- Chiều dài toàn thân: Là khoảng cách từ mút chỏm đến tia vây đuôi dài nhất, dung thước nhựa và thước kẹp palmer.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết luận
1. Kiểu gen tạo nên kiểu hình tr ần của cá chép trần Hungary là thuần chủng (đồng hợp thể). Kiểu gen tạo nên kiểu hình vàng của cá chép vàng Indonesia là không thuần chủng (dị hợp thể), gen quy định màu đen ở dạng ẩn nên khi nhân giống thuần chủng chúng đã có cơ hội gặp nhau tạo nên kiểu gen đồng hợp và tạo nên màu đen ở thế hệ con.
2. Gen quy định kiểu vảy thường (cá chép Indonesia) là trội so gen quy định kiểu trần (cá chép Hungary).
3. Tỷ lệ sống của cá chép F1HI đến 50 ngày tuổi đạt 47,23% cao hơn hẳn so với trung bình của 2 nhóm cá bố mẹ (45,43%), chứng tỏ cá chép F1HI đã bộc lộ ưu thế lai về sức sống.
4. Đến 50 ngày tuổi, khối lượng của cá chép F1HI cao hơn so với cá chép TH và cá chép TI (10,48 so với 8,69 và 9,90 g/con), như vậy con lai F1HI đã thể hiện ưu thế lai về khối lượng.
5. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá chép F1HI tương đương với cá chép TH và cao hơn cá chép TI (0,26 so với 0,26 và 0,24 mg/con/ngày), chứng tỏ cá chép F1HI đã bộc lộ ưu thế lai về tốc độ tăng trưởng khối lượng.
Kiến nghị
Đây chỉ mới là kết quả của một lần nghiên cứu đánh giá và chỉ mới là của một giai đoạn ngắn trong cả cuộc đời của cá chép F1, chưa thể có được các kết luận chính xác. Vì vậy đề nghị tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu này trong một số năm và cho đến khi cá F1 đủ khối lượng thương phẩm để có thể tính cụ thể, chính xác hơn về ưu thế lai của con con lai F1HI từ đó có các kết luận đầy đủ, chính xác hơn.