Danh nhân Lê Thì Hiến (1609-1675)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của một vài danh nhân triệu sơn, tỉnh thanh hoá dưới thời lê trịnh (Trang 45 - 57)

2.2.1. Thân thế.

+ Quê hơng Hào quận công Lê Thì Hiến là một vùng quê đã có từ lâu đời, nhng trớc kia dân c rất tha thớt. Thời Lê Sơ, vùng đất này có tên là xã Phú Hào, huyện Lôi Dơng, phủ Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 19), xã Thọ Phú gồm hai làng Phú Hào và Mỹ Hào, thuộc Tổng Bất Nạo (Lôi Dơng).[3; 246-247].

Hiện nay, xã Thọ Phú gồm các làng Phú Hào (làng Hào), Làng Mỹ Hào (làng Hào), làng Quần Trọng, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. [21; 442].

Đây là một vùng quê có truyền thống cách mạng, sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trng thì nơi đây đã từng diễn ra cuộc khởi nghĩa do Chu Đạt lãnh đạo năm 156 chống quân Hán. Tuy không giành đợc thắng lợi nhng đó lại là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân trong vùng nói riêng và nhân dân cả nớc nói chung trong thời kỳ chống Bắc thuộc, để qua đó các thế hệ sau có quyền tự hào và phát huy truyền thống đó.

+ Gia đình.

Hiện nay theo các nguồn tài liệu cũng nh gia phả dòng họ Lê Thì cũng không thấy ghi chép đầy đủ về ông bà và cha mẹ thân sinh ra Hào Quận Công Lê Thì Hiến, theo văn bia "Lê Lệnh Bia Ký" ở đền thờ cụ do Trịnh Ngữ (Giám đốc bảo tàng Thanh Hoá) và Bùi Xuân Vỹ (th viện khoa học tỉnh Thanh Hoá) phiên âm và dịch nghĩa thì qua đó ta biết đợc ông xuất thân trong gia đình có:

Bà nội... đợc phong tặng chánh phu nhân Hoàng Phu Sự.

Bố Lê Thì... trớc là bậc công thần đơng cao võ nghệ, oai hùng, dũng cảm, đợc đặc biệt tiến phong là bậc thợng tớng quân giúp nớc. Điện tiền đô hiệu điểm, t tả hiệu điểm, đăng th vệ s, tặng thêm bắc quân đô đốc phủ, đô đốc kim sự, tặng thiếu phó, ấn phong Thái Bảo Lê quận công Lê Thì.

Mẹ... đợc phong tặng quận chính phu nhân.

Theo Lê Hồng Sử trong cuốn Thanh Hoá di tích và danh thắng viết: "Quận công Lê Thì Hiến ngời xã Phú Hào huyện Lôi Dơng phủ Thuận Thiên. Ông sinh năm 1609 trong một gia đình danh gia thế phiệt, sinh ra trên mảnh đất thiêng, bố đẻ là Đô Đốc, là cháu ngoại của ông Thái Bảo Nông quận công, anh trai là Đô Đốc Quận Tri Đỉnh quận công" [19; 149].

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hoá, ngay từ nhỏ lại đợc sự chỉ bảo dìu dắt của gia đình và đặc bệt là ngời anh trai nên ông sớm trởng thành.

Qua nguồn t liệu ít ỏi trên chúng ta có thể biết đợc gia đình, quê hơng đã hun đúc lên một vị tớng tài sẽ làm rạng danh cho quê hơng đất nớc.

Về vợ con ông thì sử cũ ghi chép rất ít, gia phả của dòng họ thì không còn nữa. Nhng dựa vào bản dịch của văn bia "Lê Lệnh Bia Ký" ta có thể biết đợc chút ít về vợ con ông.

Về các bà vợ, theo bản dịch trong văn bia thì: - Trịnh Thị Quỳnh đợc phong quận chính phu nhân

- Chính thế: Trịnh Thị Ngọc Cúc đợc phong ấn quận chánh phu nhân thứ thệ

- Trịnh Thị Ngọc Tùng đợc phong là quận phu nhân. - Thiếp: Lê Thị Thuận đợc tặng quận phu nhân

Ông có 4 ngời con, trong đó có một ngời con nuôi, không có con gái. Các con ông không thấy ghi con của bà nào, song đều là những vị tớng tài ba và giữ nhiều chức vụ quan trọng đó là:

- Lê Thì Du (mất sớm)

- Lê Thì Kinh đợc phong tớc Trịnh tớng hầu.

