Học lực và năng lực trí tuệ của học sinh

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 55 - 66)

3.3.1. Học lực của học sinh khu vực nghiên cứu

Do yêu cầu của xã hội chất lượng giáo dục, năng lực học tập của học sinh trên địa bàn huyện Yên Thành ngày càng được quan tâm chú trọng. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao thể hiện ở kết quả học tập và kết quả của các kỳ thi học sinh giỏi và tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, TH chuyên nghiệp ngay càng cao. Để có cái nhìn tổng quát hơn chính xác hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu học lực của học sinh các trường trung học của huyện Yên Thành.

Để đánh giá học lực của học sinh, chúng tôi dựa vào điểm tổng kết các môn học (Cuối năm). Kết quả học tập được chia thành bốn nhóm học lực khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu học lực của học sinh ở hai khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.

3.3.1.1. Học lực học sinh khu vực 1

Để hiểu thêm về mối quan hệ giữa học lực và các yếu tố khác (điều kiện kinh tế, xã hội…) chúng tôi tiến hành ngiên cứu 1332 học sinh của các trường thuộc các xã miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội tương đối khó khăn, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng bảng 1 - phụ lục và hình 3.21.

Hình 3.21a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và học lực khu vực 1

Hình 3.21b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và học lực khu vực 1

Qua kết quả trình bày ở bảng 1 - phụ lục, chúng tôi thấy số học sinh giỏi chiếm tỷ lệ khá thấp và nữ cao hơn nam (nam 2,43 % giỏi, nữ 6,58 %), phần lớn số học sinh có học lực khá (nam: 43,95 %, nữ: 57,29 %), và học lực trung bình (nam: 43,36 %, nữ: 28,71%). Học sinh yếu và kém: nam cao hơn nữ (nam yếu: 18,77 %, kém: 0,49%; nữ yếu: 7,14 %, kém: 0,28%). Học lực khá, giỏi ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam; học lực trung bình, yếu, kém nữ thấp hơn nam. Nhìn chung học lực của nữ tốt hơn nam.

Sự phân bố học lực của nam và nữ ở các lứa tuổi cũng không đều nhau: Ở nam học sinh có học lưc giỏi chỉ có ở các tuổi 13 (4,55%), tuổi 14 (6,06%), tuổi 15 (0,99%), tuổi 16 là cao nhất (3,61%), trong nhóm học sinh có học lực khá thì học sinh tuổi 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (69,70 %) và giảm dần từ tuổi 19 (68,75%) đến tuổi 15 (14,85%). Học sinh có học lực trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 15 (51,49%) và

thấp nhất ở tuổi 19 (28,13%). Ở tuổi 18 thì không có học sinh yếu và học sinh yếu chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 12 (35,42%). Học sinh yếu kém chỉ có ở một số lúa tuổi: tuổi 12 (2,08%), tuổi 13 (0,90%), tuổi 14 (1,01%).

Ở nữ học sinh có học lực loại giỏi chiếm tỷ lệ thấp, ở 12 tuổi chiếm 12,24%, 13 tuổi chiếm 7,78%, 14 tuổi chiếm 6,80%, 15 tuổi chiếm 2,06%, chiếm 5,50% ở tuổi 16 và 17, 18 tuổi chiếm 10,74% và tuổi 19 không có học sinh giỏi. Phần lớn học sinh nữ có học lực khá (57,29%) và trung bình (28,71%), học sinh có học lực khá nhiều nhất ở tuổi 19 (97,22%), ở các lứa tuổi khác học lực khá của học sinh nữ chiếm tỷ lệ khá cao, 18 tuổi (78,52%), 17 tuổi (73,40%), 16 tuổi (64,22%).... Học lực trung bình của học sinh nữ tăng dần từ tuổi 12 (40,82 %) đến tuổi 14 (43,69%) sau đó giảm dần từ tuổi 15 (39,17%) và thấp nhất ở tuổi 19 (2,78%). Học sinh loại yếu có ở các lứa tuổi 12 (14,29%), 13 tuổi (10,0%), 14 tuổi (12,62%),15 tuổi (4,59%) và học sinh yếu kém chỉ có ở tuổi 13, 15 chiếm tỷ lệ thấp (1,11% và 1,03%).

