Hành vi phòng vệ chỉ được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Về nội dung: Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người có hành vi tấn công và thiệt hại cũng gây ra cho chính người có hành vi tấn công.
- Về phạm vi: Hành vi phòng vệ phải là “cần thiết”.
Hành vi phòng vệ như thế nào được coi là cần thiết hiện nay vẫn chưa có văn bản nào giải thích hướng dẫn. Trên thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng Nghị Quyết 02/86 của HĐTPTANDTC ban hành ngày 05/01/1985 giải thích tính chất tương xứng của hành vi phòng vệ với hành vi tấn công. Theo hướng dẫn của văn bản này thì, để đánh giá sự tương xứng giữa 2 loại hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải xem xét, đánh giá một cách khách quan toàn diện các tình tiết sau:
- Tương quan lực lượng giữa 2 bên tấn công và bên phòng vệ. - Công cụ, phương tiện 2 bên sử dụng.
- Cường độ, thái độ của sự tấn công, nhân thân người tấn công. ` - Mức độ hậu quả của 2 loại hành vi gây ra hoặc đe doạ gây ra.
- Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nơi sự việc xẩy ra...
11.2.3. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tại khoản 2, Điều 15 BLHS quy định “Vượt quá giới hạn PVCĐ là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”.
Người có hành vi vượt quá giới hạn PVCĐ phải chịu TNHS.
11.2.4. Phòng vệ tưởng tượng
Phòng vệ tưởng tượng là trường hợp một người do lầm tưởng có sự tấn công của người khác nên đã thực hiện hành vi chống trả gây thiệt hại cho họ.
Người thực hiện hành vi phòng vệ trong trường hợp này vẫn phải chịu TNHS như các trường hợp sai lầm về sự việc. Phòng vệ tưởng tượng thuộc 2 dạng sau:
- Hoàn toàn không có một sự tấn công nào nhưng đã nhầm tưởng có sự tấn công. - Có sự tấn công nhưng đã nhầm lẫn người tấn công.
11.3. TÌNH THẾ CẤP THIẾT11.3.1. Khái niệm tình thế cấp thiết 11.3.1. Khái niệm tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. (Khoản 1, Điều 16 BLHS).
11.3.2. Điều kiện của tình thế cấp thiết