- Chiều dài toàn thân: Là khoảng cách từ mút chỏm đến tia vây đuôi dài nhất, dung thước nhựa và thước kẹp palmer.
3.4. Sự sai khác về kiểu hình của con lai F1HI và F1IH
Kiểu hình là một trong những đặc điểm di truyền được điều khiển bởi các gen, kiểu hình của cá chép là một tính trạng tuy có sự di truyền theo kiểu các tính trạng chất lượng, di truyền theo quy luật trội lặn, song không đơn giản là do đơn gen. VD. Người ta đã xác định được 4 kiểu vẩy ở cá chép nuôi. Các kiểu vẩy này do 2 cặp gen điều khiển di truyền độc lập, không phụ thuộc vào giới tính.
P Kiểu hình Vẩy Trần
Kiểu gen SSnn x ssnn Giao tử Sn ↓ sn F1 Kiểu hình Vẩy
Kiểu gen SsNn
Tiến hành đối chiếu, so sánh kiểu hình của cá chép lai thuận nghịch chúng tôi đã thu được các kết quả như trên Bảng 3.9.
Bảng 3.9. So sánh về kiểu hình của cá chép F1HI và F1IH
Chỉ tiêu Cá chép F1HI (n=60) Cá chép F1IH (n=60) Màu
sắc
Màu sắc tươi sáng, thân cá đều màu, đẹp Màu sắc không đồng đều, đặc biệt cá chép đen màu sắc rất xấu. Hình
dạng
Có 3 loại kiểu hình: Cá chép vảy, cá chép vàng indonesia và cá chép trần Có 4 loại kiểu hình: Cá chép vảy, chép Indonesia, chép trần và cá chép đen. Tỷ lệ kiểu hình
97% kiểu cá chép vảy thường 2% kiểu cá chép trần Hungary 1% kiểu cá chép vàng Indonesia
65% cá chép vảy thường 5% cá chép trần Hungary 10% cá chép vàng Indonesia 20% cá chép đen (màu xấu)
Các kết quả trên Bảng 3.9 cho thấy, sự di truyền của các đặc điểm kiểu hình, đặc biệt là đặc điểm về kiểu vẩy ở cá chép đã cho thấy tính phức tạp của nó.
Trước hết có thể khẳng định tính trạng có vẩy hay không có vẩy (trần, kính) là một tính trạng do các gen nằm trong nhân điều khiển, vì kết quả lai
thuận nghịch thu được các con lai F1 có kiểu hình không phụ thuộc vào kiểu hình của mẹ. Cá chép F1HI có tới 98% có vẩy và 2% không vẩy (kính, trần), cá F1IH chỉ có 5% không vẩy (kính, trần) và 95% có vẩy.
Các gen tham gia điều khiển tính trạng vẩy ở cá chép hoạt động theo quy luật trội - lặn, trong đó gen điều khiển kiểu có vẩy là trội và gen điều khiển kiểu trần (kính, không vẩy) là lặn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các kiểu hình vẩy ở các con lai F1 không hoàn toàn đúng theo định luật I của Mendel, kiểu hình của F1 không đồng nhất (đồng tính) cho phép chúng ta nhận định cả 2 giống cá chép trong phép lai (cá chép trần Hungary và cá chép vàng Indonesia) không phải là các giống thuần chủng, có thể chúng đã là những giống lai.