Hình 3.22a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và học lực khu vực 2

3.3.1.2. Học lực học sinh khu vực 2

Kết quả điều tra học lực (kết quả học tập cuối năm) của 1507 học sinh thuộc khu vực 2 được thể hiện ở bảng 2 - phụ lục và hình 3.22.

Qua kết quả trình bày ở bảng 2 - phụ lục, chúng tôi thấy học sinh khu vực thị trấn Yên Thành có học lực loại giỏi, khá, trung bình, yếu không có học sinh kém, tuy nhiên tỷ lệ học sinh giỏi và yếu chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là học sinh khá và trung bình. Nhìn chung học sinh nữ có học lực tốt hơn nam, học sinh nữ có học lực loại khá chiếm tỷ lệ cao nhất (29,20%), học sinh nam có học lưc trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (24,35%), học sinh nam loại giỏi chiếm 1,13% thấp hơn học sinh nữ 3,85%, học sinh nam loại khá là 17,12 % trong khi đó học nữ là 29,20%, nhưng học sinh nam có học lực trung bình và yếu lại chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nữ, học lực trung bình (nam: 24,35%, nữ :19,18%), học lực yếu (nam: 3,45 %, nữ: 1,72%).

Hình 3.22b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và học lực khu vực 2

Tỷ lệ học sinh có các loại học lực cũng khác nhau ở các lứa tuổi, càng lên cao tỷ lệ học sinh giỏi càng giảm. Sự phân bố học sinh theo các nhóm học lực ở các lứa tuổi cũng không đều nhau, cụ thể là ở Nam: Học lực loại giỏi, khá chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 14 (giỏi 4,85%, khá: 24,27%), học lực trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 17 (29,64%) và 15 tuổi học sinh yếu chiếm tỷ lệ cao nhất (10,00%), ở tuổi 16,19 không có học sinh có học lực loại giỏi và ở tuổi 14 không có học sinh học lực yếu và Nữ: Học sinh có học lực loại giỏi có ở các lứa tuổi 12-19, học sinh giỏi chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 13 (9,65%), học sinh khá chiếm tỷ lệ khá đều nhau ở các lứa tuổi và chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 18 (33,0 %), học sinh trung bình chiếm tỷ lệ cao ở tuổi 16 (27,12%) và loại yếu chiếm tỷ lệ cao ở tuổi 15 (4,17%).

3.3.1.3. So sánh kết quả nghiên cứu học lực khu vực 1 và khu vực 2

Mỗi địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau ảnh hưởng như thế nào tới học lực của học sinh, để đánh giá kết quả nghiên cứu chúng tôi tiến hành so sánh kết quả học lực của học sinh thuộc hai vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.18.

Từ đó chúng tôi thấy học lực của học sinh khu vực thị trấn Yên Thành tốt hơn, khu vực này không có học sinh học lực kém. Học lực loại giỏi thì học sinh nam ở hai địa bàn chiếm tỷ lệ bằng nhau (1,13%), học sinh nữ khu vực thị trấn chiếm 3,85% cao hơn học sinh miền núi là 0,32%. Học lực loại khá học sinh nam khu vực 2 (17,12%) cao hơn khu vực 1 (16,22%) là 0,90 %. Học sinh nữ khu vực 2 lại thấp hơn 1,51% (khu vực 1:30,71%, khu vực 2: 29,20%. Học lực trung bình thì cả học sinh nam và nữ khu vực 2 cao hơn khu vực 1 (nam: 4,23%, nữ: 3,79%). Học lực loại yếu học sinh khu vực miền núi lại chiếm tỷ lệ cao hơn (nam: 5,26%, nữ: 2,11%). Khu vực

thị trấn không có học sinh kém còn khu vưc miền núi chiếm tỷ lệ thấp (nam: 0,23%, nữ: 0,15%).

Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu học lực khu vực 1, khu vực 2 Giới Học lực Nam Nữ KV1 KV2 KV1 KV2 SL % SL % SL % SL % Giỏi 15 1,13 17 1,13 47 3,53 58 3,85 Khá 216 16,22 258 17,12 409 30,71 440 29,20 TB 268 20,12 367 24,35 205 15,39 289 19,18 Yếu 116 8,71 52 3,45 51 3,83 26 1,72 Kém 3 0,23 0 0 2 0,15 0 0 Tổng 618 100 694 100 714 100 813 100

Sự sai khác về học lực của học sinh nam và nữ, học sinh khu vực 1 và học sinh khu vực 2 có ý nghĩa về mặt thống kê ( P < 0,05).

Kết quả đó được thể hiện ở đồ thị hình 3.23.

Hình 3.23. Biểu đồ tỷ lệ (%) học lực của học sinh khu vực 1 và khu vực 2

3.3.2. Năng lực trí tuệ của học sinh khu vực nghiên cứu

Để nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh chúng tôi sử dụng Test Raven. Chỉ tiêu đầu tiên mà chúng tôi nghiên cứu là điểm Test Raven trung bình của học sinh ở từng lứa tuổi.

3.3.2.1. Năng lực trí tuệ học sinh khu vực 1

Để đánh giá năng lực trí tuệ của học sinh các trường trung học thuộc xã miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội tương đối khó khăn chúng tôi đã tiến hành nghiên

cứu năng lực trí tuệ của 1323 học sinh khu vực 1. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.19 và hình 3.24.

Bảng 3.19. Điểm test Raven trung bình của học sinh khu vực 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ.test Tuổi Nam Nữ ___ 2 ___ 1 X X − (1-2)P n1 X___1 ±SD CV Mức tăng n2 X___2 ±SD CV Mức tăng 12 48 31,9±2,2 6,7 49 32,7±1,9 6,0 -0,8 <0,05 13 110 33,9±2,4 7,0 2,0 90 34,3±2,3 6,7 1,6 0,4 >0,05 14 99 35,6±2,2 5,9 1,7 103 36,0±1,5 4,2 1,7 -0,4 >0,05 15 101 37,2±2,9 8,0 1,6 97 38,3±3,3 8,7 2,2 -1,0 <0,05 16 83 43,9±5,8 12,8 6,6 109 47,0±4,7 10,0 8,7 -3,1 <0,05 17 79 49,6±1,0 2,1 5,7 109 49,9±1,2 2,3 2,9 -0,3 >0,05 18 66 52,7±2,1 3,7 3,2 121 52,7±1,8 3,5 2,8 0,0 <0,05 19 32 54,0±1,3 2,3 1,3 36 53,7±1,1 2,2 1,0 0,3 >0,05

Hình 3.24. Biểu đồ điểm test Raven trung bình của học sinh khu vực 1

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 và hình 3.24 chúng tôi thấy điểm test Raven của học sinh tăng dần từ tuổi 12 đến tuổi 19, từ tuổi 12 đến tuổi 17 thì điểm test Raven của học sinh nữ cao hơn học sinh nam, mức chênh nhau lớn nhất là ở tuổi 16 (nữ cao hơn nam là 3,13 điểm), đến tuổi 18, 19 thì điểm test Raven của nam lại cao hơn nữ, mức chênh thấp nhất giữa nam và nữ là lúc 18 tuổi (nam cao hơn nữ 0,04 điểm).

Ở nam và nữ mức tăng nhanh nhất ở tuổi 15 lên 16 ( nữ tăng 8,74 điểm, nam tăng 6,63), mức tăng thấp nhất ở tuổi 19 (nam tăng 1.26 điểm, nữ tăng 0,97 điểm), điểm test Raven của học sinh nữ tăng dần và tăng chậm lại so với nam có mức tăng đều hơn.

