3.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện hành động từ chối 3.1.1. Khái niệm hành động từ chối
Theo Từ điển tiếng Việt, từ chối là từ loại động từ mang ý nghĩa không chịu nhận cái dành cho hoặc được yêu cầu. Đồng nghĩa với từ chối là chối từ, khước từ [37, tr.1372].
Tác giả Wierzbicka xác định: “Từ chối có nghĩa là “không tôi sẽ không làm việc đó” khi trả lời một phát ngôn của một người khác mà trong phát ngôn này anh ta đã thông báo cho chúng ta biết rằng anh ta muốn chúng ta làm một việc gì đó và rằng anh ta chờ đợi chúng ta làm việc đó”[dẫn theo 13, tr. 40].
Theo chúng tôi, hành động từ chối là hành động người nghe sử dụng hành động đáp lời nhưng bản chất là không thực hiện hành động theo đề nghị của người nói hoặc trì hoãn việc thực hiện một hành động theo đề nghị nào đó. Hành động từ chối được thực hiện khi ở lời trao không thuộc nhóm hành động miêu tả, nhận xét, kết luận, nghi vấn mà thuộc nhóm hành động đề nghị, cầu khiến, rủ nhờ...Hành động từ chối hướng đến trọng điểm nội dung ở lời trao.
3.1.2. Tiêu chí xác định hành động từ chối
3.1.2.1. Điều kiện nội dung mệnh đề là hướng trực tiếp tới A việc B (người nói B) không thực hiện hành động A đưa ra.
3.1.2.2. Điều kiện chuẩn bị bao gồm sự hiểu biết nhất định của vai nói B đối với người nghe A. A không hiểu B khi đưa ra một mong muốn nào
đấy cho B thực hiện. Trước khi B đưa ra hành động từ chối thì phải có hành động trao lời của A thuộc nhóm hành động cầu khiến.
3.1.2.3. Điều kiện chân thành thể hiện vai nói B bị động, B không có khả năng hoặc không muốn thực hiện yêu cầu của A.
3.1.2.4. Điều kiện căn bản là sự ràng buộc trách nhiệm giữa hai vai giao tiếp khi B không đáp ứng yêu cầu của người nói A.
3.2. Cấu trúc hành động từ chối trực tiếp
Mỗi hành động ngôn ngữ có một kiểu cấu trúc riêng. Cấu trúc của hành động từ chối thể hiện rõ ý định từ chối, thoái thác thực hiện của chủ thể từ chối đối với chủ thể cầu khiến. Có thể mô hình hóa cấu trúc hành động từ chối trực tiếp của người Hà Tĩnh như sau:
Từ, cụm từ phủ định + Nòng cốt phủ định + mở rộng
Chủ hướng phụ thuộc
(99) A: - Cháu biếu cô!
B: - Không, cô không lấy mô, cô thiếu chi mà lấy của cháu, cháu đến là cô mừng rồi.
Dưới đây, chúng tôi đi vào miêu tả các thành tố cấu tạo hành động từ chối.
3.2.1. Thành tố phủ định đứng đầu cấu trúc hành động từ chối
Thành tố phủ định đứng đầu cấu trúc hành động từ chối gồm từ, cụm từ biểu thị ý phủ định đối với điều được nêu ra. Trong giao tiếp để từ chối lời cầu khiến, người Hà Tĩnh thường dùng các từ, cụm từ phủ định sau.
không (100)A- Chị lấy cá về mà ăn. B- Không, chị có rồi.
Từ không biểu thị ý nghĩa từ chối dứt khoát.
nỏ (101) A: - Em xếp đống sách vở cho chị cái.
Từ nỏ mức độ biểu thị từ chối nhẹ nhàng nhàng, hơn
không, làm cho người nghe có cảm giác dịu dàng,
gần gũi, thân tình.
khôông
(102) A: - Con mặc cái ni nề!
B: - Khôông, con khôông mặc váy mô mẹ ạ.
So với từ không, từ khôông mức độ dứt khoát của từ chối có phần giảm hơn.
thôi
(103) A: - Mời chị lại đây thử sản phẩm của bọn em.
B: - Thôi, bữa khác em nha.
Từ thôi mức độ từ chối có xu hướng giảm nhẹ.
chưa
A: - Ăn cơm, chị. B: - Chưa, chờ mẹ về đạ.
Từ chưa thể hiện sự trì hoãn
kệ
(104) A: - Em ơi nấu ăn tề.
