Biến động ếch nhái thiên địch + Biến động số lợng Ngoé

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu ếch nhái thiên địch trên đồng ruộng hà huy tập vinh nghệ an (Trang 42 - 43)

+ Biến động số lợng Ngoé

Trong vụ Đông xuân 2004, số lợng Ngoé biến động khá rõ theo thời gian và giai đoạn phát triển của cây lúa. Giai đoạn đẻ nhánh đạt 1 đỉnh cao là 0.16 con/m2 vào ngày 28/2, sau đó mật độ giảm, có khi không thấy xuất hiện. Đầu giai đoạn đứng cái mật độ tăng và đạt 1 đỉnh cao 0.20 con/m2 vào ngày 20/3. Giai đoạn làm đòng trổ đạt 2 đỉnh cao là 0.23 con/m2 vào ngày 6/4 và 0.25 con/m2 vào ngày 13/4. Hai đỉnh cao này tơng ứng với đỉnh cao của bọ xít dài trong vụ. Giai đoạn ngậm sữa chắc xanh đạt 1 đỉnh cao là 0.21 con/m2 tơng ứng với đỉnh cao của Sâu cuốn lá nhỏ, sau đó mật độ giảm dần. Giai đoạn lúa chín đạt 1 đỉnh cao 0.20 con/m2 vào ngày 18/5.

+ Biến động số lợng Chàng hiu.

Đầu vụ, Chàng hiu xuất hiện với mật độ cao 1.04 - 1.16 con/m2 ở giai đoạn đẻ nhánh, sau đó mật độ giảm dần. Giai đoạn đứng cái mật độ đạt 2 đỉnh cao là 0.6 con/m2 vào ngày 20/3 và 0.58 con/m2 vào ngày 30/3. Về cuối vụ, mật độ Chàng hiu giảm dần.

+ Biến động số lợng Cóc nớc sần.

Trong vụ, Cóc nớc sần xuất hiện với mật độ trung bình cao hơn so với Ngoé và cũng biến động rõ theo các giai đoạn phát triển của cây lúa. Cả vụ, mật độ Cóc nớc sần đạt 3 đỉnh cao, chủ yếu tập trung vào đầu vụ. Đỉnh cao 1 đạt 0.27con/m2 vào ngày 2/3 ở giai đoạn đẻ nhánh; đỉnh cao 2 đạt 0.29 con/m2 vào ngày 23/3 ở giai đoạn đứng cái; đỉnh cao 3 đạt 0.29 con/m2 vào ngày 10/4 ở giai đoạn làm đòng trổ. Càng về cuối vụ, mật độ Cóc nớc sần giảm dần.

- Biến động sâu hại

+ Biến động Sâu cuốn lá nhỏ.

Vụ Đông xuân 2004, Sâu cuốn lá nhỏ gây hại thành hai lứa, lứa 1 xuất hiện từ ngày 16/3 đến ngày 10/4 vào giai đoạn lúa đứng cái - đòng trổ với mật độ trung bình 0.51 con/m2, cao nhất 1.2 con/m2 vào ngày 3/4; lứa 2 xuất hiện từ

ngày 17/4 đến ngày 15/5 vào giai đoạn lúa đòng trổ - ngậm sữa chắc xanh với mật độ trung bình 0.73con/m2, cao nhất 1.4 con/m2 vào ngày 24/4. Trung bình trong vụ Đông xuân 2004, Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ 0.34 con/m2, cục bộ 1.4 con/m2.

Trong ba vụ nghiên cứu, vụ Đông xuân 2003 Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao hơn. Kết quả này phản ánh sự ảnh hởng của yếu tố môi trờng sống đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống của sâu hại. ở vụ Mùa nhiệt độ trung bình 28.90C với độ ẩm không khí 90.04% , xuất hiện những ngày nắng gắt trong khi ở vụ Đông xuân Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh trong điều kiện khí hậu thuận lợi hơn, nhiệt độ trung bình trong toàn vụ 25.60C, độ ẩm không khí là 94.16 %.

Kết quả theo dõi cho thấy sâu lứa 2 xuất hiện với mật độ thấp hơn so với lứa 1 cho thấy sâu tập trung gây hại chủ yếu ở giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái đối với lúa cấy, tuy nhiên thiệt hại do Sâu cuốn lá nhỏ gây nên không đáng kể bởi sâu phát sinh với mật độ thấp và do ở giai đoạn này cây có khả năng phục hồi nhanh.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu ếch nhái thiên địch trên đồng ruộng hà huy tập vinh nghệ an (Trang 42 - 43)