c. Tội kéo dà
7.3. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Các nước khác nhau quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác nhau, thậm chí ở cùng một nước nhưng ở những thời điểm khác nhau cũng có thể quy định độ tuổi phải chịu TNHS không giống nhau.
Luật Gia Long quy định độ tuổi bắt đầu phải chịu TNHS từ 7 tuổi cho đến 90 tuổi. Luật hình sự Mỹ một số bang quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 8 tuổi, Nhật 15 tuổi, Pháp 12 tuổi.
Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát
về tâm lý và căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước ta, điều 12 BLHS quy định:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ đủ 16 tuổi trở nên phải chịu TNHS về mọi tội phạm”.
Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS. Tuy nhiên nếu người trên 70 tuổi phạm tội được coi là tình tiết giảm nhẹ. Độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 14 tuổi tròn.
Nguyên tắc xác định tuổi tròn tính đến ngày, giờ. Tức là phải xác định được ngày tháng năm phạm tội trừ đi ngày tháng năm sinh thì sẽ được kết quả là tuổi tròn Như vậy, nếu người phạm tội là trẻ em hoặc người chưa thành niên trong một số trường hợp không xác định được ngày tháng năm sinh thì sẽ giải quyết bằng cách áp dụng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐTPTANDTC, ngày 05/01/86 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, và Công văn số 81/2002/TANDTC, ngày 10/6/02 của Toà án nhân dân tối cao. Theo 2 văn bản này thì tuổi tròn của bị can, bị cáo sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng, của quý nếu đã xác định được tháng sinh, quý sinh và lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm sinh nếu chỉ xác định được năm sinh. Đây là cách tính tuổi theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.