Tương quan năng lực trí tuệ học sinh và cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 75)

Để thấy rõ yếu tố di truyền đóng vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ của cha mẹ với năng lực trí tuệ của học sinh. Cha mẹ học sinh được phân thành các nhóm tuổi và các mức trí tuệ. Sau đó chúng tôi tính điểm Test Raven trung bình của học sinh có cha mẹ ở các mức trí tuệ. Đồng thời chúng tôi xét sự thay đổi năng lực trí tuệ của học sinh trong từng mức trí tuệ của cha mẹ và mối tương quan giữa điểm Test Raven của cha mẹ và của học sinh. Mức trí tuệ của cha mẹ và học sinh được chúng tôi chuyển đổi từ điểm test Raven trung bình của họ.

3.5.1. Năng lực trí tuệ của học sinh và cha mẹ học sinh

Để hiểu rõ hơn những yếu tố tác động đến sự phát triển trí tuệ của học sinh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu năng lực trí tuệ 1120 cha mẹ của 560 học sinh bằng Test Raven.

3.5.1.1. Năng lực trí tuệ của học sinh

Trước tiên chung tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên và nghiên cứu năng lực trí tuệ của 560 học sinh thuộc khu vực 1. Kết quả điểm test Raven trung bình của học sinh được trình bày ở bảng 3.24

Qua bảng 3.24 ta thấy năng lực trí tuệ học sinh tăng dần theo tuổi, tuy nhiên mức tăng không đồng đều giữa các lứa tuổi, mức tăng mạnh nhất lúc 15 lên 16 tuổi (tăng 11,92 điểm), mức tăng thấp nhất lúc 16 lên 17 tuổi. Trung bình mỗi năm tăng 2,99 điểm/năm.

Bảng 3.24. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo tuổi Đ.Test Tuổi CV Mức tăng N 12 32,73±1,5 4,85 38 13 34,51±1,5 4,37 1,78 66 14 36,03±1,7 4,71 1,52 85 15 37,82±2,9 7,88 1,79 63 16 49,74±1,1 2,96 11,92 80 17 49,98±1,6 2,51 0,24 97 18 52,21±2,1 4,08 2,23 99 19 53,68±1,3 2,19 1,47 32

Tổng 560

3.5.1.2. Năng lực trí tuệ của cha và mẹ học sinh

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu năng lực trí tuệ của 1120 cha mẹ học sinh là phụ huynh của 560 học sinh thuộc khu vực 1 nghiên cứu trên.

Bảng 3.25. Điểm test Raven trung bình của cha và mẹ theo nhóm tuổi

Điểm Cha Mẹ n cv Mức tăng n X___1 ±SD cv Mức tăng 32 2 45,5±0,7 1,6 25 42,9±1,7 4,0 37 127 41,9±3,1 7,3 -3,6 192 41,6±2,5 6,2 -1,3 42 218 39,4±2,2 5,6 -2,5 184 37,2±2,0 5,6 -4,4 47 129 36,2±3,2 8,8 -3,2 112 32,6±1,7 5,7 -4,6 52 58 34,8±2,7 7,7 -1,4 32 31,0±1,8 3,8 -1,6 57 26 32,8±2,1 6,69 -2,0 15 30,7±1,0 2,59 -0,3 Tổng 560 560

Cha mẹ học sinh chúng tôi nghiên cứu có độ tuổi từ 30 đến 59, được chia thành các nhóm tuổi khác nhau: 32 tuổi (30 - 34); 37 tuổi (35 - 49); 42 tuổi (40 - 44); 47 tuổi (45 - 49); 52 tuổi (50 - 54); 57 tuổi (55 - 59). Điểm Test Raven trung bình của cha mẹ học sinh được tính theo từng nhóm tuổi. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.25 và thể hiện ở hình 3.39.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.25, cho ta thấy năng lực trí tuệ của cha và mẹ học sinh giảm dần khi nhóm tuổi tăng. Điểm Test Raven cha và mẹ cao nhất ở nhóm tuối 32 (cha: 45,50 điểm, mẹ: 42,84 điểm) thấp nhất ở tuổi 57 (cha: 32,76 điểm, mẹ: 30,73 điểm). Điểm Test Raven cha giảm mạnh nhât ở nhóm tuổi 32 lên 37, (giảm 3,56 điểm), điểm test Raven mẹ giảm mạnh ở tuổi 37 lên 42 (giảm 4,44 điểm) và ở tuổi 42 lên 47 (giảm 4,62 điểm). Ở các lứa tuổi điểm test Raven trung bình của cha cao hơn mẹ.

