5. Cấu trúc của khoá luận
1.2.2. Khái quát về văn bản kí trong chương trình Ngữ văn
Để có một cái nhìn bao quát và chính xác về phần văn bản kí trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê trên cả chương trình SGK Văn học Chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình SGK Ngữ văn THCS, và chương trình SGK Ngữ văn THPT. Để tiện theo dõi, chúng tôi đã hệ thống hóa các kết quả khảo sát trong các bảng thống kê sau đây.
Bảng 1: Văn bản kí trong chương trình văn học chỉnh lí hợp nhất năm 2000
Lớp Tên bài Tác giả Thể loại
12 Người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân Tuỳ bút
Tờ hoa Nguyễn Tuân Tuỳ bút
Bức thư Cà Mau Anh Đức Bút kí
Bảng 2: Văn bản kí trong chương trình Ngữ văn THCS
Lớp Tên bài Tác giả Thể loại
6 Cô Tô Nguyễn Tuân Bút kí
Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử Thuý Lan Bút kí
Cây tre Việt Nam Thép Mới Bút kí
7 Một thức quà của lúa non: Cốm Thạch Lam Tuỳ bút
Sài Gòn tôi yêu Minh Hương Tuỳ bút
Mùa xuân của tôi Vũ Bằng Tuỳ bút- Bút kí
8 Trong lòng mẹ Nguyên Hồng Hồi kí
Thuế máu Nguyễn Ái Quốc Bút kí chính luận 9 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Tuỳ bút
Vũ Thái Phi Phạm Đình Hổ Tuỳ bút
Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao Tên bài Tác giả Thể
loại
Tên bài Tác giả Thể loại
10 Tựa " Trích diễm thi tập" Hoàng Đức Lương Tự bạt Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Thân Nhân Trung Văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Thân Nhân Trung
Văn bia Phẩm bình nhân vật lịch sử
Lê Văn Hưu Sử kí
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Ngô Sĩ Liên Sử kí Tựa " Trích diễm thi tập" Hoàng Đức Lương Tự bạt Thái sư Trần Thủ Độ
Ngô Sĩ Liên Sử kí Thái phó Tô Hiến Thành
Bình sử
Thái sư Trần Thủ Độ
Ngô Sĩ Liên Sử kí
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Ngô Sĩ Liên Sử kí
11 Vào phủ chúa Trịnh
Lê Hữu Trác Kí sự Vào phủ chúa Trịnh
Lê hữu Trác Kí sự
Cha tôi Đặng Huy Trứ Kí tự thuật
Nghệ thuật băm thịt gà
Tam Lang Phóng sự 12 Người lái đò
Sông Đà
Nguyễn Tuân Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà
Nguyễn Tuân Tuỳ bút
Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Bút kí
Tường Tường
Những
ngày đầu của nước Việt Nam mới
Võ Nguyên Giáp
Hồi kí Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Võ Nguyên Giáp
Hồi kí
Nhìn chung, số lượng các văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT và chương trình Ngữ văn THCS gần như tương đương nhau. Mặc dù chương trình Ngữ văn THPT được biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa chương trình Ngữ văn THCS, tuy nhiên khi biên soạn các tác giả đã chú ý đến chất lượng các tác phẩm kí hơn là số lượng. Nói như thế không phải là công trình này phủ nhận giá trị của những văn bản kí được đưa vào chương trình THCS. Mà ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tính vừa sức, vừa trình độ của học sinh ở các cấp học. Vậy nên các tác phẩm kí được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT đều được các nhà soạn giả sách giáo khoa chọn lọc kĩ càng sao cho phù hợp với tầm tiếp nhận của học sinh phổ thông.