B: - Kệ chị, chị đi mà nấu.
Từ kệ biểu thị sự không quan tâm đến yêu cầu của người nói, để mặc cho người nói tự giải quyết.
không mô (105) A: - Lên hát một bài mi! B: - Không mô, tau đau họng. Sèm mô (106) A: - Ăn ménh nì!(ăn miếng này)
B: - Sèm mô, mi ăn đi !
Nỏ mô (107) A: - Lại đây thơm mẹ cái mồ.
B: - Nỏ mô.
khôông mô (108) A: - Ra cổng với tau với.
B: - Khôông mô.
Mô được (109) A: - Cho em cái áo ni nha.
B: - Mô được, chị đang mặc. không được (110) A: - Cho con đi với anh Huy nha.
Các cụm từ kết hợp hai yếu tố không mô, sèm mô, nỏ mô, khôông mô,
mô được, không được biểu thị ý từ chối dứt khoát có chút lạnh lùng.
Thậm chí có những lúc hành động từ chối còn được biểu thị bằng ba từ ghép lại với nhau có chức năng phủ định đứng ở đầu cấu trúc từ chối như: không được mô, nỏ được mô. So với kiểu kết hợp hai yếu tố, chúng tôi thấy kiểu kết hợp ba yếu tố thường giảm yếu tố căng thẳng ở phía người nghe.
Như vậy, sự có mặt của thành phần phủ định đứng đầu phát ngôn hướng rõ ràng cho người nghe nhận biết chủ ý từ chối của người nói.
3.2.2. Thành tố nòng cốt phủ định
Thành tố này biểu đạt ý từ chối ở dạng đầy đủ có vai trò trung tâm, có thể đứng độc lập để tạo thành hành động từ chối hoàn chỉnh. Nó có chức năng trụ cột quyết định hướng của hành động từ chối, vì thế còn gọi là thành phần chủ hướng.
(111) A: - Em ăn bún chả nướng nì.
B: - Không, em không ăn, anh ăn đi.
Tham gia cấu tạo nên thành tố nòng cốt gồm:
- Từ xưng hô ngôi thứ nhất: số ít và số nhiều, kí hiệu là (N1)
- Vị từ hoặc vị từ có bổ ngữ phải có mặt ở hành động trao lời trước đó (hành động cầu khiến), kí hiệu là Vt(Vt + BN)
- Một số từ TTcct
- Từ phủ định kí hiệu là Pđ hoặc động từ ngữ vi có ý nghĩa từ chối Đtc. Thành tố nòng cốt phủ định có hai dạng: dạng nòng cốt nguyên cấp và dạng nòng cốt tường minh.
3.2.2.1. Thành tố nòng cốt phủ đinh nguyên cấp
Thành tố nòng cốt phủ định nguyên cấp là thành phần có sự tham gia của từ hoặc cụm từ phủ định.
N1 – P đ – Vt (Vt+BN) - TTcct (112)A: - Mồ, cháu lại đây mồ, đẹp trai hè.
B: - Cháu không nhổ mô, đau lắm.
Phân tích thành tố nòng cốt phủ định cháu / không / nhổ / mô
N1 Pđ Vt TTcct
3.2.2.2. Thành tố nòng cốt tường minh
Đây là thành tố có chứa động từ ngữ vi mang ý nghĩa từ chối gồm: từ chối, khước từ, chối.
Dạng mô hình khái quát của thành tố này: N1 – Đtc- TTcct
(113) A: - Mời anh đi uống với bọn em. B: - Mình từ chối thôi.
Phân tích thành tố nòng cốt phủ định ở (1) Mình/ từ chối / thôi.
N1 Đtc TTcct
(114) A: - Mời anh uống với em chén nước B: - Mình phải từ chối thôi.
So sánh từ chối (113) với (114), từ chối ở (113) là động từ ngữ vi còn
từ chối ở (114) là động từ thường.
Trong giao tiếp của người Hà Tĩnh, khi sử dụng hành động từ chối trực tiếp thường hướng đến loại hành động từ chối có thành tố nòng cốt phủ định nguyên cấp. Còn loại có thành tố nòng cốt phủ định tường minh hầu như không có mặt. Trong nhiều trường hợp thành tố nòng cốt được rút gọn tối đa chỉ còn lại từ phủ định hoặc cụm từ phủ định.