- Lê Thì Hải (con nuôi) đợc phong thạc quận công. Ông làm quan trải qua các chức trấn thủ các đạo Cao Bằng, Thái Nguyên, Sơn Tây, đợc phong chức Th Phủ Sự, tớc Thạc quận công"[20; 378].

Con trai út Lê Thì Liêu đợc thăng Đô Đốc, giữ chức trấn thủ Sơn Tây, Nghệ An đợc phong tớc Trung quận công, tặng chức Thái Tể và truy phong hàng "Phúc Thần".

Lê tớng công đã sinh ra một dòng tớng làm rạng rỡ cho quê hơng, rạng danh dòng họ Lê Thì. Các con ông nối nghiệp cha đều là những vị tớng tài cùng cha tham gia những trận đánh lớn trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn hay Trịnh – Mạc.

+ Bản nhân.

Lê Thì Hiến sinh năm 1609, ngời xã Phú Hào tổng Bất Nạo huyện Lôi Dơng, phủ Thiệu Thiên - Thanh Hoá (nay thuộc xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá).[14; 2]

Ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nớc chiến tranh loạn lạc, các thế lực phong kiến, tranh giành quyền lực, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ và quê hơng ông lúc bấy giờ cũng là một trong những chiến trờng trọng điểm của cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu giữa 2 thế lực Trịnh – Mạc hay còn gọi là chiến tranh Nam – Bắc triều.

Trong cuốn Danh nhân Triệu Sơn tập 1 viết: "Thuở thiếu thời Lê Thì Hiến tính nết ngay thẳng, chất phác, hay giúp đỡ bạn bè thân thiết, sống có nghĩa, có tình, hết lòng vì bạn bè, hay giúp đỡ bạn bè mặc dù mình không phải tầng lớp giàu có, là đức tính bẩm sinh đáng quý của ông" [17; 55].

Trong văn bia "Lê Lệnh Công Bia Ký"ghi: Lê Thì Hiến tuổi nhỏ học trờng lớp về kinh th lịch sử, đến khi lớn thông thao lợc, giỏi bắn cung, cỡi ngựa, có tài cả văn võ, thờng cùng cùng đi theo anh là đô đốc đồng tri Đỉnh quận công tham gia trong quân ngũ, nắm đủ bí mật luật võ".[14; 27].

Sinh ra trong một gia đình nhà võ, lớn lên lại đợc ngời anh trai là Đô đốc đồng tri Đỉnh quận công dìu dắt nên ông nhanh chóng trởng thành và trở thành ngời giỏi võ nghệ. Lúc sinh thời ông lớn lên và chứng kiến hoàn cảnh đất nớc chiến tranh" huynh đệ tơng tàn" giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh- Mạc, Trịnh – Nguyễn, bản thân từ nhỏ lại đợc rèn đúc t tởng trung quân - ái quốc, nên ông đã lựa chọn con đờng binh nghiệp là phò vua Lê, chúa Trịnh để mong sao góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp cứu nớc, cứu dân.

Bằng tài năng của mình cộng với sự dìu dắt của anh trai và gia đình nên ông trởng thành nhanh chóng và trở thành một dũng tớng. Ông đã đợc tả Trấn Lê Văn Hiểu biết tài, cất nhắc và cuộc đời của ông đã thay đổi từ đây. Mong muốn của ông là đợc phò vua, giúp nớc, giúp dân để mong sao góp phần vào sự ổn định đất nớc, giờ đã trở thành hiện thực. Ông có cơ hội để thể hiện tài năng của mình.