Hình 3.39. Biểu đồ điểm test Raven cha và mẹ học sinh theo nhóm tuổi

3.5.2. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ của cha mẹ và của học sinh

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu điểm Test Raven, mức trí tuệ của học sinh theo mức độ trí tuệ của người cha, mẹ để xem xét sự ảnh hưởng trí tuệ của người cha tới con của họ, có ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ của con hay không, năng lực trí tuệ con chịu ảnh hửng nhiều từ trí tuệ của cha mẹ hay chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố bên ngoài như môi trường sống hay điều kiện sống…Chúng tôi đã nghiên cứu và thu được kết quả như sau.

3.5.2.1. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ của cha và của con

Để đánh giá mối tương quan trí tuệ giữa cha và con chúng tôi tiến hành xét mối liên quan điểm test Raven và mức trí tuệ của học sinh theo mức độ trí tuệ của người cha. Mức trí tuệ người cha được chúng tôi quy đổi từ điểm test Raven của họ Điểm test Raven trung bình của học sinh theo mức độ trí tuệ người cha được thể hiện ở bảng 6 - phụ lục (Hình 3.40).

Qua bảng 6 - phụ lục và hình 3.40, chúng tôi thấy.

Năng lực trí tuệ của người cha dao động từ mức I đến mức VI, điểm Test Raven của học sinh thay đổi theo mức trí tuệ của người cha, điểm test Raven của học sinh tăng dần theo tuổi ở các mức trí tuệ của người cha.

Hình 3.40. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo mức trí tuệ người cha Điểm test Raven của học sinh tăng giảm không phụ thuộc vào mức trí tuệ cao (I) hay thấp (VI) của người cha. Số học sinh tương đương với số người cha có mức trí tuệ loại I là rất ít, chủ yếu là những người cha có mức trí tuệ từ loại II đến loại VI và số người cha có mức trí tuệ loại IV là nhiều nhất.

Tuổi 12 số người cha có mức trí tuệ loại IV là nhiều nhất, điểm test Raven của học sinh cao nhất khi người cha co mức trí tuệ loại II (34,33 điểm) và thấp nhất khi người cha có mức trí tuệ loại III (31,62 điểm), điểm test của học sinh là 33.11 điểm khi người cha có mức trs tuệ loại IV tăng lên 33,33 điểm khi cha có mức trí tuệ loại V và giảm xuống 32,50 điểm khi người cha có mức trí tuệ loại VI.

Tuổi 13 số người cha có mức trí tuệ loại IV là nhiều nhất, điểm test Raven của học sinh cao nhất khi người cha có mức trí tuệ loại II (35,5 điểm) và thấp nhất khi người cha có mức trí tuệ loại III (34,42 điểm), điểm test Raven của học sinh tăng giảm không đều khi người cha có mức trí tuệ loại IV là 34,45 điểm, loại V là 34,83 điểm, loại VI là 34,50 điểm, tuy nhiên mức chênh lệch không đáng kể (0,27 điểm).

Tuổi 14 thì số học sinh tương ứng với số người cha nhiều nhất ở mức trí tuệ loại IV, điểm test Raven của học sinh lại thấp nhất (34,00 điểm) khi người cha có mức trí tuệ cao nhất (I) thấp nhất (35,62) khi người cha có mức trí tuệ loại III, khi người cha có mức trí tuệ loại V thì điểm test Raven của học sinh là 36,15 điểm tăng lên 36,28 điểm khi người cha có mức trí tuệ loại V và giảm xuống còn 35,81 điểm khi người cha có mức trí tuệ loại VI.

Lên 15 tuổi điểm test Raven trung bình của học sinh giảm dần từ 39,00 điểm xuống 37,00 điểm khi mức trí tuệ của người cha giảm từ loại I đến loại IV sau đó tăng lên 37,66 điểm ở loại V và 40,11 điểm ở loại VI.

Ở 16 tuổi thì điểm test Raven trung bình của học sinh tăng giảm không phụ thuộc vào mức trí tuệ của người cha, cha có mức trí tuệ loại I thì học sinh có điểm test Raven

trung bình là 49,50 điểm thấp hơn điểm test Raven trung bình của học sinh khi người cha ở các mức trí tuệ, mức II (50,16 điểm), mức III (49,58 điểm), mức IV (50,00 điểm), mức V (50,72 điểm), mức VI (49,70 điểm). Mức chênh lệch điểm test Raven của học sinh theo các mức trí tuệ của người cha không đáng kể 0,48 điểm.

Ở 17 tuổi cũng vậy, điểm test Raven trung bình của học sinh thay đổi không phụ thuộc vào mức trí tuệ người cha cao hay thấp, điểm test Raven trung bình của học sinh cao nhất khi người cha có mức trí tuệ loại II (52,00 điểm) cao hơn điểm test Raven trung bình của học sinh có cha ở mức trí tuệ loại I (50,50 điểm), sau đó điểm test Raven trung bình của học sinh tăng giảm không đáng kể ở các mức trí tuệ của người cha, mức III (49.70 điểm), mức IV (49,88 điểm), mức V (49,78 điểm), mức VI (49,36 điểm). Mức chênh lệch điểm test Raven trung bình của học sinh ở các mức trí tuệ của người cha khá thấp (0,98 điểm).