Thành tố mở rộng có chức năng đưa đẩy làm giảm mức độ đe dọa thể diện của hai bên tham gia hội thoại khi hành động từ chối xuất hiện. Trong đó thành tố mở rộng có hình thức sau:
3.2.3.1. Thành tố mở rộng nêu lý do
Trong đời sống có bao nhiêu khó khăn thì có bấy nhiêu lý do để người từ chối đưa ra. Họ có thể đưa lý do về thời tiết, thời gian, sức khỏe, vật chất, năng lực, khả năng, tinh thần, công việc... Nếu tách thành phần này ra khỏi nòng cốt phủ định thì nó sẽ trở thành hành động từ chối gián tiếp. Đây là hành động từ chối được sử dụng phổ biến trong giao tiếp của người Hà Tĩnh.
(115) A: - Chị ơi, em mời chị lại đây cho bọn em giới thiệu sản phẩm của công ty.
B: - Thôi, thôi, chị bận lắm.
B từ chối hành động mời của A, kèm theo lý do bận công việc. (116) A: - Con dự em cho mẹ nha.
B: - Nỏ mô, con đang mắc học.
Ở (116) con từ chối lời cầu khiến của mẹ bằng một lí do xác đáng “mắc học”. Khi đưa ra lý do này người mẹ có thể thay đổi ý định cầu khiến và không cảm thấy bực mình khi con đưa ra lời từ chối.
3.2.3.2. Thành tố mở rộng tỏ sự đồng tình
Đây là thành tố thể hiện sự đồng tình với hành động cầu khiến nhưng vì một lý do nào đó buộc họ phải đưa ra lời từ chối.
(117) A: - Lại ngồi đây uống chén rượu.
B: - Dạ, dạ, anh cứ tự nhiên đi, em không uống được.
3.2.3.3. Thành tố mở rộng vừa bày tỏ sự đồng tình, vừa biểu hiện sự biết ơn (118) A: - Em lấy nựa về mà dùng.
Thành tố này xuất hiện trong những trường hợp: A và B quen biết nhưng còn có khoảng cách nhất định nào đó; A đưa ra hành động cầu khiến có lợi cho B; A có vị thế trên B.
Ở (118) B đưa ra sự đồng tình, lời cảm ơn trước khi đưa ra ý từ chối lời đề nghị của A có lợi cho B.
Từ những ví dụ trên, chúng tôi thấy thành tố mở rộng có thể đứng trước hoặc sau thành phần nòng cốt.
3.2.4. Các dạng hành động từ chối trực tiếp
Từ sự phân tích, khảo sát trên cứ liệu thu thập, chúng tôi thấy có các dạng hành động từ chối trực tiếp như sau:
3.2.4.1. Dạng hành động từ chối có thành tố nòng cốt là một từ hoặc
cụm từ phủ định
Đây là hành động được rút gọn đến mức tối đa chỉ còn lại từ phủ định.
- Thành tố nòng cốt gồm một từ phủ định (119) A: - Ăn thêm tỉ nựa chị nì.
B: - Không.
- Thành tố nòng cốt gồm cụm từ phủ định
A: - Mi đi uống rượu với tau. B: - Nỏ mô.
3.2.4.2. Dạng hành động từ chối có thành tố phủ định đứng đầu cấu
trúc kết hợp với thành tố nòng cốt
So với dạng hành động từ chối ở 3.2.4.1. mức độ từ chối của dạng này giảm nhẹ.
(120) A: - Chị lấy em đi đại hội nha. B: - Không, em không đi mô chị ạ.
Ở (120), B từ chối đề nghị của A bằng sự kết hợp từ phủ định không
với nòng cốt phủ định có đầy đủ các thành tố.
3.2.4.3. Dạng hành động từ chối có thành tố nòng cốt phủ định là một
câu
(121) A: - Hoài hát tặng cô và cả lớp bài hè. B: - Em không hát được cô ạ.
Chúng tôi thấy những hành động thuộc dạng này mức độ từ chối giảm nhẹ hơn so với các hành động từ chối rút gọn tối đa hoặc dạng có từ phủ định đứng đầu cấu trúc. Đặc biệt khi có sự tham gia của từ tình thái cuối phát ngôn như ở (118) hành động từ chối càng có xu hướng giảm nhẹ hơn, đỡ áp lực căng thẳng cho người nghe.
3.2.4.4. Dạng hành động từ chối có thành tố nòng cốt kết hợp với
thành tố mở rộng
a) Thành tố nòng cốt là một từ kết hợp với thành tố mở rộng (122) A: - Sáng mai Thư dạy thay chị!