2.2.2. Sự nghiệp.

Bằng tài đức của mình, ông đã ra giúp vua Lê – chúa Trịnh và trở thành một dũng tớng, là một vị tớng tài dới thời Lê Trung Hng. Cuộc đời binh nghiệp của ông đã tham gia đánh Nam, dẹp Bắc lập đợc nhiều chiến công hiểm hách. Ngay từ nhỏ Lê Thì Hiến đã từng theo anh là Đô Đốc đồng tri Đỉnh quận công tham gia vào trong quân ngũ nên đến đời vua Lê Thần Tông (1619 -1643,1649 -1662) niên hiệu Đức Long thứ 9, tức là năm Đinh Sửu 1637 khi ông 28 tuổi đã đợc tiến phong chức chánh đội trởng. Gặp lúc đất nớc có chiến tranh loạn lạc, sự cát cứ của các thế lực phong kiến, đặc biệt là họ Nguyễn đã vào trấn giữ vùng Đàng Trong và tách ra khỏi triều đình Lê – Trịnh và không chịu cống nạp. Nhân cơ hội đó, năm Phúc Thái thứ nhất,

Quý Mùi ( 1643) ông đợc cử đi đánh dẹp ở Đàng Trong và lập đợc công lớn, chém đợc nhiều tớng giặc nên đợc phong chức thợng tớng quân, tớc Hầu.

Trong bản dịch" Lê Lệnh Công Bia Ký" viết:" Năm đầu Phúc Thái, Quý Mùi 1643 thì Lệnh Công là tiên phong của bản đao trong ngày khởi hành... chém đợc đầu tớng giặc treo thị uy... nên đợc đặc biệt tiến phong là chức bậc thợng tớng quân giúp nớc, điện tiền hiệu điểm t tả hiệu điểm, tớc Hầu."[14; 27].

Đời vua Lê Chân Tông (1643 - 1649) niên hiệu Phúc Thái thứ 3 (1645), triều đình xét công ban thởng cho các công thần, ông đợc thăng tớc quận công, lấy xã làm hiệu phong Hào quận công. Năm Mậu Tý 1648, niên hiệu Phúc Thái thứ 6 ông đợc thăng chức Đô Đốc kiêm sự cộng với thực ấp.

Trong bản dịch văn bia "Lê Lệnh Công Bia ký" viết, " Năm thứ 6 Mậu Tý 1648 lệnh công làm tiên phong bản đạo thuỷ binh tiến thẳng đến thiên trại, các thuyền đón gió không thể tiến lên đợc, ông một mình đợi vợt gió đến trớc...chiếm đợc luỹ giặc, chém đợc tớng giặc xứng th… ởng công đó nên tuyên dơng tiến thẳng lên chức Đô Đốc kiên sự "[14; 28].

Cuốn di sản văn hoá xứ Thanh ghi "Năm Phúc Thái thứ sáu Mậu Tý (1648) thăng chức tả Đô Đốc."[15; 133].

Năm Bính Thân 1656 niên hiệu Thịnh Đức thứ 4, ông cùng các tớng sĩ đã phá đợc luỹ giặc ở Đại Nại và phá huỷ binh giặc ở sông Yên Việt. Triều đình xét công thắng trận cho các tớng lĩnh nên ông đợc u đãi thăng thêm bốn bậc, chức Đô Đốc đồng tri, tăng bổng hai ấp.

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Th tập 4 ghi " Tháng 5 nhuận xét công thắng trận ở Đại Nại...phong Lê Thì Hiến làm Đô Đốc đồng tri"[12;276].

Tháng 5 năm 1657, niên hiệu Thịnh Đức thứ 5 ông đợc triều đình thăng chức hữu Đô Đốc. Tháng 6 năm đó ông cùng với thống lĩnh phú Quận công Trịnh Căn, Đông Quận công Hoàng Nghĩa Giao và Đặng Thế Công đem quân chia đờng vợt qua sông Lam đánh giặc. Lúc này quân giặc đang đóng ở phía Nam sông Lam. Ông đã cùng với Hoàng Nghĩa Giao men đờng