Ở tuổi 18 và 19 thì học sinh phân bố theo mức trí tuệ của cha từ loại I đến loại VI, ở 18 tuổi điểm test Raven trung bình của học sinh cao nhất khi cha có mức trí tuệ loại II (53,42 điểm), loại III (51,73 điểm) tăng lên 52,32 điểm ở loại III, 52,85 điểm ở mức trí tuệ cha loại IV và giảm xuống khi người cha có mức trí tuệ loại VI là 51,70 điểm, mức chênh lệch trung bình là 0,98 điểm. Tương tự ở tuổi 19 điểm test Raven trung bình của học sinh chênh nhau không đáng kể ở các mức trí tuệ của người cha, mức trí tuệ loại II, loại V có cùng điểm test Raven trung bình là 53,50 điểm, mức III, mức IV bằng nhau và bằng 54,00 điểm, thấp nhất là 52,66 điểm khi người cha có mức trí tuệ loại VI, mức chênh lệch điểm test Raven trung bình của học sinh theo mức tr ở tuổi 19 trí tuệ của người cha là thấp 0,46 điểm.

Để hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa năng lực trí tuệ của người cha và con cái, chúng tôi tiến hành quy đổi điểm test Raven của học sinh thành các mức trí tuệ của học sinh, sau đó xét sự phân bố mức trí tuệ của học sinh theo mức trí tuệ của người cha. Kết quả được trình bày trong bảng 3.26. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.26, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ học sinh phân bố ở các mức trí tuệ rất khác nhau. Mức trí tuệ của người cha cao nhưng chưa hắn mức trí tuệ của con đã cao.

Khi người cha có năng lực trí tuệ mức I, thì học sinh thuộc mức trí tuệ I, III, IV, V như vậy mặc dù cha có mức trí tuệ xuất sắc nhưng con cũng có mức trí tuệ trung bình (30%) và dưới trung bình (20%), không có học sinh ở mức trí tuệ loại VI.

Khi người cha có mức trí tuệ loại II thì số học sinh có trí tuệ trung bình (loại IV) cao nhất (chiếm 40%), khi cha có trí tuệ xuất sắc thì con chỉ có trí tuệ thông minh (36,67%) và dưới thông minh, trung bình (40%), tầm thường (13.33%), kém (30%). Khi người cha có mức trí tuệ loại III và IV thì học sinh phân bố ở tất cả các mức trí tuệ từ xuất sắc (loại I) đến mức trí tuệ kém (loại VI), tuy nhiên số học sinh tập trung nhiều nhất vẩn là mức trí tuệ trung bình (loại IV) khi cha ở mức trí tuệ loại III thì học

sinh có mức trí tuệ trung bình chiếm 41,88 %, chiếm 48,68 % khi người cha ở mức trí tuệ loại IV. Thấp nhất ở mức trí tuệ loại I, cha loại III con có mức trí tuệ loại I chiếm 0,85 %, chiếm 1,13 % khi cha có mức trí tuệ loại IV, số % học sinh có mức trí tuệ loại V (13,68%) và loại VI (12,82%) tăng lên so với mức trí tuệ học sinh khi cha có mức trí tuệ loại II.

Bảng 3.26. Sự phân bố mức trí tuệ học sinh theo mức trí tuệ người cha TT cha TT HS I II III IV V VI Tổng I n 2 0 1 3 0 0 6 % 20,00 0 0,85 1,13 0 0 II n 0 0 10 25 8 2 45 % 0 0 8,55 9,43 12,50 2,70 III n 3 11 26 38 7 19 104 % 30,00 36,67 22,22 14,34 10,94 25,68 IV n 3 12 49 129 32 38 263 % 30,00 40,00 41,88 48,68 50,00 51,35 V n 2 4 16 40 14 8 85 % 20,00 13,33 13,68 15,10 21,87 10,81 VI n 0 3 15 30 3 7 58 % 0 10,00 12,82 11,32 4,69 9,46 Tổng 10 30 117 265 64 74 560

Khi người cha có mức trí tuệ tầm thường (mức V) và mức trí tuệ kém (mức VI) thì không có học sinh nào có mức trí tuệ loại xuất sắc (loại I), khi người cha ở hai mức trí tuệ này thì học sinh có mức trí tuệ trung bình chiếm tỉ lệ lớn nhất, cha mức V học sinh có mức trí tuệ trung bình (mức IV) là 50%, cha mức VI con có mức trí tuệ trung bình chiếm 51,35%

Khi người cha có mức trí tuệ loại V thì hoc sinh có mức trí tuệ loại V là 21,87% cao hơn hẳn so với học sinh có cùng mức trí tuệ khi người cha có các mức trí tuệ, cha có mức trí tuệ loại V thì học sinh có mức trí tuệ loại VI lại chiếm tỉ lệ thấp nhất. Tuy nhiên số học sinh có mức trí tuệ loại I; II chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là học sinh có mức trí tuệ từ loại III đến loại VI.