B: - Không, không, chiều em có giờ rồi.
Ở (122), hành động từ chối kết hợp từ phủ định với thành phần mở rộng. B từ chối hành động nhờ của A bằng hai từ phủ định liên tục và đưa ra lý do công việc.
b) Thành tố nòng cốt là một câu kết hợp với thành tố mở rộng (123) A: - Minh lên ngồi đây!
Ở (123) B từ chối lời yêu cầu đổi chổ của A bằng một nòng cốt phủ định kết hợp lý do để thuyết phục B.
Như vậy, các dạng hành động từ chối trực tiếp ở trên được chúng tôi sắp xếp theo lực ngôn trung từ mạnh đến yếu.
3.3. Sự tương tác cặp hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp
của người Hà Tĩnh
3.3.1. Sự tương tác dựa trên cấu trúc hành động cầu khiến – từ chối trực tiếp của người Hà Tĩnh
3.3.1.1.Tỉnh lược các thành tố trong hành động từ chối trực tiếp
Nhờ có hành động trao lời cầu khiến mà hành động đáp lời từ chối người nói không nhất thiết phải nhắc lại toàn bộ các thành tố tham gia hành động từ chối nhưng người nghe vẫn hiểu được.
Ví dụ (124) A: - Cho mình cái ni nha. B: - Không, về mẹ mình đập.
Ở (125) A đưa ra hành động xin, B đưa ra hành động từ chối. Thành phần nòng cốt của hành động từ chối B bị rút ngắn chỉ còn lại thành tố phủ định và đưa ra lý do mẹ đập để từ chối A. Nếu tách hai hành động A, B đứng độc lập thì người nghe sẽ không hiểu nội dung từ chối B là gì. Nhưng nhờ vào mối quan hệ tương tác giữa hành động A đối với B và ngược lại, chúng ta xác định được nội dung của hành động từ chối B, B từ chối hành động của A (hành động của A là xin một cái gì đó thuộc về vật chất của B). Khi sử dụng kiểu từ chối này, người nói tỏ sự dứt khoát trong hành động từ chối của mình, đồng thời đưa ra một lý do sau đó để không làm mất lòng người bị từ chối.
3.3.1.2. Lặp lại các thành tố có ở A trong hành động của B
B nhắc lại một hoặc một số thành tố có trong hành động cầu khiến của A nhằm làm mềm hóa hành động từ chối hoặc ngược lại tạo nên độ căng cứng.
a) Lặp lại các thành tố có trong hành động cầu khiến A có tác dụng làm mềm hóa hành động từ chối, giảm bớt sự căng thẳng của người bị từ chối
(126) A: - Ông vô chỗ ni cho mình khoảng một phân nựa nị, hơi rộng đi.
B: - Không vô được nựa mô chị ạ, chị mặc rứa đẹp rồi.
Ở hành động từ chối, B nhắc lại thành tố vị từ “vô” có trong hành động cầu khiến và đưa ra một lý do có ý giữ thể diện cho người nghe nhằm tăng thêm tính thuyết phục ở lời từ chối.
Ngoài ra hành động từ chối còn lặp lại một số bổ ngữ bắt buộc có trong hành động cầu khiến.
(127) A: - Mời em hãy thể hiện năng lực hát. B: - Em không hát được cô ạ.
Khi thành phần bổ ngữ bắt buộc của hành động cầu khiến được lặp lại ở hành động từ chối thì thành phần đó sẽ trở thành thành tố vị từ của hành động từ chối. Việc nhắc lại các thành tố theo những cách trên thường làm cho hành động từ chối nhẹ nhàng hơn.
b). Lặp lại các thành tố tạo nên sự căng cứng trong hành động từ chối Người từ chối vừa lặp lại các thành tố vừa kết hợp cách iếc hóa.
(128) A: - Ôông đưa cho mình quyển sách mồ.
B: - Khôông sách với siếc chi hết.
Cách từ chối này vừa lặp lại thành tố có trong hành động cầu khiến vừa dùng cách iếc hóa lại thành tố đó để tạo ngữ điệu dứt khoát, mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, người từ chối vừa dùng các thành tố lặp lại ở hành động cầu khiến vừa tạo ra cách nói chêm xen (đưa một từ ghép trong đó có yếu tố lặp lại, đồng thời tách chúng ra bằng từ với, làm người nghe cảm giác người từ chối như đay lại hành động cầu khiến tạo hiệu lực mạnh ở hành