vợt sông Lam tấn công giặc và phá đợc luỹ giặc, thu đợc nhiều thắng lợi. Tháng 12 năm 1658 ông cùng một số tớng lĩnh khác đợc Trịnh Căn sai đi đánh giặc ở địa phơng xã Tuần Lễ, huyện Hơng Sơn (Hà Tĩnh bây giờ) và thu đợc thắng lợi lớn, triều đình xét công ban thởng đó, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) ông đợc phong chức Thiếu Bảo. Tháng 9 năm 1660, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3 ông cùng với các tớng lĩnh đợc cử đi đánh dẹp ở vùng Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Ông chỉ huy một cánh quân tiến qua cửa biển Hội – Thống và đã phá đợc luỹ giặc ở đây, đốt cháy hết doanh trại, đuổi giặc đến xã Hoà Viên (thuộc huyện Nghi Xuân) và thu đợc thắng lợi lớn. Ngày 17 tháng 11 năm đó, ông lại đợc phú quận công Trịnh Căn cử đi đánh dẹp ở vùng An Điềm, tiếp đó ông cùng các tớng lĩnh đã phá đợc quân giặc ở vùng An Điềm và Phù Lu Thợng (thuộc huyện Thiên Lộc- Hà Tĩnh), chém đợc thủ cấp giặc và thu đợc nhiều khí giới, thu lại đợc bảy huyện ở Nam Hà. Thừa thắng, quân Đàng Ngoài đã tiến thẳng đến cửa biển Nhật Lệ đóng đồn. Kể từ lúc giao chiến cha có trận thắng lớn đến nh vậy, làm cho quân giặc Đàng Trong nhụt ý chí, không giám quấy phá. Sau trận này hai bên tạm thời ngừng chiến.

Sách Lê Quý Đôn toàn tập, Tập 1 Phủ Biên Tạp Lục chép: "Quân Đàng Trong bị Lê Thì Hiến đánh thua to ở các xã An Điềm, Phù Lu, chạy về Dinh Cầu, rồi lui về châu Nam Bố Chính...đại quân thừa thắng đuổi tràn đến Nhật Lệ. Bấy giờ mới lấy lại đợc bảy huyện Nam Hà...."[7; 59]

Bản dịch văn bia " Lê Lệnh Bia ký" chép; "Mùa đông năm 1660 tiến đánh ở vùng An Điềm...đại phá trận đó. Do đó mà giặc tan vỡ nh ngói đỗ, băng tan, tiến đến vùng đất Phù Lu – Thiên Lộc lại đại phá giặc, lính giặc bỏ giáo, giáp lặng lẽ chạy trốn, quan binh bắt đợc khí giới nhiều vô kể, chất thành núi..."[14; 29]

Ông là một trong những dũng tớng đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng rực rỡ ở vùng An Điềm và Phù Lu Thợng. Sau thắng lợi này, triều đình xét côn lao ông đã ban thởng và phong cho ông làm phó tớng chức Thiếu uý.

Sách đại Việt Sử Ký Toàn Th tập 4 chép: " Mùa hạ tháng 4, xét công dụ giặc thu lại cõi đất, thăng Lê Thì Hiến làm phó tớng Thiếu uý, mở dinh gọi là tả trung quân, ban cho ấn của dinh".[12; 289].

Bản dịch văn bia "Lê Lệnh Bia Ký" chép: "Triều đình ra sắc dụ khen công lệnh công...phong trọng chức Thiếu uý phó tớng trong quân, mở doanh trại là doanh tả trung quân, phong ấn doanh tả trung quân, tặng bổng ấp số tới 14 ấp. Trong triều, ngoài đã biết tiếng tôn khen là bậc tớng tài giỏi số một. Bậc thánh thợng biết ngời tôn sùng ở trong quần thần không có ai thứ hai, tiếng tăm vang xa, ngôi vị ngày càng thăng cao." [14; 29].

Dới thời vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), triều đình tiến phong ông làm tây quân Đô Đốc phủ tả Đô Đốc thự phủ sự. Năm Cảnh Trị thứ 5 (1667) ông đợc cử làm thống lĩnh các đạo quân đã cùng các t- ớng lĩnh đánh quân Mạc ở Cao Bằng, bắt đợc nhiều tù binh, khí giới, tài vật không kể xiết. Sau thắng lợi đó ông đợc triều đình cử làm trấn thủ đạo Sơn Tây. Năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) ông phụng mệnh triều đình thống lĩnh binh quyền đi dẹp loạn ở Tuyên Quang do Ma Phúc Lan ( tù trởng Tuyên Quang ) làm loạn, bắt đợc Phúc Lan đem về chém đầu, ổn đợc tình hình ở Châu Tuyên Quang, giúp nhân dân yên tâm sinh sống và làm ăn.

