CẤU TRÚC VÀ CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh (Trang 30 - 34)

CẦU KHIẾN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI HÀ TĨNH

2.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện hành động cầu khiến 2.1.1. Khái niệm hành động câu khiến

Hành động cầu khiến là một trong những hành động cơ bản của lời nói. Nó là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

- Trong ngôn ngữ học truyền thống, các nhà nghiên cứu thường gọi là câu cầu khiến.

Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan niệm “Câu cầu khiến nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Do đó, câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động” [36, tr. 288].

Còn tác giả Diệp Quang Ban thì gọi là câu mệnh lệnh và xem câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) "được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu, và có những dấu hiệu hình thức nhất định” [4, tr. 235]. Một số tác giả khác như Nguyễn Kim Thản, Hữu Quỳnh, Lê Xuân Thại… cũng đưa ra những định nghĩa tương tự về câu cầu khiến.

Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học truyền thống đã có nhiều đóng góp quan trọng. Tuy thế, trong xu thế phát triển của khoa học về ngôn ngữ hiện nay, ngôn ngữ học phát triển tiếp cận theo một hướng mới – hướng xem xét ngôn ngữ trong hoạt động lời nói, thuật ngữ cầu khiến được gọi là hành động cầu khiến.

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên xem hành động cầu khiến là một hành động ở lời cụ thể “là hành động được sử dụng người nói đưa ra phát ngôn về một

yêu cầu nào đó, mong muốn người nghe thực hiện, vì vậy chúng thuộc nhóm phát ngôn ngữ vi” [31, tr.74]. Tác giả Lê Đình Tường xem: “Hành vi cầu

khiến là hành vi được thực hiện ngay trong lời nói với nội dung: Tôi nói là tôi muốn anh (hoặc anh cùng tôi) thực hiện (hoặc không thực hiện) một hành động P nào đó và hiệu quả của nó là anh (hoặc anh cùng tôi) thực hiện (hoặc không thực hiện) hành động P vì một lợi ích nào đó” [41, tr36].

Tiếp thu những thành tựu của các nhà ngữ dụng học, chúng tôi đưa ra cách hiểu về hành động cầu khiến như sau: Cầu khiến là hành động ngôn ngữ ở lời, người nói ra nhằm hướng đến đối tượng người nghe trực tiếp, mong muốn người nghe làm một việc gì đó hoặc cho phép mình làm một việc gì đó và người nói quan tâm đến khả năng hồi đáp từ phía người nghe. Ở những hành động cầu khiến đích thực có các dấu hiệu hình thức để nhận diện chúng.

2.1.2. Tiêu chí nhận diện hành động cầu khiến

2.1.2.1. Nội dung mệnh đề

Nội dung mệnh đề thường tồn tại tường minh trên bề mặt phát ngôn, hướng trực tiếp tới B thực hiện hành động, việc thực hiện hành động đó xảy ra trong tương lai (có thể ngay sau khi nói hoặc xa hơn).

2.1.2.2. Điều kiện chuẩn bị

Bao gồm sự hiểu biết nhất định của vai nói A đối với người nghe B. Nếu B thực hiện sẽ làm vừa lòng A. Vào thời điểm nói, A nghĩ rằng B có khả năng thực hiện.

2.1.2.3. Điều kiện chân thành

Vai nói A chân thành mong muốn B thực hiện yêu cầu của mình. Tuy nhiên các mức độ hành động tác động đến người nghe phụ thuộc vào việc sử dụng các động từ cần, nên, cần phải, cấm, đề nghị ... hay các phương tiện hình thức (chỉ tố chức năng).

2.1.2.4. Điều kiện căn bản

Nhằm dẫn B đến việc thực hiện hành động A đưa ra. Giữa A và B có sự ràng buộc trách nhiệm khi hành động cầu khiến được đưa ra. Nếu B

không đáp ứng yêu cầu của người nói A, người nghe B thường có những biểu hiện đi kèm về chiến lược giao tiếp, thái độ.

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát các dạng thức hành động cầu khiến đích thực (trực tiếp), loại hành động mà ý nghĩa lực tại lời thống nhất với dấu hiệu hình thức đặt trong quan hệ với hành động từ chối.