Hình 3.25a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và mức trí tuệ khu vực1

Hình 3.25b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và mức trí tuệ khu vực 1

Tóm lại:

Điểm test Raven của học sinh nam và nữ có mức tăng giảm dần từ tuổi 17 -19. Độ lệch chuẩn ở học sinh nam hầu như cao hơn học sinh nữ trừ tuổi 15 và 17 là nữ cao hơn nam. Mức dao động ở nam lơn hơn nữ. Sự sai khác đó có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0.05 ở tuổi 12, 15, 16, 18 (P<0,05), các tuổi còn lại sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Điểm test Raven học sinh được chúng tôi chuyển đổi và tính ra mức trí tuệ của học sinh, kết quả được trình bày ở bảng 3 - phụ lục và thể hiện ở hình 3.25. Qua đó nhận thấy học sinh có mức trí tuệ từ I - VI, học sinh có mức trí tuệ III, IV, V chiếm tỷ lệ cao hơn cả.

3.3.2.2. Năng lực trí tuệ học sinh khu vực 2

Để có cái nhìn tổng quát hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu năng lực trí tuệ của 1507 học sinh của các trường trung học có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồi tốt,

tốt hơn so khu vực 1 thông qua điểm test của học sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.23 và hình 3.26.

Bảng 3.20. Điểm test Raven trung bình học sinh khu vực 2

Đ.test Nam Nữ n1 X___1 ±SD CV Mức tăng n2 X___2 ±SD CV Mứ c tăng 12 34 34,0±2,0 5,92 28 34,9±0,9 2,67 -0,9 >0,05 13 56 35,1±2,0 5,62 1,1 58 35,4±1,3 3,81 0,5 -0,3 >0,05 14 51 36,3±1,5 3,80 1,2 52 36,0±1,7 4,60 0,6 0,3 >0,05 15 69 38,1±3,0 8,00 1,8 51 38,0±2,4 6,53 2,0 0,1 >0,05 16 107 45,7±3,8 8,27 7,6 188 47,1±2,7 5,77 9,0 -1,4 <0,05 17 181 49,1±2,3 4,73 3,4 180 49,1±1,9 4,05 2,0 -0,1 <0,05 18 149 50,4±2,2 4,39 1,3 196 51,3±1,5 3,09 2,2 -0,9 <0,05 19 47 50,9±2,0 4,00 0,5 60 51,3±1,6 3,21 0,0 -0,4 >0,05

Qua bảng 3.20 và hình 3.26, nhận thấy điểm test Raven của học sinh nam và nữ đều tăng trừ học sinh nữ lúc 19 tuổi có điểm test bằng với lúc 18 tuổi (bằng 51,3 điểm). Điểm test Raven của nam và nữ đều tăng nhanh ở tuổi 15 lên 16 và ở lứa tuổi này điểm test của học sinh nam và nữ chênh nhau nhiều nhất (1,40 điểm). Mức tăng điểm test của học sinh nam và nữ giảm dần từ tuổi 16 đến tuổi 19, lúc 19 tuổi ở nam điểm test tăng chậm nhất. Điểm test Raven của học sinh nữ cao hơn nam trừ ở tuổi 14,15 nam cao hơn nữ. Độ lệch chuẩn ở học sinh nam lớn hơn nữ chứng tỏ điểm test học sinh nam không đồng đều bằng nữ. Sự sai khác đó giữa nam và nữ có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05, ở tuổi 16 – 18, các tuổi còn lại không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Hình 3.26. Biểu đồ điểm test Raven trung bình của học sinh khu vực 2

Từ điểm test Raven của học sinh chúng tôi chuyển đổi xem xét sự phân bố học sinh theo tuổi và theo các mức trí tuệ. Kết quả được trình bày ở bảng 4 - phụ lục và hình 3.27.

