Mậtđộ ếch nhái trên đồng ruộng

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đăc điểm sinh học, sinh thái của ếch nhái trên đồng ruộng sầm sơn thanh hoá (Trang 44 - 46)

Nghiên cứu mật độ của các loài ếch nhái ở các sinh cảnh trên đồng ruộng Sầm Sơn-Thanh Hoá đợc tổng hợp ở bảng 3.10.

Qua bảng 3.10 cho thấy mật độ các loài phân bố khác nhau theo vi sinh cảnh phù hợp với chúng. Khu vực bờ ruộng có mật độ cao nhất (0,067 con/m2), tiếp đến sinh cảnh bờ mơng đất có (0,057 con/m2), ven khu dân c (0,0476 con/m2) và thấp nhất là bờ mơng bê tông (0,033 con/m2). Sự phân bố này liên quan đến điều kiện sống của chúng vì bờ ruộng và bờ mơng đất có nhiều cây cỏ rậm, lợng thức ăn nhiều nên mật độ ếch nhái ở sinh cảnh này rất lớn. Ngợc lại, bờ mơng bê tông ít cây và ven khu dân c bị tác động nhiều yêu tố con ngời, nhất là việc xây dựng rào bê tông thay cho rào bằng cây cối đã làm giảm, thậm chí mất đi nơi trú ẩn của ếch nhái và lợng thức ăn ít do đó mật độ ếch nhái thấp.

Bảng 3.10. Mật độ của 6 loài ếch nhái ở các vi sinh cảnh trên đồng ruộng Sầm Sơn-Thanh Hoá

TT Vi sinh cảnh

Thành phần BR BMĐ BMBT VKDC Trung bình Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Cóc nhà Bufo melanostictus 0.004 0.009 0.007 0.02 0.012 Cóc nớc sần Occidozyga lima 0.013 0.006 0.006 * 0.0063 2 Cóc nớc sần Occidozyga lima 0.013 0.006 0.006 * 0.0063 3 Chẫu Rana gueltheri 0.0023 0.002 * 0.005 0.0023

4 Ngoé Limnonectes limnocharis 0.04 0.01 0.02 0.02 0.023 5 ếch đồng Hoplotatrachus rugulosus 0.008 0.003 0.003 0.001 0.004 6 ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax - - - * Tổng 0.067 0.057 0.033 0.047

Ghi chú: * Nơi có loài nhng không thờng xuyên. - Nơi không có loài.

Trong 6 loài nghiên cứu ở cả 4 vi sinh cảnh, Ngoé đều chiếm u thế và nhiều nhất ở sinh cảnh bờ ruộng (0,04 con/m2). Xét về sự phân bố theo tỷ lệ mật độ loài, Ngoé là loài có mật độ cá thể trung bình cao nhất (0,023 con/m2), tiếp đến là Cóc nhà (0,01 con/m2). Thấp nhất là tỷ lệ Chẫu (0,0023 con/m2), còn ếch

cây mép trắng chỉ thấy xuất hiện ở khu vực ven làng nhng với tỷ lệ rất thấp, không xác định mật độ của chúng.

Mật độ cá thể loài đã phản ánh rõ nét mức độ u thế của từng loài cũng nh sự thích nghi của chúng với sinh cảnh. Ngoé có mật độ cao nhất đồng thời cũng phân bố nhiều sinh cảnh nhất (4 vi sinh cảnh), Cóc nhà và ếch đồng cũng phân bố ở 4 vi sinh cảnh, Chẫu và Cóc nớc sần phân bố ở 3 vi sinh cảnh. Mật độ ếch nhái ở Sầm Sơn thấp, theo chúng tôi có lẽ do đây là nơi đây rất gần với khu ven đờng, mở mang đô thi..., đồng thời khu vực nghiên cứu là nơi tập trung rác thải của toàn thị xã có độ ô nhiễm cao, cũng làm ảnh hởng đến mật độ của ếch nhái trong khu vực này.

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Mẫu (2002)[14], ở Quỳnh

Lu có mật độ của Ngoé (0,34 con/m2), Cóc nhà (0,09 con/m2), Chẫu (0,03 con/m2), và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (2004)[6] ở Hà Huy Tập-Vinh có mật độ Ngoé (0,2 con/m2), Cóc nhà (0,05 con/m2), Chẫu (0,013 con/m2) thì thấy mật độ ếch nhái ở Sầm Sơn thấp hơn nhiều. Xét về sự phân bố theo sinh cảnh, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Mẫu (2002)[14] ởQuỳnh Lu cho thấy sinh cảnh ven khu dân c (0,97 con/m2), bờ ruộng (1,02 con/m2), và của Nguyễn Thị Thanh Hà (2004)[6] Hà Huy Tập-Vinh sinh cảnh bờ ruộng (1,27 con/m2), ven khu dân c (0,48 con/m2) cho thấy mật độ ếch nhái ở Sầm Sơn thấp nhất khi so sánh với kết quả trên đồng ruộng Quỳnh Lu và Hà Huy Tập-Vinh

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đăc điểm sinh học, sinh thái của ếch nhái trên đồng ruộng sầm sơn thanh hoá (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w