2.2. Các thành tố trong mô hình cấu trúc hành động cầu khiến 2.2.1. Khái niệm cấu trúc

Theo nhà ngôn ngữ học Xtêpanov thì: “Tập hợp những quan hệ bên trong được gọi là hệ thống. Còn tập hợp các quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống được gọi là quan hệ cấu trúc của hệ thống” [43, tr. 430]. Theo Kasevích, “Nếu hệ thống là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau bằng những quan hệ nhất định, thì cấu trúc là kiểu của những quan hệ này, là phương thức tổ chức hệ thống” [27, tr.27].

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ ra cấu trúc như sau:

“1. Sự biểu thị khái quát hóa các đặc trưng bất biến của các thành phần âm thanh, âm vị học, hình thái học, hình vị học trong bình diện quan hệ của chúng với nhau, nghĩa là trong bình diện các quy tắc sử dụng các đơn vị ở cấp độ thấp hơn để kiến tạo nên các đơn vị ở cấp độ cao hơn; tính tổ chức nội tại của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống tín hiệu hạn chế khả năng tự do tái tạo các yếu tố được thể hiện trong cách sử dụng chúng không như nhau và trong các khả năng kết hợp của chúng... 2. Quan hệ ngữ pháp của các bộ phận trong một đơn vị cú pháp phức hợp” [43, tr.45].

Theo Từ điển tiếng Việt, cấu trúc là “quan hệ giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể” [37, tr. 175].

2.2.2. Vấn đề phương tiện hình thức cấu tạo hành động cầu khiến

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “ Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một

cách trực tiếp... Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi” [8, tr. 91].

Theo J.Searle, phát ngôn ngữ vi của nhiều hành vi ở lời có hình thái khái quát là F(p) trong đó giá trị của F là IFIDs khác nhau của các hành vi ở lời, còn (p) là nội dung mệnh đề [dẫn theo 8, tr. 109]. Có nghĩa là ngữ nghĩa của tất cả các phát ngôn là sự tổng hợp của hai thành phần ngữ nghĩa: Hiệu lực (hay là lực) ở lời và nội dung mệnh đề. Hiệu lực ở lời do các (Illocutionary Force Indicating Devices) biểu thị gọi là các phương tiện chỉ dẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu lực ở lời.

Như vậy, hành động cầu khiến là hành động ở lời. Vì thế, theo chúng tôi, kiểu cấu trúc đặc trưng của hành động cầu khiến cũng chính là biểu thức ngữ vi cầu khiến và kết cấu của nó cũng chính là mô hình cấu tạo hành động cầu khiến. Như vậy, kết cấu không chỉ là những kiểu câu có mục đích nói khái quát như trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu hình thức chung chung, mà còn gồm những kết cấu cụ thể ứng với những hành vi ở lời. Trong tìm hiểu cấu trúc hành động cầu khiến, hành động từ chối, chúng tôi cố gắng tìm những mô hình kết cấu cụ thể.

Mô hình cấu trúc hành động cầu khiến được tạo nên bởi các thành tố sau: - Chủ thể cầu khiến thể hiện qua từ xưng hô ngôi thứ nhất (kí hiệu là N1) - Chủ thể tiếp nhận nội dung cầu khiến (chủ thể từ chối) thể hiện qua từ xưng hô ngôi thứ hai (kí hiệu là N2)

- Vị từ hoặc vị từ + bổ ngữ, kí hiệu là Vt hoặc Vt+BN - Động từ ngữ vi có giá trị cầu khiến (kí hiệu là Đck ) - Các từ tình thái cuối cấu trúc (kí hiệu là TTcct) - Ngữ điệu cầu khiến (kí hiệu là NĐck)

- Phụ từ chuyển tải ý nghĩa cầu khiến (kí hiệu là P). Chúng được chia làm hai dạng:

Hành động cầu khiến nguyên cấp là hành động cầu khiến không có động từ được dùng với chức năng ngữ vi. Cấu trúc hành động cầu khiến ở dạng đầy đủ là:

N2 – P – Vt (Vt + BN) – TTcct – NĐ (16) - Con đừng khóc nữa!

Cấu trúc hành động cầu khiến (16) có thể phân tích thành các thành tố như sau:

Con / đừng / khóc / nữa !

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh (Trang 30 - 34)