Đặc điểm sinh thái quần thể Nhông cát 1 Đặc điểm hang Nhông cát

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái các quần thể nhông cát rivơ leiolepis reevessii (gray, 1831) ở hà tĩnh, quảng bình (Trang 50 - 51)

3.3.1. Đặc điểm hang Nhông cát

Hang là nơi Nhông cát sinh sống. Đây là hình thức thích nghi đặc biệt trớc điều kiện nắng nóng khắc nghiệt của môi trờng vùng cát ven biển và là nơi trú đông hữu hiệu.

Nhìn mặt ngoài cửa hang có hình Elip, có thể dễ dàng nhận ra dựa vào vết lằn đuôi trong mùa hoạt động hoặc độ dốc của hang. Mỗi cá thể sống trong một hang, mỗi hang có một cửa để ra vào và một cửa thoát hiểm, tận cùng hang mở rộng thành buồng ở (Roichaj Satrawaha, 1984 [45]; Ngô Đắc Chứng, 1991) [1].Trong hang có thể có từ 1 – 3 ngách phụ (ở cá thể trởng thành).

Vào mùa trú đông hoặc ngày trời động, Nhông cát có tập tính lấp hang bằng cách chúng chui vào và đẩy cát lên. Do đó vào những ngày này rất khó tìm thấy hang Nhông cát. (xem phụ lục ảnh)

Nghiên cứu hang chúng tôi đo một số chỉ tiêu hình thái hang, kết quả dẫn ra ở bảng 16 (Sơ đồ hình 4).

Bảng 17. Chỉ tiêu hình thái hang Nhông cát

TT T Cá thể Chỉ tiêu (cm) Trởng thành Hậu bị (n = 5) Con non(n = 12) Cá thể đực n = 10) Cá thể cái(n = 10) 1 Dài hang 228,7 ± 12,9 193,9 ± 10,63 124,6 ± 8,82 51 ± 2,62 2 Sâu hang 80,5 ± 5,6 76,5 ± 5,47 51,0 ± 2,61 51,0 ± 2,18 3 Rộng cửa hang 6,65 ± 0,14 3,9 ± 0,09 2,4 ± 0,17 1,9 ± 0,11 4 Cao cửa hang 4,5 ± 0,19 3,05 ± 0,08 1,5 ± 0,14 1,4 ± 0,09

5 Số ngách trong 1 – 3 1 – 3 1 – 2 0

6 Lối thoát phụ 1 1 1 1

7 Khoảng cách cửa hang và lối thoát phụ

63,0 ± 6,6 36,67 ± 4,68 30,0 ± 2,36 21,82 ± 1,33

8 Khoảng cách hang và bụi cây gần nhất 28,5 ± 2,45 37,5 ± 1,90 19,0 ± 1,67 19,1 ± 1,08 9 Số cá thể/ hang 1 1 1 1 Lối thoát phụ Hướng cửa hang Bề mặt đất Dài hang Sâu hang Ngách phụ 1 Ngách phụ 2

Qua bảng 17 cho thấy, các chỉ số đo hang Nhông cát đực luôn lớn hơn hang Nhông cát cái, hậu bị và con non: Chiều dài hang (228,7; 193,9; 124,6 và 51 cm); độ sâu hang (80,5; 76,5; 51,0 và 51,0); rộng cửa hang (6,65; 3,9; 2,4 và 1,9); cao cửa hang (4,5; 3,05; 1,5 và 1,4); khoảng cách cửa hang – lối thoát phụ (63,0; 36,67; 30,0 và 21,82). Trong hang có 1 – 3 ngách phụ (trởng thành) hoặc 1 – 2 ngách (hậu bị) hoặc không có ngách phụ (con non).

Khoảng cách hang và bụi cây gần nhất ở con đực là 28,5 cm; con cái 37,5 cm; con cha trởng thành 19,0 cm và con non 19,1cm.

So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đắc Chứng (1991) ở Thừa Thiên Huế [1], Cao Tiến Trung (2001) ở Nghệ An [36] thấy rằng: ở quần thể nghiên cứu kích thớc chiều dài hang lớn hơn so với kết quả của các tác giả trên (228,7cm; 210,0cm; 172,0cm), nhng sâu hang thấp hơn (80,5cm; 90,0cm; 83,6cm). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Roichaj Satrawaha (1984) ở Khonkean. Theo chúng tôi sự sai khác này có thể do điều kiện thổ nhỡng nơi Nhông cát sinh sống.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái các quần thể nhông cát rivơ leiolepis reevessii (gray, 1831) ở hà tĩnh, quảng bình (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w