Một điều dễ dàng nhận thấy là số lượng các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn tích hợp nhiều hơn trong chương trình chỉnh lí hợp nhất (8>3). Tuỳ thuộc vào quan điểm của các nhà biên soạn chương trình ở mỗi giai đoạn mà có sự khác biệt này. Trong cả 3 lớp học thì các nhà soạn sách chỉ đưa văn bản kí vào chương trình lớp 12 và hầu hết nó nằm ở phần đọc thêm. Và ở chương trình Ngữ văn 12, thì cũng chỉ có 3 tác phẩm kí được đưa vào: Người lái đò sông
Đà, Tờ hoa, bức thư Cà Mau. Đổi mới cơ chế dạy học kéo theo đổi mới chương
trình và sách giáo khoa. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều bài nghiên cứu về kí và như thế cũng đồng nghĩa với việc văn bản kí được chú ý đặc biệt. Điều đó giải thích vì sao số lượng văn bản kí trong chương trình Ngữ văn tích hợp lại nhiều hơn và có sự phong phú về thể loại hơn kí trong chương trình chỉnh lí hợp nhất
Qua khảo sát, ta thấy số lượng kí ở bộ sách nâng cao nhiều hơn kí trong sách cơ bản và số văn bản thêm này chủ yếu nằm ở phần đọc thêm (12>8). Có sự khác nhau về số lượng văn bản kí ở hai bộ sách này có lẽ cũng xuất phát từ tính chất vừa trình độ. Với chương trình nâng cao đòi hỏi HS phải được học kiến thức cao hơn và phải có sự đào sâu vào đối tượng mà HS chiếm lĩnh. Do vậy các em cần có nhiều bản kí để có thể xâu chuỗi và khái quát được đặc trưng của từng thể loại cũng như đặc trưng chung của loại hình kí văn học.
1.2.3. Đặc điểm của văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 10
Các văn bản kí ở chương trình lớp 10 được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp với các kiến thức về văn bản kí có ở chương trình Ngữ văn THCS. Trên cơ sở kế thừa các đặc điểm đã có ở các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn THCS, các văn bản kí ở lớp 10 đã đem đến cho GV và HS những khám phá mới lạ.
Nếu như các văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS chủ yếu là các văn bản kí thuộc loại hình kí hiện đại, (chỉ trừ hai đoạn trích Chuyện cũ
trong phủ chúa, Vũ Thái Phi được trích trong Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình
Hổ) thì các văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10 đều là các văn bản thuộc loại hình kí trung đại. Có năm tác phẩm kí được đưa vào chương trình, trong đó có một tác phẩm thuộc thể loại văn bia: Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia của Thân Nhân Trung; một tác phẩm thuộc thể tự: Tựa "Trích diễm thi tập"
của Hoàng Đức Lương và hai tác phẩm thuộc thể loại bình sử: Phẩm bình nhân
vật lịch sử của Lê Văn Hưu và hai tác phẩm thuộc thể loại kí sự: Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử lược. Nhìn chung đây đều là các văn bản
kí nằm trong hệ thống văn học chức năng, chưa thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật của loại hình kí.
Như vậy ngay ở chương trình Ngữ văn lớp 10, các văn bản kí đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các soạn giả SGK. Số lượng các văn bản kí được đưa vào chương trình khá nhiều, và hầu hết mỗi văn bản kí lại thuộc về một thể loại nhất định, cho nên nó dẫn đến sự đa dạng về thể loại của các văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10 hiện nay. Đây đều là các thể loại rất cổ xưa của loại hình kí trung đại bao gồm các thể văn bia, tự bạt, bình sử và kí sự. Các văn bản kí trên ra đời trong thời đại xã hội phong kiến nên nó có những đặc điểm về nội dung khác biệt so với nội dung của các tác phẩm kí hiện đại. Có sự khác biệt này, một phần là bởi sự chi phối của bối cảnh lịch sử xã hội. Dòng chảy xuyên suốt các văn bản kí là lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, xứ sở; tình yêu con người; niềm tự hào về những chiến công vẻ vang của dân tộc,… Tuy nhiên yêu nước của văn học trong mỗi thời đại cũng có sự khác nhau. Các văn bản kí này là sản phẩm được sản sinh trong xã hội phong kiến Việt Nam, trải qua các triều đại phong kiến khác nhau thì nội dung của chúng cũng có những điểm khác nhau. Song tựu trung lại, hầu hết các văn bản này đều bộc lộ tình yêu quê hương đất nước với nhiều biểu hiện phong phú, và yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân của kẻ sĩ thời bấy giờ.