Nhìn chung sự phân bố mức trí tuệ của học sinh không đồng đều theo mức trí tuệ người cha, ở tất cả các mức trí tuệ của người cha từ mức I đến mức VI thì mức trí tuệ con có mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao nhất, điều đó được minh hoạ ở hình 3.41.

Hình 3.41. Sự phân bố trí tuệ học sinh theo mức trí tuệ người cha

Để hiểu rõ hơn mối tương quan năng lực trí tuệ của người cha và của học sinh chúng tôi đã tiến hành xét hệ số tương quan Pearson (R), hệ số tương quan được tính dựa vào điểm test Raven của người cha và của học sinh, trên tổng số học sinh. Kết quả cho thấy năng lực trí tuệ của người cha và con có mối tương quan với nhau (Hình 3.42).

Hình 3.42. Mối tương quan năng lực trí tuệ giữa cha và con

3.5.2.2. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ của mẹ và của con

Cũng như ở người cha chúng tôi tiên hành nghiên cứu xét mối tương quan điểm test Raven trung bình và mức trí tuệ của học sinh theo mức trí tuệ người mẹ. Đầu tiên chúng tôi xét điểm Test Raven trung bình của học sinh theo mức độ trí tuệ người mẹ. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 7 - phụ lục.

Qua kết quả ngiên cứu được trình bày ở bảng 7-phụ lục và hình 3.43, chúng tôi thấy hầu hết học sinh có cha mẹ có mức trí tuệ từ loại xuất sắc (II) cho đến loại kém (loại VI).

Hình 3.43. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo mức trí tuệ người mẹ Ở tuổi 12 điểm test học sinh khi mẹ có mức trí tuệ loại II là cao nhất (33,50 điểm), thấp nhất khi mẹ có mức trí tuệ loại III (31,45 điểm), nhưng khi mẹ có mức trí tuệ thấp hơn thì học sinh lại có điểm test cao hơn, mẹ mức IV con có điểm test là 32,78 điểm, mẹ mức V điểm test con là 32,50 điểm, mẹ mức VI điểm test trung bình của con là 33,00 điểm. Sự tăng giảm điểm test trung bình của học sinh không tuân theo mức trí tuệ cao hay thấp của mẹ, ở 12 tuổi điểm test học sinh tương đương nhau, mức chênh lệch trung bình là 0,92 điểm.

Ở tuổi 13 điểm test học sinh tăng lên lần lượt là khi mẹ có mức trí tuệ loại II (34,20 điểm), loại III (34,40 điểm), cao nhất khi mẹ có mức trí tuệ loại IV (37,73 điểm), sau đó giảm dần, mẹ có mức trí tuệ loại V (34,42 điểm), mẹ loại VI con có điểm test trung bình là 34,22 điểm. Tuy vậy nhưng điểm test của học sinh khi mẹ có mức trí tuệ loại V, VI vẫn cao hơn điểm test học sinh có mẹ ở mức trí tuệ loại II, loại III. Mức chênh lệch điểm test của học sinh ở các mức trí tuệ của mẹ cũng không đáng kể, trừ điểm test học sinh khi mẹ ở mức trí tuệ loại IV chênh với điểm test học sinh khi người mẹ có các mức tri tuệ khác là cao nhất. Đến 14 tuổi điểm test học sinh tăng giảm không đáng kể ở các mức trí tuệ của người mẹ, trung bình chênh nhau 0,36 điểm.

Ở 15 tuổi điểm test Raven trung bình của học sinh thấp nhất (34,83 điểm) khi người mẹ có mức tuệ loại II, thấp hơn so với điểm test Raven trung bình của học sinh có mẹ ở các mức trí tuệ khác, mẹ có mức trí tuệ loại III điểm test trung bình của con là 38,16 điểm, 37,58 điểm khi mẹ ở mức IV, nhưng khi người mẹ có mức trí tuệ thấp thì điểm test Raven trung bình của học sinh lại cao, mẹ mức V điểm test con là 39,50

điểm, 39,22 điểm khi mẹ ở mức VI. Mức chênh lệch trung bình ở tuổi 15 là cao nhất

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 75)