Hình 3.27a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và mức trí tuệ khu vực 2 Qua đó nhận thấy học sinh có mức trí tuệ từ I - VI, học sinh có mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao hơn cả và học sinh ở lúa tuổi 14 có mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao nhất (Nam: 58,85 %, Nữ : 63,46 %). Học sinh có mức trí tuệ loại I chiếm tỷ lệ rất thấp, ở một số tuổi không có mức trí tuệ nay (Nam: 12, 13, 15, 16; Nữ: 12, 13, 16). Ở mức trí tuệ loại I thì nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam ở các lứa tuổi, mức chênh lớn nhất ở tuổi 19 (nam: 4,26 %, Nữ 13,33 % ).

Hình 3.27b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và mức trí tuệ khu vực 2 Qua kết quả ở bảng 5 ở phụ lục nhận thấy học sinh có mức trí tuệ loại III, IV,V, VI chiếm tỷ lệ cao, nhất là ở loại IV (khu vực 1: 40,39%, khu vực 2: 43,99%), sau đó tỷ lệ giảm xuống ở mức trí tuệ loại III (khu vực 1: 18,77%, khu vực 2: 16,79%), loại V (khu vực 1: 17,57%, khu vực 2: 16,59%), loại VI (khu vực 1: 12,54%, khu vực 2: 12,61%), loại II (khu vực 1:8,18%, khu vực 2: 6,17%) và thấp nhất ở mức trí tuệ loại I (khu vực 1: 2,55%, khu vực 2: 3,85%). Tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ loại I khu vực 1 thấp hơn học sinh khu vực thị trấn (1,30%), loại IV (3,60%), loại VI ( 0,07% ) sang loại II, III, V thì học sinh khu vực miền núi chiếm tỷ lệ cao hơn (2,01% , 1,98 % và 0,98%).

Nhìn chung mức trí tuệ của học sinh khá đều nhau, học sinh có mức trí tuệ từ loại I đến loại VI, mức chênh lệch tỷ lệ % giữa hai khu vực không đáng kể. Thể hiện ở hình 3.28.

Tóm lại:

Điểm test Raven của học sinh tăng mạnh nhất ở tuổi 15 lên 16 (trừ học sinh nữ tăng mạnh nhất là tuổi 14 lên 15), điểm test Raven của học sinh khu vực 1 có nhiều khác biệt giữa nam và nữ hơn khu vực 2. Mức tăng khác nhau ở các lứa tuổi, giữa hai giới, giữa hai khu vực. Được thể hiện ở hình 3.29.

Hình 3.29. Mức thay đổi điểm test Raven của học sinh khu vực nghiên cứu Phần lớn học sinh nữ có điểm test Raven cao hơn nam tuy nhiên mức chênh lệch không đáng kể.

Độ lệch tiêu chuẩn của nam thường cao hơn nữ, và cao nhất ở tuổi 16 nói lên điểm test Raven của học sinh khu vực nghiên cứu có độ biến thiên ở nam lớn hơn nữ, nhất là ở tuổi 16 có sự biến thiên lớn nhất.

Tỷ lệ (%) mức trí tuệ của học sinh chênh lệch nhau khá rõ ở tuổi 12 đến 17 lên tuổi 18, 19 tỷ lệ giữa các mức trí tuệ đồng đều hơn. Nhìn chung học sinh có mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tỷ lệ (%) học sinh ở các mức trí tuệ loại I và loại IV khu vực 2 cao hơn khu vực 1, bằng nhau ở mức trí tuệ loại VI, còn lại là khu vực 1 cao hơn. Mức chênh lệch lớn nhất là ở mức trí tuệ loại IV (khu vực 1: 40,39%, khu vực 2: 43,99%).

3.3.2.3. So sánh kết quả nghiên cứu khu vực 1 và khu vực 2 với điểm chuẩn

Để đánh giá một cách chinh xac hơn, tổng quát hơn chúng tôi tiến hành so sánh điểm test Raven trung bình của học sinh lứa tuổi 12 đến 15 ở địa bàn Yên Thành với bảng điểm chuẩn (do J.C.Raven xác lập năm 1960). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.21 và hình 3.30.

Bảng 3.21. Điểm test Raven trung bình của học sinh KVNC và điểm chuẩn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 55 - 66)