Trước hết, lòng yêu nước thể hiện ở sự ca ngợi và niềm tự hào về những con người tài giỏi của đất nước. Các trích đoạn Thái phó Tô Hiến Thành (trích trong
Đại Việt sử lược chưa rõ tác giả), Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên) hay Phẩm bình lịch sử của Lê Văn Hưu đều viết về những nhân vật anh hùng trong lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Họ là những con người tài giỏi và có nhân cách cao đẹp như Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ: chính trực, chí công vô tư, không để thù riêng ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Các văn bản kí này mặc dù còn mang đậm tính chất chép sử, nhưng bên cạnh đó nó cũng thể hiện được giá trị văn học vốn tiềm ẩn ở loại hình kí dù là kí ở bất cứ thời đại nào.
Đặc biệt là ở văn bản Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả đã vận dụng một lối viết sử hấp dẫn, tạo nên được những yếu tố bất ngờ lôi cuốn độc giả.
Yêu nước không chỉ được thể hiện ở sự ngợi ca trân trọng đối với con người, mà nội dung này còn được bộc lộ ở thái độ trân trọng, tự hào về những di sản văn hoá do cha ông để lại. Biểu hiện này được thể hiện rõ trong các văn bản Tựa
"Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
của Thân Nhân Trung. Tự bạt và văn bia là hai thể loại có từ thời xa xưa của kí. Đặc trưng của hai thoại này chủ yếu thiên về tính ghi chép. Qua ngòi bút ghi chép của mình, các tác giả đã thể hiện được những vấn đề nhân sinh có ý nghĩa xã hội. Với Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả đã nêu bật được vai trò của hiền tài đối với sự hưng thịnh của đất nước đồng thời ông cũng đề cập đến ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ. Nhà văn không chỉ nhằm mục đích kêu gọi nhân tài ra giúp nước, khẳng định lòng biết ơn của con cháu muôn đời đối với công lao dựng nước và giữ nước của cha ông mà còn thể hiện ý nghĩa giáo dục nhân cách con người do những tấm bia đề danh tiến sĩ mang lại. Yêu nước còn biểu hiện ở niềm đau xót trước những giá trị văn hoá của dân tộc không được lưu truyền ở đời. Bài kí Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương, bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả một cách tinh tế. Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức chiếm lĩnh đời sống như tự sự, nghị luận và trữ tình, nhà văn đã nói về một vấn đề nhân sinh có ý nghĩa xã hội: mỗi người dân hãy giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, đừng để nó bị mai một dần. Đây cũng chính là một biểu hiện của nội dung yêu nước.
Chương trình Ngữ văn lớp 10 được chia làm hai bộ phận theo cách phân chia của chương trình Ngữ văn THPT hiện nay: chương trình Ngữ văn 10 nâng cao và chương trình ngữ văn 10 cơ bản. Sự phân chia này được tổ chức theo hướng phù hợp với trình độ, sự yêu thích của HS dành cho môn Ngữ văn hiện nay. Và
cũng có sự chênh lệch nhất định. Số văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn 10 nâng cao nhiều hơn (gồm 6 văn bản), trong khi đó bộ cơ bản chỉ đưa vào 4 văn bản. Nội dung các văn bản kí này ở hai chương trình về cơ bản giống nhau. Các soạn giả đưa thêm vào chương trình Ngữ văn 10 nâng cao hai đoạn trích:
Thái phó Tô Hiến Thành (trích Đại Việt sử lược chưa rõ tác giả) và Phẩm bình nhân vật lịch sử của Lê Văn Hưu. Với việc đưa vào thêm hai văn bản dụng ý của
các nhà biên soạn là để HS học ban nâng cao có thể tìm hiểu sâu hơn , kĩ hơn về loại hình kí. Ở chương trình Ngữ văn 10 nâng cao còn có thêm phần tri thức đọc - hiểu trong cấu trúc đơn vị bài học. Phần này chủ yếu cung cấp cho các em những hiểu biết quý báu về đặc trưng của thể loại, phù hợp với những HS học trường chuyên lớp chọn. Trong chương trình Ngữ văn 10 cơ bản không có phần này.