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Th tập 4 chép về ông: "Sai thiếu uý Hào quận công Lê Thì Hiến làm thống suất.... đem quân đi dẹp địa phơng Tuyên Quang... vơng sai Thì Hiến cùng với bọn tham đốc Vịnh quận công Nguyễn Đức Chiêm chia đờng đi đánh bắt đợc Phúc Lan đem về chém...Bọn Thì Hiến chiêu an dân trong châu rồi về".[ 12; 320].

Năm 1672 khi Dơng vơng Trịnh Tạc hộ giá vua Lê Gia Tông đi đánh Đàng Trong, ông lại đợc cử làm thống suất Nghệ An tiến thẳng đến luỹ trại giặc, đã đốt phá trại giặc, chém đợc đầu giặc, thu đợc nhiều khí giới của giặc. Cuối năm đó ông đợc giao trọng trách trấn giữ xứ Nghệ An kiêm trấn Châu Bố Chính.

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Th tập 4 chép: "Sai phó tớng Thiếu uý Hào quận công Lê Thì Hiến trấn giữ Nghệ An kiêm trấn Châu Bố Chính."[12; 327].

Cũng từ lúc này thì thình hình đất nớc mới tạm thời yên ổn, do hai bên không thể thôn tính đợc nhau nên tạm thời ngng chiến và lấy sông Gianh làm ranh giới.

Dới thời vua Lê Gia Tông, niên hiệu Đức Nguyên thứ 1 (1674), triều đình đại xá, xét công và thăng bậc cho các tớng lĩnh, Hào quận công Lê Thì Hiến đợc phong làm Thái phó.

Ngày 11 tháng 9 năm 1675, niên hiệu Đức Nguyên thứ 2, Lê Thì Hiến qua đời và hởng thọ 66 tuổi. Đây là một tổn thất lớn của triều đình và nhân dân.

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Th chép về ông nh sau: "Tháng 9, trấn thủ Nghệ An xứ, kiêm trấn Bố Chính Châu thống suất quan tả trung quân dinh phó tớng thái phó Hào quận công Lê Thì Hiến chết. Thì Hiến là ngời trí lợc dũng cảm, có tài cơ biến, coi quân thì hiệu lệnh nghiêm túc, mỗi khi đi đánh dẹp, thờng lập công to, tuổi 66, chết tại trấn. Tặng Thái tể, cho thụy là Nghiêm Trí, lập đền thờ. (Thì Hiến ngời xã Phú Hoà huyện Lôi Dơng)."[12; 336].

Bản dịch văn bia "Lê Lệnh Bia Ký" chép về ông nh sau: "Vào năm thứ 2 ất Mão 1675 ngày 11 tháng 9 giờ Tuất, mất ở trong doanh trấn, tuổi thọ 66...tặng thêm chức Thái tể, ban thụy hiệu Nghiêm Trí, phong thởng mỹ tự là bậc đại vơng hùng dũng, mu lợc, cơng nghị, thông đạt, phẩm chất oai phong, giúp nớc yên biên thuỳ, công tích tốt đẹp liệt vào hàng tự điển, là trung thành...."[14; 32].

Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam chép về ông nh sau, Lê Thì Hiến là: "Danh tớng đời Lê Thần Tông, quê ở làng Phú Hào huyện Lôi Dơng tỉnh Thanh Hoá. Từ Quý Tỵ 1653 ông làm thuộc tớng ở dinh trấn Kỳ Hoà, bị binh chúa Nguyễn kéo đến đánh úp, thua to, ông bị cách chức, ất Mùi 1655

Phạm Công Trứ tiến cử ông cho Ninh Quận công Trịnh Toàn, ông đợc dùng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của một vài danh nhân triệu sơn, tỉnh thanh hoá dưới thời lê trịnh (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w