọn cây tre”.

Năm 1868 Rama IV chết, Chu la lon kon lên ngôi với danh hiệu là Rama V. D- ới thời trị vì của Rama V, ông tiếp tục đơng đầu với những thách thức từ các nớc ph- ơng Tây đặc biệt là Anh và Pháp.

Vốn có ảnh hởng ở Lào, Xiêm tỏ phản ứng trớc việc Pháp tiến hành xâm chiếm Lào mà không thông qua Xiêm. Với sức mạnh và tham vọng của mình ngày 3 – 10 – 1893 Pháp ép Xiêm phải ký một công ớc công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên đất Lào, Pháp có quyền đặt lãnh sứ quán bất cứ nơi nào trên đất Xiêm. Pháp còn cấu kết với Anh ký một thoả ớc để công nhận nên độc lập của Xiêm, không xâm phậm ở các khu vực sông Chaophragia, Mê Kông và Prachin thuộc đất của Xiêm. Kết quả là Xiêm rơi vào thế “hoãn xung” giữa Anh và Pháp.

Suốt 42 năm cầm quyền của mình Rama V đã chấp nhận nhiều thiệt thòi của đất nớc để giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Nhng cái quan trọng là ông đã có nhiều biện pháp cải cách canh tân đất nớc. Đó là điều đó tởng dễ nhng không một nớc nào trong Đông Nam á làm đợc.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của chế độ phong kiến thái, từ vương triều ayuthay [1350 1767] đến vương triều xiêm [từ 1768 đến hết thế kỷ XIX] (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w