1.2.4. Đặc điểm của văn bản kí trong chương trình Ngữ văn 11
So với chương trình Ngữ văn lớp 10, chương trình Ngữ văn 11 đưa vào các văn bản kí với số lượng ít hơn, chỉ gồm ba văn bản: Vào phủ chúa Trịnh ( trích
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác), Cha tôi (trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ), Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng của Ngô Tất Tố).
Về mặt thể loại thì ba văn bản này đều thuộc ba thể loại khác nhau, gồm kí sự, kí tự thuật và phóng sự. Sự xuất hiện của thể loại phóng sự ở chương trình Ngữ văn 11 đã báo hiệu sự xuất hiện của loại hình kí hiện đại trong phần đọc - hiểu ở chương trình Ngữ văn 12.
Về phương diện nội dung, các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn 11 thể hiện sâu sắc hiện thực của xã hội phong kiến Việt Nam qua ngòi bút miêu tả, thuật chuyện của các tác giả kí. Vào phủ chúa Trịnh cung cấp cho ta cái nhìn sắc nét về hiện thực cuộc sống nơi cung cấm. Qua những trang văn miêu tả, kể chuyện sinh động, cụ thể của Lê Hữu Trác người đọc cảm nhận được một cuộc
sống xa hoa, quyền quý đối lập hoàn toàn với cuộc sống nghèo khổ của những người dân lao động. Văn bản Cha tôi mang đến cho người học một quan niệm, một triết lí rất hay về đỗ - trượt trong thi cử của thân phụ tác giả. Đến với Nghệ thuật băm thịt gà, ta bắt gặp hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt
Nam đầy rẫy bất công. Ở văn bản này, tác giả trực tiếp phê phán những hủ lậu tồn tại trong đời sống nông thôn Việt Nam thời bấy giờ, cụ thể đó là "nạn xôi thịt", nó đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Có thể nói so với các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 10 thì các văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 11 thể hiện cái nhìn hiện thực đa chiều, sắc nét hơn. Ở chương trình Ngữ văn 11, số lượng tác phẩm kí được đưa vào không phải là nhiều, nhưng có sự chênh lệch khá rõ ở hai bộ sách cơ bản và nâng cao. Ở chương trình cơ bản chỉ có một văn bản kí được đưa vào, đó là văn bản Vào phủ
chúa Trịnh của Lê Hữu Trác, còn ở chương trình nâng cao ngoài văn bản đã có ở
chương trình cơ bản, nó đưa vào thêm hai văn bản kí, bao gồm: Cha tôi của Đặng Huy Trứ và Nghệ thuật băm thịt gà của Ngô Tất Tố.
Nhìn chung, các văn bản kí được đưa vào chương trình Ngữ văn 11 đã bắt đầu thể hiện được tính nghệ thuật và nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong kí. Với Vào phủ chúa Trịnh, ta cảm nhận được một hình tượng tác giả đầy bản lĩnh, kiên quyết không để danh lợi ràng buộc mình nhưng đồng thời con người ấy cũng sống đúng với phẩm chất tốt đẹp của một vị thầy thuốc. Tác giả là người đã chứng kiến và ghi lại diễn biến của câu chuyện một cách chi tiết, cụ thể. Nhưng vượt lên trên tính xác thực về người thật, việc thật, cái tôi của người viết kí được tô đậm, làm cho người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm không thể không đọng lại trong tâm trí mình hình tượng cái tôi này.
Bên cạnh đó văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ cũng là một văn bản thấm đẫm cảm xúc của người viết kí. Qua lời kể của nhân vật tôi, ta nhận ra được triết
lí về việc đỗ - trượt trong thi cử của thân phụ tác giả. Đó là một triết lí sâu sắc